Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lừa đảo “thế giới ngầm”
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) cùng các lực lượng chức năng vừa bắt giữ Quang Nhựt (35 tuổi, ngụ quận 12) và Nguyễn Văn Hòa (24 tuổi, quê Quảng Trị) nhằm điều tra về hành vi “Dùng mạng internet lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Hai nghi can này nằm trong diễn đàn được xem như “ thế giới ngầm” của bọn tội phạm công nghệ cao chuyên mua bán thông tin thẻ tín dụng, cấu kết với nhau trộm cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của nhiều người đã bị C50 phối hợp Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an đồng loạt ra quân triệt phá vào ngày 9/1.
Lực lượng chức năng bắt khẩn cấp một “mắt xích” trong đường dây chuyên trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tin dụng để chiếm đoạt tài sản sáng 9/1
Cơ quan điều tra Bộ công an xác định, đây là hai đối tượng mới nhất trong nhóm sáng lập viên, quản trị và điều hành hai trang web vietex… và hkvfa…. bị bắt giữ. Bọn chúng có vai trò chuyên tấn công các trang web để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng để bán lại cho các thành viên trên diễn đàn.
Đường dây này bị Tổng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao – Bộ Công an bóc gỡ bằng 2 chuyên án mang bí số 258V và 113H. Các diễn đàn vietex… và hkvfa…. được xem như “thế giới ngầm” của bọn chúng. Hiện có khoảng trên 5.000 người tham gia, chuyên trao đổi, huấn luyện cho các thành viên đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, sau đó dùng thông tin này để mua hàng qua mạng.
Trong ngày 9/1, nhiều tổ công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an và các cơ quan liên quan đồng loạt thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở của 9 đối tượng tại TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt để điều tra về hành vi “Sử dụng mạng Internet nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Theo điều tra của cơ quan CSĐT Bộ Công an, cầm đầu vietex… là Huỳnh Phước Mẫn (24 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) và đứng đầu diễn đàn hkvfa… là Phạm Thái Thành (31 tuổi, ngụ Hà Nội). Bảy thành viên còn lại gồm Vũ Việt Dũng (ngụ Hà Nội), Lê Vĩnh Anh Văn (ngụ TP.HCM, bạn gái của Mẫn), Lê Văn Hào Hoa, Vương Quốc Nhã, Phạm Trí Nhật Quang, Nguyễn Ngọc Hảo và Đỗ Hà Duy Thanh (cùng ngụ TP.HCM).
Video đang HOT
Cụ thể, để xài tiền từ các tài khoản “chùa”, Huỳnh Phước Mẫn đã chỉ đạo Văn lập 2 tài khoản tại ngân hàng Đông Á để giao dịch trên diễn đàn và phục vụ việc mua bán trái phép thông tin tài khoản thẻ tín dụng của người khác.
Các đối tượng tội phạm công nghệ cao dùng tài khoản trộm được mua hàng hiệu trên mạng
Các đối tượng còn lại sử dụng thông tin thẻ tín dụng mua được trên diễn đàn để đặt mua những mặt hàng có giá trị qua mạng internet như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng, sản phẩm thời trang và phụ kiện hàng hiệu… Khi bị bắt, đối tượng này đã giao nộp số hàng điện tử, thời trang thị giá hàng trăm triệu đồng mua bằng tài khoản tín dụng đánh cắp được nhưng chưa kịp tiêu thụ.
Muốn tham gia vào diễn đàn do Mẫn lập ra, mỗi thành viên phải đóng 100USD lệ phí, sau đó sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập riêng. Những thành viên mới chỉ được xem các thông tin “bên lề”, muốn được “đăng đàn” mua bán thông tin thẻ tín dụng phải có thời gian thử thách.
Hiện cơ quan điều tra Bộ Công an vẫn đang mở rộng vụ án để điều tra, làm rõ.
