Bắt tên trộm chuyên đột nhập từ ban công, cửa sổ
Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội đang hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Minh Dũng (29 tuổi, trú tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo Tú Anh – Văn Sơn (ANTĐ)
Chủ tịch Hội NDVN: Cán bộ phải "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với ND
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang - khẳng định như vậy khi nói về giải pháp và hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ VI Quốc hội khóa XIV tại xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) ngày 29.11.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV ,đơn vị tỉnh Hà Giang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri ở xã Yên Thanh, huyện Quang Bình, Hà Giang ngày 29.11. Ảnh: Trần Quang
Nông dân có thêm cơ hội, động lực làm giàu
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Thào Xuân Sùng bày tỏ lòng cảm ơn tới các các cử tri của tỉnh Hà Giang đã tín nhiệm và tiếp tục bầu đồng chí làm ĐBQH khóa IV. "Tôi thức sự rất vui mừng khi lần đầu tiên được tiếp xúc cử tri trên cương vị ĐBQH khóa mới tại Hà Giang. Tôi xin hứa với đồng bào, bản thân không ngừng học tập, rèn luyện theo tiêu chuẩn ĐBQH, và sẽ hết lòng vì cuộc sống nhân dân tỉnh Hà Giang"- đồng chí Thào Xuân Sùng chia sẻ.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang đã thông báo tới các bậc cử tri xã Yên Thành về nội dung chương trình kỳ họp thứ 6- Quốc hội khóa XIV vừa diễn ra. Tại kỳ họp này, với sự tín nhiệm cao, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước. Đây là nội dung quang trọng, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, đánh giá cao. Cũng phải thấy rằng, công tác nhân sự tại kỳ họp này được tiến hành chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang khóa XIV ngày 29.11 ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình. Ảnh: Trần Quang
Cùng với đó, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Điểm đáng chú ý nữa là tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua 9 luật, 1 Nghị quyết, trong đó Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt mới này rất đồng bộ, toàn diện sẽ tạo động lực lớn giúp vùng nông thôn của cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng phát triển bền vững hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất hàng hóa, làm ăn lớn để nâng cao thu nhập và làm giàu.
Trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, Đoàn ĐBQH tỉnh đã lắng nghe các ý kiến phát biểu với 13 đề xuất, kiến nghị của các cử tri về các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của bà con nhân dân như: Cử tri thôn, xóm tại xã Yên Thành đề nghị kéo điện về cho các thôn còn lại để phục vụ bà con sản xuất, hỗ trợ xây cầu và xi măng cho bà con làm đường liên thôn, xóm để tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi làm giàu...
Cử tri Phàn Thái Anh ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành cho biết: "Hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là công tác giảm nghèo ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay ở Yên Thành chúng tôi bà con vẫn bị cái nghèo đeo bám, rất mong đại biểu và chính quyền tháo gỡ khó khăn để bà con thoát nghèo".
Ông Phàn Thái Anh, cử tri ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành phát biểu kiến nghị tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang ngày 29.11. Ảnh: Trần Quang
Trả lời những câu hỏi của cử tri xã Yên Thành (Quang Bình) xung quanh việc làm sao để giúp người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo bền vững trong thời gian sắp tới, đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng, khó khăn cũng như thách thức lớn nhất của Quang Bình nói riêng và Hà Giang nói chung hiện nay là chưa thoát nghèo và chưa biết làm thế nào để thoát nghèo. Trong khi đó, tỷ lệ người lao động, đặc biệt người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất thấp.
"Nguyên nhân mấu chốt và quan trọng nhất khiến tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh vùng cao còn cao là do đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản còn yếu về trình độ cũng như năng lực, trí tuệ dẫn đến việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con làm ăn, sản xuất không đến nơi, đến chốn. Tôi cũng khuyên bà con, nếu người dân muốn nhanh thoát nghèo hay không là do ở mỗi người dân chứ mình cán bộ cố gắng thôi thì chưa đủ. Các hộ muốn thoát nghèo thì phải học hỏi và cứ mạnh dạn làm, nếu cái gì không biết thì tìm đến các cán bộ xóm, bản, xã thậm chí là cán bộ, lãnh đạo huyện để hỏi nhờ trợ giúp thì mới có kiến thức để làm ăn và làm giàu được" - Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam Thào Xuân Sùng khẳng định.
Thay đổi sản xuất phù hợp với quy định của luật pháp
Gợi mở hướng phát triển kinh tế cho Quang Bình, đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng: Quang Bình có nhiều mô hình sản xuất, nhiều sản phẩm cây, con đặc sản như trâu, cam, quýt, sachi... nhưng việc sản xuất ở đây còn rất manh mún, lạc hậu, việc quan tâm của địa phương cũng hạn chế khiến cho sản phẩm làm ra không đạt chất lượng cao nên sản phẩm chỉ tiêu thụ ở trong và ngoài địa phương.
"Ví như Yên Thành là xã đặc biệt khó khăn nhưng lại có đàn trâu lớn nhất tỉnh lên đến trên 1.600 con, tương đương tỷ lệ 2 trâu/ hộ dân (dân số xã 703 hộ) nhưng bà con chưa có ý thức, tư duy nuôi trâu hàng hóa khiến thu nhập thấp. Vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Chăn nuôi mới, đây thực sự là cơ hội để địa phương phát triển đàn trâu hàng hóa ở tỉnh, huyện. Tuy nhiên, để triển khai được Luật này tôi đề nghị địa phương cần học tập kinh nghiệm chăn nuôi và phát triển sản phẩm ngành này ở Hà Nội sau đó đưa các kiến thức đó về áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi thì mới có hiệu quả.
Cử tri Làn Xuân Hìn (dân tộc Pà Thẻn) ở xã Yên Thành cho biết: "Hiện nay bà con ở Thượng Bình đang trồng chè rất tốt nhưng việc tiêu thụ rất khó do đường giao thông đi lại khó khăn. Điều đáng nói hơn là, ở thôn vẫn chưa có điện lưới nên bà con muốn làm gì cũng khó, nhất là việc áp dụng cơ giới hóa và chế biến sản phẩm nên thu nhập của bà con rất thấp. Mong rằng, trong thời gian tới Quốc hội và tỉnh, huyện quan tâm tháo gỡ khó khăn để người dân yên tâm làm giàu".
Bên cạnh đó, đối với sản phẩm cam, quýt của Quang Bình, dù ăn rất ngon nhưng mẫu mã chưa đạt yêu cầu. Riêng lĩnh vực này, địa phương cần triển khai đưa Luật Trồng trọt mới vào thực hiện, việc đầu tiên cần làm là chính quyền tỉnh, huyện và các xã ở Quang Bình cần rà soát diện tích và đưa cán bộ khuyến nông về "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để hướng dẫn bà con chăm sóc theo đúng quy trình và theo quy định của Luật mới.
Cùng với đó, địa phương phải chú trọng khâu xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thì mới đưa sản phẩm đặc sản của mình tiến xa và hướng đến thị trường xuất khẩu được", đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Ra đầu thú, đối tượng hạ sát vợ ở Hà Giang khai gì? Trưa 9/11, Ma Văn Tuân, đối tượng giết vợ ở Hà Giang đã ra đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội Đối tượng Tuân và hiện trường vụ án mạng Liên quan đến vụ án mạng chồng ra tay sát hại vợ ngay trong đêm ở Hà Giang, thông tin từ Công an huyện Quang Bình cho biết, trưa 9/11, đối...