Bắt trúng khoảnh khắc cá voi vừa bơi tung tăng vừa ‘đi nặng’
Loài sinh vật lớn nhất hành tinh đã khiến các nhà nghiên cứu tròn mắt khi “xổ ruột” giữa lúc đang bơi lội trên vùng biển phía Tây nước Úc.
Theo Daily Mail, hình ảnh trên được nhiếp ảnh gia Ian Wiese ghi lại ở vùng biển phía Nam thành phố Perth (Úc), khi chú cá voi xanh đang di cư về phía Nam dọc theo bờ biển Tây Úc.
Đồng hành với Ian Wiese là các tình nguyện viên giám sát cá voi, có nhiệm vụ ghi lại hải trình của những chú cá voi khi tìm đến vùng nước mát.
Video đang HOT
“Chúng tôi phát hiện một số cá thể cá voi xanh ở cách bờ 2km, và ngay khi máy quay của tôi xác định được vị trí của chú cá voi nói trên, thì chú bắt đầu hành sự”, Ian nói. “Chúng tôi đã vài lần bắt gặp cảnh cá voi “đi nặng”, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy phân cá voi màu xanh vàng sáng. Điều này khá kì lạ.”
Ian cho biết phân cá voi thường có màu đỏ hồng, vì đó là màu của các loài nhuyễn thể – thức ăn chính của loài sinh vật lớn nhất thế giới.
“Nhưng nếu thải ra phân màu xanh vàng, thì có thể nó đã ăn phải một loài nhuyễn thể nào khác”, Ian phân tích. “Vì cá voi thường xổ ruột sau khi ăn 24 giờ, nên có thể nó đã bắt gặp loài nhuyễn thể này ở đâu đó ngoài khơi thành phố Perth, khi đang bơi từ Indonesia xuống Nam Úc.”
Ông Curt Jenner, thuộc Trung tâm nghiên cứu cá voi Tây Úc cho biết cá voi xanh có thể tạo ra tới 200 lít phân mỗi lần “đi nặng”. “Phân của chúng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho môi trường đại dương, tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho cá nhỏ và nhuyễn thể”, ông Jenner nói. “Nó cũng giúp sản sinh ra loại tảo cực kỳ quan trọng là nguồn gốc của mọi sinh vật biển.”
MINH HẠNH
Theo Daily Mail
Rạn san hô lớn nhất thế giới vào mùa sinh sản
Rạn san hô Great Barrier tại Australia, rạn san hô lớn nhất thế giới, đã bước vào mùa sinh sản năm 2019 và nhiều khả năng đây là một trong những mùa sinh sản lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
San hô tại Rạn san hô Great Barrier, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhà nghiên cứu sinh vật biển Pablo Cogollos thuộc hãng điều hành tour du lịch Sunlover Reef Cruises, đã có dấu hiệu tích cực đối với hệ sinh thái tại Great Barrier trong đêm đầu tiên của mùa sinh sản san hô.
Theo dõi 4 đêm san hô sinh sản sau tuần trăng tròn tại rạn san hô này, nhà nghiên cứu Cogollos cho biết lượng trứng và tinh trùng xuất hiện nhiều gấp 3 lần so với mùa sinh sản năm ngoái. Ông Cogollos cho rằng điều này báo hiệu đây sẽ là mùa sinh sản lớn nhất ở rạn san hô này trong 5 năm trở lại đây.
Sinh sản của san hô là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, được ví như pháo hoa hoặc bão tuyết trong lòng biển. Hiện tượng này chỉ diễn ra mỗi năm một lần trong các điều kiện đặc trưng, đó là sau tuần trăng tròn và nhiệt độ nước biển khoảng 27 - 28 độ C.
Quá trình sinh sản này diễn ra từ 48 - 72 giờ đồng hồ khi san hô phóng hàng tỷ hạt giao tử màu hồng vào nước. Mỗi hạt giao tử này bao gồm cả trứng lần tinh trùng. Sau thời gian trôi nổi trên mặt biển, trứng và tinh trùng phát triển thành ấu trùng và dần trở thành sinh vật đơn bào dạng ống (polyp) hoặc liên kết thành các cụm san hô non rồi mới chìm xuống đáy biển tìm nơi trú ngụ.
Với chiều dài lên tới 2.300 km, rạn san hô Great Barrier tại Australia trong nhiều năm qua đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới nhiệt độ nước biến tăng, khiến nhiều phần của rạn hô lớn nhất thế giới này bị tẩy trắng.
Năm 2018, các nhà khoa học Australia đã thực hiện dự án cấy ghép san hô nhằm cứu hệ sinh thái đang bị đe dọa. Theo đó, các nhà khoa học đã thu thập trứng và tinh trùng san hô, sau đó nuôi cấy thành ấu trùng trong phòng thí nghiệm và cấy vào các khu rạn san hô đã bị hủy hoại để phục hồi các khu san hô này.
Thanh Hương
Theo baotintuc.vn
Những lý do loài nhện đáng sợ nhưng thú vị (Phần 2) Những con nhện đáng sợ nhưng cuộc sống của chúng vô cùng thú vị, khiến các nhà khoa học không ngừng tìm tòi, khám phá. Một số loài nhện đáng sợ có tuổi thọ rất ngắn, chỉ khoảng chừng một năm. Tuy nhiên, có một số loài nhện Tarantulas có thể sống tới 20 năm. Nhiều người thường sợ hãi sẽ bất chợt...