Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Một số phụ nữ có bất thường ở tử cung về hình dạng hoặc cấu trúc so với tử cung bình thường. Đây được gọi là bất thường ở tử cung, dị dạng tử cung hay bất thường dạ con.
Tất cả các bất thường ở tử cung đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thậm chí là gây vô sinh. Các chuyên gia đã thống kê rằng, 1/13 phụ nữ khó thụ thai là do các vấn đề liên quan đến bất thường ở tử cung. Tùy thuộc vào sự bất thường ở tử cung mà khả năng mang thai của bạn giảm nhiều hay ít, mức độ các biến chứng thai sản có thể xảy ra trong thai kỳ. Do đó, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để nâng cao khả năng thụ thai và có một sức khỏe thai kỳ tốt.
Tử cung là gì?
Tử cung (hay còn gọi là dạ con) là một cơ quan có hình dạng quả lê, nằm trong vùng khung xương chậu. Kích thước tử cung thường là dài 7,5cm, rộng 5cm và sâu 2,5cm. Cấu tạo của tử cung bao gồm đáy tử cung, thân tử cung và phần cổ tử cung.
Một số phụ nữ có thể có tử cung khác với hình dạng hoặc cấu trúc này do những bất thường ở tử cung hoặc dị dạng tử cung. Theo trang BabyCentre, cứ 18 phụ nữ thì sẽ có 1 người gặp gặp phải tình trạng bất thường này.
Các dạng bất thường ở tử cung thường gặp
Tử cung dị dạng thường chỉ được phát hiện khi bạn đi khám phụ khoa, khám thai có chẩn đoán bằng hình ảnh. Tìm hiểu về các dạng bất thường ở tử cung để biết khả năng mang thai của bạn cũng như các nguy cơ, biến chứng trong thai kỳ có thể xảy ra khi mang thai để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
1. Không có tử cung
Bất thường này rất hiếm gặp, chỉ xảy ra 1/4.000 – 10.000 phụ nữ. Phần lớn những người mắc dị tật này thường không có tử cung hoặc tử cung quá nhỏ, không có âm đạo hoặc âm đạo rất ngắn, không có kinh nguyệt song vẫn có buồng trứng. Buồng trứng hoạt động bình thường nên đặc trưng giới tính vẫn phát triển như người bình thường. Việc không có âm đạo hoặc âm đạo rất ngắn sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vấn đề này có thể khắc phục bằng phẫu thuật tạo hình âm đạo.
Nếu không có tử cung, bạn sẽ không thể mang thai. Hiện nay, y học tiên tiến vẫn chưa thể thực hiện được kỹ thuật ghép tử cung nhân tạo nên nếu muốn có con, bạn phải nhờ người mang thai hộ.
2. Tử cung hình vòm
Tử cung vòm là một bất thường nhẹ về hình thái tử cung khi phần đáy của lòng tử cung hơi lõm. Nếu bạn có tử cung hình vòm có thể dễ dàng xác nhận qua hình ảnh siêu âm hoặc MRI.
Thông thường đáy tử cung phẳng hoặc hơi lồi, nhưng khi gặp phải tình trạng tử cung hình vòm, phần cơ của đáy tử cung tràn vào lòng tử cung và có thể hình thành một lớp đệm nhỏ. Đây là một bất thường tử cung phổ biến và ít liên quan đến nguy cơ giảm khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, cũng có vài quan điểm cho rằng tử cung hình vòm cơ liên quan đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
3. Tử cung có vách ngăn
Bất thường này xảy ra khi lòng tử cung được chia đôi bởi một vách ngăn. Vách ngăn này có thể chỉ kéo dài từ đáy xuống một phần tử cung hoặc đôi khi lại kéo dài đến tận cổ tử cung (vách ngăn toàn phần).
Video đang HOT
Tử cung của bạn có vách ngăn một phần hay toàn phần đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Nguyên nhân là do lòng tử cung bị thu hẹp khiến bạn có nguy cơ cao bị sẩy thai, thai kém phát triển hoặc sinh non. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật tạo hình tử cung bình thường trước khi bạn mang thai.
4. Tử cung hai sừng
Tử cung hai sừng là một dạng bất thường về hình dáng, cấu trúc của tử cung. Thay vì có hình quả lê lộn ngược như tử cung bình thường, tử cung hai sừng có hình dáng như hình trái tim nên còn được gọi là tử cung hình tim. Vì thể tích lòng tử cung bị hạn chế nên trong thai kỳ bạn có nguy cơ cao bị sảy thai, thai nhi chậm phát triển hoặc sinh sớm.
Bất thường này được phát hiện nhiều ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai cao.
5. Tử cung đôi
Tử cung đôi là một bất thường tử cung hiếm gặp, xảy ra khi tử cung có hai buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể có cổ tử cung và âm đạo riêng. Điều này có nghĩa là bạn có hai tử cung và hai âm đạo riêng biệt cùng hai ống dẫn trứng.