Trung Kiên
Theo Dantri
Đủ kiểu lừa qua thẻ ngân hàng
Rất nhiều người đã gặp nạn vì các chiêu lừa đảo thiên hình vạn trạng của bọn tội phạm thẻ ngân hàng.
Chủ thẻ cần thận trọng trong các giao dịch qua thẻ - Ảnh: Đ.N.T
Lừa cả người chạy xe ôm, bán hàng rong
Vào giữa tháng 10, Công an Hà Nội đã triệu tập một người đàn ông tên Bắc (làm tài xế taxi) để làm rõ vụ tống tiền. Trước đó, rất nhiều gia đình phản ánh nhận được điện thoại yêu cầu chuyển tiền từ vài chục đến 300 triệu đồng vào một tài khoản nếu không sẽ gặp tai họa. Lần theo số tài khoản mà kẻ tống tiền cung cấp, Công an Hà Nội đã triệu tập ông Bắc, người đứng tên tài khoản để làm rõ vụ tống tiền. Thế nhưng, ông Bắc cho biết trước đó, một người đàn ông nhờ mình mở thẻ thanh toán quốc tế và trả một khoản thù lao 800.000 đồng. Người này còn nhờ ông Bắc mượn thêm thông tin của bạn bè làm nhiều thẻ ngân hàng (NH) và gửi sang Trung Quốc. Qua theo dõi, Công an Hà Nội phát hiện số điện thoại gọi xuất phát từ Trung Quốc và tiền rút (một số người bị hăm dọa do sợ hãi đã chuyển tiền theo yêu cầu) cũng từ nước ngoài.
Nếu như trước đây, tội phạm thẻ thường nhắm đến các đối tượng giàu có thì nay, những người có thu nhập thấp như chạy xe ôm, người bán hàng rong... cũng bị lọt vào tầm ngắm. Bọn tội phạm dụ những người này mở thẻ thanh toán tại NH rồi mua lại với giá 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/thẻ. Khi có thẻ trong tay, bọn này nhắn tin, gửi email hay gọi điện thoại cho những người cả tin thông báo trúng thưởng vài trăm triệu đồng, 1 tỉ hay những hiện vật có giá trị lớn. Muốn nhận giải thưởng thì phải chuyển vào tài khoản mà bọn chúng cung cấp một khoản tiền không lớn, chỉ khoảng 500.000 - 1 triệu đồng. Cũng với thẻ này, bọn tội phạm còn thực hiện chiêu lừa bán hàng qua mạng. Cụ thể, rao bán ti vi, máy ảnh... với giá rẻ, ai mua chuyển tiền vào tài khoản. Sau khi nhận được tiền, bọn lừa đảo rút tiền và cao chạy xa bay. Đã rất nhiều người sập bẫy vì chiêu lừa đảo này.
Trong một số trường hợp, chủ thẻ nhận được điện thoại hay email tự nhận là người của ngân hàng cần khai báo lại các thông tin của khách hàng thì hãy cảnh giác vì có khả năng tội phạm giả danh để lấy thông tin khách hàng
Ông Nguyễn Quốc Toàn - Phó tổng giám đốc DongABank
Táo tợn hơn, ngay cả giới NH cũng là đối tượng mà chúng hướng đến. Phó tổng giám đốc một NH tại TP.HCM kể: "Anh đang ở VN mà hôm qua, thẻ của anh được giao dịch ở một nước châu Âu trị giá hơn 10 triệu đồng tiền Việt quy đổi. Anh phải điện cho NH đóng số tài khoản của mình". Vị này dự đoán, có thể thông tin thẻ của ông bị lộ nhưng lộ trong trường hợp nào thì ông chưa biết.
Ngân hàng nhà nước cảnh báo
Tính đến hết quý 3/2013, các NH đã phát hành 62,93 triệu thẻ, tăng 2,78 triệu thẻ (tương đương 4,62%) so với cuối quý 2/2013.
