Bất tỉnh vì uống nước đá giữa trời nắng nóng
Sau khi uống liền 2 chai nước đá, người đàn ông đột nhiên thấy buồn nôn, người lâng lâng rồi ngã quỵ, bất tỉnh.
Giữa trời nắng nóng, hầu hết mọi người đều thích uống nước lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khoẻ, thậm chí có thể khiến bạn bị sốc.
Câu chuyện của Adam Schaub ở Houston, Texas, Mỹ là một minh chứng. Adam cùng bố cưa gỗ giữa trời nắng 37 độ, khi thấy cậu con trai đỏ mặt, mồ hôi nhễ nhại, ông bố khuyên Adam nên vào chỗ mát nghỉ ngơi.
Ngay lập tức Adam với lấy chai nước lạnh uống một hơi cạn. Sau đó anh vào xe tải nổ máy, bật điều hoà và tiếp tục uống chai nước lạnh thứ 2.
Adam chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người
Ngay sau đó, anh đột nhiên thấy cơ thể có rất nhiều dấu hiệu lạ. Trước tiên, anh thấy trên da xuất hiện các nốt bất thường, buồn nôn, tay chân ngứa ran. Sau đó Adam thấy toàn cơ thể lâng lâng mất kiểm soát, anh cố mở cửa xe bước xuống nhưng liền ngã quỵ, đập mặt xuống đất.
Từ đằng xa, ông bố chạy lại thấy máu từ mũi, mắt Adam chảy ra. Mắt Adam đảo vài lần rồi bất tỉnh. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Video đang HOT
Bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng “não đóng băng” do uống nước đá lạnh quá nhanh và nhiều. Khi cơ thể bạn đang nóng, uống nước lạnh đột ngột sẽ khiến các dây thần kinh trong khoang miệng bị kích thích, từ đó làm co rút các mạch máu trong xoang khiến tín hiệu đến não bị gián đoạn.
Tình trạng này thường tạo ra một cơn đau đầu đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái lâng lâng rồi choáng, ngất, đau đầu, buồn nôn, mất ý thức.
BS Sarah Jarvis, giám đốc chuyên môn của Patient.info cho biết, Adam bị bất tỉnh do thiếu máu não. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bố 3 con đã hồi phục nhanh chóng.
TS Harry Emmerich của hệ thống y tế PRMC cảnh báo thêm, khi uống nước đá với tốc độ quá nhanh, ngoài việc khiến cơ thể dễ bị choáng còn làm rối loạn hệ thống tiêu hoá do thức ăn gặp lạnh, khó tiêu hoá, gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản, đau ngực.
Uống nước đá cũng làm giảm nhịp tim đột ngột và khiến nhiệt độ trong máu giảm xuống.
Từ trường hợp của Adam, bác sĩ khuyến cáo, giữa trời nắng nóng, nếu uống nước đá chỉ nên uống từng ngụm, còn cách bù nước tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ thường.
Bà bầu say nắng cần làm ngay các bước sau kẻo nguy hiểm tới thai nhi
Mùa hè nhiệt độ tăng cao, chị em mang thai nên hạn chế ra ngoài và có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị say nắng
Mùa hè, một người bị say nắng là khi nhiệt độ trong cơ thể của họ đang vượt quá ngưỡng 40 độ C. Có những trường hợp bị say nắng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như não bộ.
Khi bà bầu bị say nắng sẽ kèm theo một số triệu chứng như co giật, bất tỉnh, da cháy nắng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mất nước, toát mồ hôi, cơ bắp chân tay yếu... Ngoài ra cũng có một số trường hợp chị em phụ nữ mang bầu bị say nắng sẽ kiệt sức, ngất xỉu tạm thời chuột rút.
Vì vậy khi phụ nữ mang bầu bị say nắng cần có sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nếu không rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, thai phụ cần chủ động phòng tránh bệnh say nắng vào mùa hè.
Phụ nữ mang thai bị say nắng vào mùa hè phải làm gì?
Việc làm đầu tiên khi thai phụ bị cảm nắng vào mùa hè hãy làm giảm thân nhiệt cho họ bằng cách đưa thai phụ vào ngay chỗ thoáng mát. Với thai phụ bụng còn bé thì đặt mẹ nằm ngửa. Ngược lại, với thai phụ bụng to thì hãy cho mẹ nằm nghiêng về phía bên trái. Nếu đặt thai phụ bụng to nằm ngửa sẽ làm mẹ khó thở hơn vì thai nhi sẽ bị chèn ép. Sau khi đã ổn định chỗ nằm cho thai phụ hãy cho mẹ gác chân lên cao.
Tiếp theo hãy nhẹ nhàng cởi bỏ bớt quần áo của bà bầu, rồi cho mẹ uống một ít nước lạnh có pha muối. Tốt nhất là các loại nước trái cây như: nước chanh, nước chè tươi, nước cam, nước dừa, nước ép bưởi,.... Hoặc các loại cháo hạt như: cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ,...
Nếu thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm say nắng thì hãy dùng khăn hay quần áo thấm đá lạnh và tiến hành chườm khắp người cho thai phụ, đặc biệt là vùng cổ, nách, bẹn.
Sau khi đã tiến hành sơ cứu cho thai phụ bị say nắng vào mùa hè cần lập tức đưa ngay đến bệnh viện, trạm Y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không đưa thai phụ về nhà luôn. Dù thai phụ có dấu hiệu tỉnh lại nhưng vẫn cần ở lại bệnh viện, trạm Y tế để theo dõi, chăm sóc.
Một vài lưu ý khi phòng bệnh say nắng cho phụ nữ mang thai vào mùa hè
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi cũng như giảm bớt khó chịu ngày nắng nóng, cần lưu ý như sau:
Về quần áo: Mẹ bầu nên lựa chọn những bộ đồ cho bà bầu có chất liệu thấm hút mồ hôi, mỏng, thoáng mát, không quá chặt hay bó sát.
Về việc đi lại: Bà bầu nên hạn chế đi ra ngoài đường vào những ngày nắng nóng. Khi ra ngoài thời tiết nắng nóng, mẹ bầu cần trang bị đầy đủ mũ nón, áo chống nắng để bảo vệ cơ thể, chống say nắng.
Về chế độ sinh hoạt: Phụ nữ mang thai không nên hoạt động mạnh hay ra vào những nơi có nhiệt độ dễ thay đổi. Đặc biệt vào mùa hè, mẹ nên hạn chế ăn đồ lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Vào mùa hè, bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất từ thiện nhiên để tăng sức đề kháng, tránh mệt mỏi kiệt sức.
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, vì thế những chị em phụ nữ mang thai nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp thai phụ có thêm những cách phòng tránh cũng như xử lý tình huống say nắng bất ngờ vào mùa hè.
8 cách đơn giản giúp trị nấc cụt bạn cần biết! Nấc cụt là triệu chứng xảy ra bất ngờ và gây khó chịu. Có nhiều yếu tố gây nấc cụt, bao gồm ăn quá nhanh, ăn thực phẩm cay, uống rượu, căng thẳng... Uống nước là điều đầu tiên cần làm để thoát khỏi nấc cụt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là một số cách tự nhiên giúp chúng ta khắc...