Với thai phụ có tử cung đôi, các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi sẽ bị phân tán, lòng tử cung hẹp, tử cung co giãn không tốt dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chậm phát triển hoặc chết lưu, sinh non.
Những thai phụ có tử cung đôi thường được chỉ định sinh mổ do buồng tử cung không mang thai nằm thấp cản trở đường ra của em bé qua ngả âm đạo.
6. Tử cung một sừng hay tử cung đơn
Tử cung một sừng hay tử cung đơn là tên gọi một loại dị dạng tử cung theo hình dáng bất thường của nó. Bất thường này khiến tử cung có kích thước bằng nửa tử cung bình thường và chỉ có một ống dẫn trứng. Nghiên cứu về tử cung một sừng cho thấy, tình trạng này có thể dẫn đến khả năng thụ thai tự nhiên giảm do bạn có thể vẫn có hai buồng trứng song chỉ một buồng trứng có thể đưa trứng vào tử cung để thực hiện quá trình thụ thai. Đa phần người có tử cung một sừng thường được hỗ trợ sinh sản bằng cách bơm tinh trùng hay thụ tinh trong ống nghiệm.
Bất thường ở tử cung này khá hiếm gặp và thường được phát hiện ở phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần.
Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?
Nếu bất thường ở tử cung của bạn không quá nghiêm trọng và chỉ khác một chút so với tử cung bình thường, bạn hoàn toàn có thể mang thai. Thực tế, khả năng mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc tử cung của bạn dị dạng như thế nào hay mức độ bất thường ra sao.
Ngoại trừ việc không có tử cung, tất cả các bất thường ở tử cung đều có nguy cơ cao dẫn đến khó thụ thai tự nhiên, sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non… Ngoài ra, khi mang thai, các bất thường ở tử cung còn có thể khiến bạn bị vỡ ối non hay có những cơn đau quặn.
Việc có các bất thường về tử cung thường khiến cổ tử cung của bạn gặp nhiều áp lực và có thể không đủ sức để giữ thai nhi. Trong thai kỳ, nếu cổ tử cung mở quá sớm, bạn có thể bị sảy thai hay chuyển dạ sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nghỉ ngơi kết hợp dùng phương pháp khâu vòng cổ tử cung để thai nhi có thể lưu lại trong dạ con của bạn lâu hơn.
Việc tử cung của bạn dị dạng đồng nghĩa với việc vị trí bám của thai nhi trong lòng tử cung không thuận lợi (ngôi mông, ngôi ngang…) gây bất lợi cho việc sinh nở theo ngả tự nhiên. Khả năng bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh mổ để hạn chế các tai biến sản khoa cho cả mẹ và bé là rất cao.
Làm thế nào để phát hiện các bất thường ở tử cung?
Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc sinh sản như khó thụ thai, sẩy thai nhiều lần hay xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh trước tuần thứ 37, hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm để tìm xem nguyên nhân liệu có liên quan đến tử cung, ống dẫn trứng hay không. Các phương pháp gồm:
Siêu âm 3D để tìm các bất thường.Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là cách tốt nhất để phát hiện các bất thường. MRI chỉ được tiến hành nếu bạn chưa mang thai.Nội soi ổ bụng và chụp cản quang tử cung, vòi trứng (hysterosalpingography – HSG) là thủ thuật chụp X-quang đặc biệt bằng thuốc nhuộm để xác định tử cung và ống dẫn trứng có thực sự hoạt động hay không.Điều trị các bất thường ở tử cung như thế nào?
Không phải tất cả các dị dạng tử cung đều cần được điều trị và việc điều trị có thể gia tăng nguy cơ khó mang thai. Do đó, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và thảo luận kỹ với bác sĩ để có lựa chọn tối ưu nhất.
Chẳng hạn như, khi tử cung của bạn có vách ngăn, việc tiến hành phẫu thuật mở để loại bỏ vách ngăn có thể gây ảnh hưởng đến màng tử cung (để lại sẹo) làm giảm khả năng sinh sản. Bác sĩ có thể chỉ định bạn phương pháp loại bỏ vách ngăn bằng phẫu thuật mổ nội soi qua ngả âm đạo. Phương pháp này không xâm lấn nên ít gây hại cho tử cung nhưng không giúp tăng khả năng mang thai.
Đối phó với các bất thường ở tử cung khi mang thai
Nếu biết mình gặp phải các bất thường ở tử cung, bạn có thể cảm thấy lo lắng khi mang thai, đặc biệt là nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó. Lúc này, hãy sớm tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm nhất và hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và thai nhi.
Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ sớm hay các biến chứng thai kỳ có thể gặp phải nhằm kịp thời đến các cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp sớm nhất.
