Bắt quả tang vợ đi nhà nghỉ, đòi tình địch “đền tiền”
Thấy vợ vào nhà nghỉ với người khác, Lê Phước Hậu ( 24 tuổi, sinh viên Trường CĐ giao thông đường sắt Đà Nẵng) buộc người tình của vợ phải trả tiền vì “tội” quan hệ với vợ mình.
Ngày 24/4, TAND TX Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) đã tuyên phạt Lê Phước Hậu (24 tuổi, sinh viên Trường cao đẳng giao thông đường sắt Đà Nẵng) sáu tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
Do nghi ngờ vợ mình là M. (23 tuổi, sinh viên Trường đại học Khoa học Huế) có quan hệ bất chính với anh Phan Phước Thịnh (22 tuổi, sinh viên trường Đại học khoa học Huế) nên ngày 14/11/2013, Hậu chạy xe đến cổng Trường ĐH Khoa học Huế để theo dõi vợ mình.
Tại đây, Hậu phát hiện thấy Thịnh đang chở vợ đến nhà nghỉ An Đông (Phú Vang).
Hậu tỏ ra hối hận trước tòa.
Thấy vậy Hậu đã dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu và xe máy anh Thịnh rồi bỏ về. Sau đó, Hậu nói với bạn của Thịnh chở Thịnh đến gặp Hậu tại nhà bà ngoại M.
Tại đây, Hậu bắt anh Thịnh quỳ trước sân và đánh đập anh Thịnh, đồng thời yêu cầu anh Thịnh đưa tám triệu đồng để bỏ qua chuyện anh Thịnh đã quan hệ bất chính với vợ mình. Do không đủ tiền, anh Thịnh đã đưa cho Hậu 5 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngày 13/12/2013, Hậu gọi điện thoại anh Thịnh mượn 3 triệu đồng nhưng anh chưa có. Hậu chở vợ đi học thì bắt gặp anh Thịnh tại cổng Trường ĐH Khoa học Huế nên xông vào đánh và được mọi người can ngăn.
Đến 13h20 cùng ngày, anh Thịnh lo sợ nên đã gọi điện cho Hậu ra quán cà phê để đưa cho Hậu 3 triệu đồng. Khi Hậu đang nhận tiền của anh Thịnh thì bị cơ quan Công an thị xã Hương Trà bắt giữ.
Theo Pháp luật TP.HCM
Những lưu ý bắt buộc khi phương tiện đi qua đường sắt
- Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; cản trở việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt; dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt đều bị xử lý nghiêm.
Ảnh minh họa.
Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng bị xử phạt như thế nào?
Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), tại khoản 1 đến khoản 7 điều 46 Nghị định 171 của Chính phủ quy định về xử phạt các hành vi của người tham gia giao thông vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng như sau: Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm; Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; Người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt cần làm gì?
Năm 2013 cả nước xảy ra 392 vụ TNGT đường sắt làm chết 178 người, bị thương 271 người. Hầu hết các vụ tai nạn đều có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt. Tai nạn giao thông xảy ra gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Trước mỗi tai nạn xảy ra, mỗi người phải có trách nhiệm để góp phần giảm bớt hậu quả của vụ tai nạn.
Tại Điều 11 Luật đường sắt năm 2005 đã quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Theo đó, đối với người điều khiển phương tiện giao thông khác, khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp; Không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Quy định trên là yêu cầu trách nhiệm đối với mỗi người. Các hành vi vi phạm quy định sẽ bị xử phạt theo các điểm b, e, khoản 4, Điều 47 Nghị định 171 của Chính phủ: Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với cá nhân có các hành vi trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn; hành vi gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra TNGT đường sắt.
Hành vi dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt thì bị phạt như thế nào?
Đất dành cho đường sắt gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt. Đất dành cho đường sắt phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, hành vi dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Tại điểm b, khoản 2 điều 51 Nghị định 171 của Chính phủ quy định: phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với cá nhân và từ 2 triệu đến 6 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi dựng lều, quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác, trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm nêu trên bị buộc phải tự dỡ bỏ và di chuyển lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trép phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.
Hiện nay tình trạng lấn chiếm đất dành cho đường sắt diễn ra khá sôi động, người dân chiếm dụng các gầm cầu, hành lang đường sắt để xây dựng các cửa hàng, thậm chí bị biến thành chợ cóc hoặc nơi kinh doanh vật liệu xây dựng... Tình trạng trên gây mất an toàn cho giao thông đường sắt, nguy hiểm cho chính tính mạng của người dân. Năm 2013 lực lượng CSGT đường sắt đã tiến hành kiểm tra và kiến nghị đối với các đơn vị chức năng tiến hành giải tỏa trên 2 ngìn m2 lều quán, công trình vi phạm hành lang ATGT đường sắt. Trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng, phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm, góp phần đảm bảo giao thông đường sắt được thông suốt, trật tự và an toàn.
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Phạm nhân chưa một lần đọc 50 lá thư vợ gửi Bắt gặp vợ đang tằng tịu với người khác, Lê Đình Nin đã tước đi tính mạng tình địch rồi bước vào vòng lao lý mà không mảy may ân hận về tội ác của bản thân. Thi hành bản án 13 năm tù về tội Giết người tại Trại giam Tống Lê Chân, Lê Đình Nin (27 tuổi) nói rằng anh ta...