Bắt Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan Nguyễn Trung Vương vì sản xuất hàng giả
Ngày 30/8, Bộ Công an cho hay, ông Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Trước đó, vào cuối năm 2022, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” xảy ra tại Công ty CP sữa Hà Lan (địa chỉ tại 335 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và các chi nhánh, kho hàng trực thuộc.
Theo cơ quan điều tra, ông Vương là người có trình độ Đại học Dược và đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, nhận thức rõ việc sản xuất, kinh doanh sản ph ẩm thực phẩm kém chất lượng, chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70% so với mức công bố và ghi nhãn, sản phẩm không có tính năng, tác dụng, công dụng như hồ sơ công bố được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm pháp luật, nhưng vì lợi nhuận ông này vẫn chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, thu giữ một số sản phẩm sữa tại kho hàng của Công ty CP sữa Hà Lan tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Bộ Công an
Kết quả điều tra cho thấy, ông Nguyễn Trung Vương đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong mọi khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm. Việc điều hành công việc sản xuất chủ yếu được thực hiện từ xa, thông qua mạng máy tính, Zalo theo nhóm giữa Tổng Giám đốc và các nhân viên.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu 67 mẫu sản phẩm thành phẩm (tương đương 33 loại sản phẩm của 8 công ty có sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Holland Milk), gửi giám định 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đạt dưới 70%, với số lượng hàng hóa là 29.400 lon/hộp, giá trị theo hóa đơn xuất bán của các sản phẩm này là hơn 4,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, qua kiểm tra, xác minh, lực lượng chức năng phát hiện Đỗ Minh Thu, Kế toán trưởng Công ty CP sữa Hà Lan đã tự ý cắt ghép 2 phiếu kết quả kiểm nghiệm rồi đem xác nhận sao y bản chính tại UBND xã Đồng Lạc để được cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm, được phép lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Video đang HOT
Đối với hành vi trên, cơ quan công an đã tách thành vụ án hình sự, tiến hành điều tra, kết luận, chuyển Viện KSND TP Chí Linh truy tố bị can Đỗ Minh Thu trước pháp luật về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Ngày 16/4/2024, TAND TP Chí Linh đã xét xử vụ án trên, tuyên phạt bị cáo Đỗ Minh Thu 62 tháng tù giam.
6 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát môi trường đã phát hiện, khởi tố 17 vụ, chuyển khởi tố 2 vụ, tổng số 27 bị can.
Trong công tác xử lý hành chính, các đơn vị, địa phương đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 5.968 vụ (tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2023), với 5.988 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, khởi tố 19 vụ, 27 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 5.586 vụ.
Điển hình, ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.
Chuyển Cơ quan điều tra vụ bán hơn 8.000 đôi dép giả
Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vụ việc buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu có trị giá trên 900 triệu đồng.
Trước đó, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, giám sát hoạt động bán hàng trên mạng xã hội Facebook, kết hợp với nắm tình hình kinh doanh trên địa bàn. Ngày 11/7, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương chủ trì phối hợp cùng với lực lượng Công an tỉnh Hải Dương, tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cơ sở kinh doanh dép do ông T.V.H làm chủ có địa chỉ Xóm 14, thôn Quan Lộc, xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Lực lượng chức năng lập hồ sơ tại hiện trường.
Qua kiểm tra phát hiện, cơ sở trên kinh doanh hàng hóa không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đang buôn bán 8.500 đôi dép mang nhãn hiệu CROCS bao gồm 8.100 đôi dép sục gắn quai hậu, 400 đôi dép xỏ ngón không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp kèm theo, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu CROCS đang được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo bị tạm giữ để xác minh, làm rõ.
Lực lượng chức năng xác định 8.500 đôi dép mang nhãn hiệu CROCS đang tạm giữ là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu CROCS, đang được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam theo Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu hàng hóa số 104784. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo kết quả họp Hội đồng định giá là 916.500.000 đồng .
Bị điều tra từ việc công khai bán hàng giả thương hiệu trên mạng xã hội
Theo cơ quan chức năng, số dép giả mạo nhãn hiệu trên sau khi mua về được để tại cơ sở kinh doanh để bán kiếm lời. Đồng thời, ông H. có lập một tài khoản Facebook cá nhân mang tên CROCS Hiệu Trần để đăng các hình ảnh sản phẩm dép mang nhãn hiệu CROCS"lấy trên mạng internet nhằm giới thiệu, chào bán cho khách hàng.
Từ tài khoản Facebook các cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng vi phạm.
Trên cơ sở kết quả họp liên ngành đánh giá, phân loại vụ việc giữa Công an, Viện Kiểm sát và Quản lý thị trường, xác định vụ việc có dấu hiệu tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ Luật Hình sự, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã bàn giao vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh tiếp nhận, thụ lý.
Sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt 15 năm tù
Trao đổi với Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Hồng Tâm - Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội cho biết, việc buôn bán hàng giả là hành vi trái pháp luật, tùy theo nội dung, tính chất và mức độ vi phạm thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chẳng hạn theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Trong trường hợp tính chất hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được cơ quan chức năng xác định nghiêm trọng, nguy hiểm xã hội, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể người/tổ chức kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn có thể bị khởi tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù với cá nhân, phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh.
Vụ sản xuất nhớt giả: Tranh luận về hành vi của người chở thuê 2 chuyến xe Đại diện viện kiểm sát cho rằng bị cáo Quảng biết số hàng chở là nhớt giả nhưng vẫn chở còn luật sư bào chữa cho biết bị cáo Quảng không đủ điều kiện và cũng không thể biết đó là nhớt giả. Ngày 18-7, Toà án Quân sự Quân khu 7 mở phiên toà xét xử phúc thẩm đối với các bị...