Đi kèm theo tốc độ tăng trưởng khá nhanh trên thị trường thẻ là các cảnh báo từ phía NH về tội phạm tấn công vào lĩnh vực này. Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước VN đã có cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua thẻ thanh toán quốc tế. Theo đó, một số đối tượng dùng thủ đoạn dụ dỗ nhiều người dân làm thẻ thanh toán quốc tế tại các NH ở VN rồi mua lại và mang ra nước ngoài sử dụng vào các mục đích lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hoặc chuyển tiền từ tài khoản của người bị hại. Trước đó, một số NH đã cảnh báo đến khách hàng những thủ đoạn lừa lấy thông tin của khách hàng qua hình thức gửi email cùng đường dẫn truy cập vào hệ thống internet banking giả mạo. Yêu cầu đăng nhập nhằm mục đích cập nhật, kiểm chứng thông tin, nhờ nhận tiền hoặc thậm chí hỗ trợ công tác bảo mật tài khoản... Nếu khách hàng truy cập vào đường dẫn giả mạo này thì kẻ gian lợi dụng đánh cắp thông tin cá nhân để đánh cắp tiền trong tài khoản của khách hàng. Tình trạng chủ thẻ vào các trang mạng không đáng tin cậy hoặc quẹt thẻ qua những thiết bị lạ rất dễ bị lộ thông tin cá nhân.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) Nguyễn Quốc Toàn cảnh báo tình trạng bọn tội phạm làm giả trang mạng rao bán hàng hóa với giá rẻ, người mua cập nhật thông tin thẻ để thanh toán mua hàng (gồm dãy số trên thẻ, ngày hiệu lực, số CVC...) và bị đánh cắp thông tin. Hoặc trường hợp khá phổ biến là người dùng thẻ khi thanh toán hay đưa thẻ cho nhân viên bán hàng đem đến quầy giao dịch. Khi đó, khả năng thông tin thẻ bị lộ rất cao.
Theo ông Toàn, khách hàng sử dụng thẻ ATM cần lưu ý: Trong một số trường hợp, chủ thẻ nhận được điện thoại hay email tự nhận là người của NH cần khai báo lại các thông tin của khách hàng thì hãy cảnh giác vì có khả năng tội phạm giả danh để lấy thông tin khách hàng.
Cẩn thận khi thanh toán Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh khuyên người dùng thẻ không được lơ đãng khi giao thẻ cho nhân viên thanh toán. Người tiêu dùng nên cảnh giác vì có thể ngay tại quầy thanh toán ở các cửa hàng cũng cài đặt các thiết bị ăn cắp dữ liệu thẻ. Loại thủ đoạn này ngày càng phổ biến, thường thì chính những nhân viên thiếu trung thực của cửa hàng lấy cắp thông tin. Anh Vũ
Cảnh báo lừa đảo trong Zalo Ngày 3.12, Công ty cổ phần VNG, đơn vị quản lý ứng dụng Zalo, đã gửi tin nhắn cảnh báo đến người dùng. Theo đó, hiện nay nhiều đối tượng xấu đang lợi dụng cộng đồng Zalo để lừa đảo trúng thưởng (xe và tiền mặt). Các đối tượng này thường tự xưng nhân viên VNG, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản, chuyển tiền, nộp phí để nhận thưởng... Người dùng cần cảnh giác đối với những thông báo không được đăng tải trên website chính thức của Zalo (www.zaloapp.com). VNG khuyến cáo khi nhận được những tin nhắn hay cuộc gọi thông báo trúng thưởng thì người dùng nên liên hệ trực tiếp cho bộ phận hỗ trợ khách hàng qua số điện thoại 1900561558.
Theo TNO
Phát hiện 16 người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo Qua khai thác, nhóm người nước ngoài thừa nhận sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo. Nhóm đối tượng người TQ sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo. (Ảnh minh họa) Ngày 24/9, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) cho biết đã lập hồ sơ, đồng thời chuyển giao 16 người nước ngoài (gồm 5 nữ người Trung Quốc...