Hi vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về tình hình sức khỏe của bản thân và sớm nhận được tin vui như mong muốn nhé
Theo Hellobacsi
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?
Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các rủi ro cho lần mang thai sau.
Để thực hiện phương pháp sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng người mẹ. Do đó, tử cung cần thời gian để vết mổ liền lại. Nếu muốn mang thai lại sau khi sinh mổ, bạn phải chờ một khoảng thời gian. Vậy bạn phải chờ đến bao giờ mới có thể mang thai lại? Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau khi sinh mổ
Sau khi sinh con bằng phương pháp phẫu thuật, bạn nên đợi ít nhất 6 tháng hoặc lâu hơn. Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thời gian lý tưởng mang thai lại sau khi sinh mổ là 24 tháng để giảm thiểu thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn con.
Khoảng thời gian này có lợi cho cả phương pháp sinh qua ngả âm đạo vì các vết thương sẽ có đủ thời gian phục hồi. Nếu thụ thai trong vòng chưa đầy 6 tháng sau khi sinh mổ, bạn có nguy cơ bị vỡ tử cung cao hơn và gặp những biến chứng khác. Hơn nữa, việc mang thai lần 2 cách ra so với lần đầu giúp bạn có thời gian chăm sóc em bé mới sinh, gắn bó tình cảm mẹ con.
Tại sao nên có khoảng cách để mang thai sau khi sinh mổ?
So với sinh thường, cơ thể phụ nữ sau khi sinh mổ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần cách ra giữa 2 lần sinh:
Mổ lấy thai là một trong những thủ thuật thực hiện ở vùng bụng và thời gian hồi phục khác nhau tùy cơ địa của mỗi người. Bạn càng dành nhiều thời gian cho cơ thể phục hồi, thì càng ít gặp biến chứng trong lần sinh nở tiếp theo.Nếu đã có biến chứng trong thai kỳ trước đó, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn thời điểm nào cơ thể mới sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.
Cơ thể của bạn mất rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình sinh mổ nên cần thời gian để bổ sung lại.Thực tế, bạn sẽ khó chăm sóc tốt cho bản thân trong khi đang có thiên thần nhỏ trong bụng.Phụ nữ cũng dễ gặp một số rủi ro về sức khỏe nếu mang thai ngay sau khi sinh mổ.Nguy cơ nếu mang thai sớm sau khi sinh mổ
Khi lần mang thai tiếp theo khá sát với thời gian sinh mổ, bạn có khả năng gặp một số vấn đề sau:
Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai tự gắn vào thành tử cung phía dưới, bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung. Nhau tiền đạo liên quan đến chảy máu âm đạo trong hoặc sau khi sinh. Bong nhau thai: Nhau thai ở mức thấp hoặc tách rời khỏi tử cung hoàn toàn có thể là một biến chứng nghiêm trọng
. Khả năng vỡ tử cung tăng cao: Sinh thường sau khi mổ lấy thai có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tử cung, đặc biệt nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn. Ngoài ra, khả năng này còn cao hơn trong trường hợp thai phụ thừa cân và áp dụng hình thức mổ lấy thai từ trước. Sinh non: Khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 6 tháng có thể dẫn đến sinh non. Trong trường hợp này, bé sẽ ra đời trước tuần thứ 36 - 37.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Trong các trường hợp mang thai quá sớm sau khi sinh mổ, em bé thường có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn, tức là dưới 2,5kg
.Cách tăng khả năng mang thai sau khi sinh mổ
Nếu bạn ấp ủ dự định muốn có em bé sau khi đã nghỉ ngơi hợp lý, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:
1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Sau khi sinh, cơ thể bạn cần thời gian để hoạt động bình thường trở lại. Những thay đổi nội tiết tố sau khi mang thai có thể thay đổi chu kỳ hàng tháng của bạn. Do vậy, hãy chú ý đến kỳ kinh mỗi tháng để nắm rõ lúc nào dễ thụ thai nhất. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Cách tính ngày rụng trứng để dễ thụ thai hoặc tránh thai theo ý muốn.
2. Hãy sống lành mạnh
Hãy sống lành mạnh sau khi sinh mổ bằng cách ăn uống thực phẩm tốt cho sức khỏe, giữ bình tĩnh, kiểm soát căng thẳng, ưu tiên tập thể dục đều đặn.
3. Bổ sung vitamin
Hãy bổ sung vitamin như axit folic, vitamin A, B, C... vì đây đều là những chất giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng mang thai.
Theo Hellobacsi
Bệnh hiếm muộn là gì? Nguyên nhân do đâu? Hiếm muộn khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ, mất đi quyền được yêu thương chăm sóc thiên thần nhỏ bé của mình. Vậy bệnh hiếm muộn là gì? Nguyên nhân do đâu? Hiếm muộn khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ, mất đi quyền được yêu thương chăm sóc thiên thần nhỏ bé của mình. Vậy...