Bắt quả tang một doanh nghiệp xả thải ra sông Chà Và
Ngày 7-7, Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, qua quá trình theo dõi, các trinh sát Công an huyện Tân Thành phối hợp Công an xã Tân Hải đã bắt quả tang Nhà máy chế biến hải sản DNTN Tuấn Thanh (xã Tân Hải, huyện Tân Thành) xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Nước thải chưa qua xử lý được xả thải ra sông Chà Và .
Tại thời điểm kiểm tra, công an phát hiện các công nhân của nhà máy đã dùng một máy bơm để hút nước trong hầm (hầm này chứa nước thải chưa xử lý) xuống một đường ống nhựa phi 114 được chôn sâu dưới đất để đổ ra con sông phía sau nhà máy.
Nước thải trong quá trình chế biến hải sản chưa qua xử lý đã được doanh nghiệp này xả trực tiếp ra sông Chà Và, ngay phía sau nhà máy.
Công nhân vận hành máy cho biết, đã bơm nước trong hầm này từ 8 giờ (mỗi giờ bơm được 9m3 nước) cùng ngày thì bị phát hiện. Trước đây, DNTN Tuấn Thanh từng 3 lần bị phạt hành chính vì xả thải chưa qua xử lý ra sông Chà Và.
Một diễn biến khác, nhiều hộ nuôi cá bớp trong bè ở sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) đang lao đao vì cá chết nhưng không rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
Theo các hộ dân, cá có hiện tượng há miệng liên tục mà không khép lại được, khi chết hai mang bành to ra. Một hộ nuôi cá ở khu vực sông Chà Và cho biết, chỉ trong trung tuần tháng 6 có hơn 3.000 con cá bớp trọng lượng từ 1 – 5 kg chết, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Theo Tiền Phong
Đòi Sonadezi bồi thường hơn 24 tỉ đồng
Dù việc hướng dẫn kê khai chưa hoàn tất nhưng đến nay, số tiền người dân đòi Công ty Sonadezi bồi thường đã lên đến 24 tỉ đồng, cao hơn mức ban đầu
Sau hơn 2 tuần Ban Chỉ đạo điều tra, xác minh ô nhiễm của huyện Long Thành - Đồng Nai hướng dẫn người dân kê khai thiệt hại đòi Công ty CP Sonadezi Long Thành (Công ty Sonadezi) bồi thường, hiện đã có 125 hộ được nhận phiếu kê khai để làm rõ. Trong khi đó, có khá nhiều đơn của người dân bị loại vì được cho là nằm ngoài khu vực ô nhiễm.
Hạn chót kê khai thiệt hại là ngày 20-7
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành, cho biết theo tổng kết ban đầu đợt hướng dẫn người dân kê khai thiệt hại để đòi Công ty Sonadezi bồi thường, hiện đã có 125 hộ được đơn vị chức năng nhận phiếu kê khai để tiếp tục xác minh, xử lý.
Người dân được hướng dẫn kê khai thiệt hại đòi Công ty Sonadezi bồi thường tại xã Tam An
Trong số hộ kê khai ban đầu, tổng số tiền kê khai thiệt hại là hơn 24 tỉ đồng. Trong đó, 15 hộ làm nghề đánh bắt thủy sản thống kê tổng thiệt hại 1,6 tỉ đồng, còn các hộ khác chủ yếu kê khai ở lĩnh vực trồng trọt các loại cây ngắn, dài ngày và chăn nuôi gia cầm, gia súc...Trước đó, những ngày đầu khi Công ty Sonadezi bị phát hiện xả thải gây ô nhiễm môi trường, có tất cả 271 đơn của người dân hai xã Tam An, Tam Phước - huyện Long Thành gửi lên cơ quan chức năng đòi bồi thường, số tiền chỉ hơn 19 tỉ đồng.
Theo bà Hà, sau khi nhận xong toàn bộ phiếu kê khai hợp lệ, Ban Chỉ đạo điều tra, xác minh ô nhiễm sẽ tiến hành các phương pháp để xác minh chính xác, cụ thể thiệt hại của người dân. Ban chỉ đạo đề nghị các hộ dân còn lại nằm trong khu vực 114 ha, do Viện Môi trường - Tài nguyên khoanh vùng trước đó, nhanh chóng kê khai để có thể được xem xét bồi thường, hạn chót sẽ là ngày 20-7.
Riêng việc trong những ngày qua, một số người dân bức xúc vì cho rằng phần đất của mình bị đánh giá nằm ngoài vùng ô nhiễm là chưa hợp lý, bà Hà cho biết có thể sẽ phải nhờ cán bộ của Viện Môi trường - Tài nguyên giải thích trên cơ sở khoa học. Bà Hà cũng cho biết trước mắt, chỉ hướng dẫn thủ tục đòi bồi thường, còn cụ thể ngày nào phía Sonadezi sẽ phải giao tiền cho người dân thì "phụ thuộc nhiều bên liên quan nên chưa thể biết được".
Cây trồng, vật nuôi... lọt sổ?
Có một vấn đề khiến người dân xã Tam An bức xúc nhất trong đợt hướng dẫn kê khai này, đó là việc thiệt hại về cây trồng, vật nuôi có thể sẽ bị bỏ qua. Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết ban chỉ đạo "được thông báo" rằng Công ty Sonadezi chỉ chịu bồi thường về thủy sản tự nhiên; riêng về cây trồng, vật nuôi vẫn để bà con kê khai, sau đó đề nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Ông Kiều Hoàng Anh, Trưởng ấp 2 xã Tam An, cho biết tại các buổi kê khai ban đầu, người dân đều "giật mình" khi được thông báo chủ yếu thống kê thiệt hại về mặt thủy sản tự nhiên, còn về cây trồng, vật nuôi chỉ để "tham khảo" mà thôi. ÔngNguyễn Văn Trai, đại diện cho người dân xã Tam An, bức xúc: "Công ty Sonadezi lấy quyền gì mà dám tự quyết chỉ đền bù cho chúng tôi về mặt thủy sản tự nhiên? Người dân chúng tôi bị thiệt hại và yêu cầu bồi thường chứ không phải xin xỏ gì của công ty".
Bà Nguyễn Thị Hai, ngụ ấp 2, xã Tam An, cũng phản ứng: "Sonadezi dựa trên cơ sở nào để tuyên bố không bồi thường về cây trồng, vật nuôi? Sao không thông báo với chúng tôi bằng văn bản?".
Theo người dân xã Tam An, thiệt hại của họ là rất lớn, chủ yếu về mặt cây trồng, vật nuôi từ bao năm nay, chứ riêng về thủy sản tự nhiên thì "không được bao nhiêu". Ngoài ra, người dân cho rằng việc Viện Môi trường - Tài nguyên trước đó có báo cáo chưa thể xác minh cụ thể nguyên nhân thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thì cần phải làm rõ chứ không thể bỏ mặc, để rồi Công ty Sonadezi dám tự quyết định như vậy!
Ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết: "Trước mắt, chúng tôi chỉ hướng dẫn người dân kê khai để tổng hợp xác minh ban đầu, chưa thể nói phải bồi thường như thế nào, trong thời gian tới phải còn tiếp tục làm rõ".
Hơn 100 hộ dân bức xúc vì bị loại
Tại đợt hướng dẫn kê khai thiệt hại này, trong tổng số 271 đơn đòi bồi thường của nông dân, hiện đã có hơn 100 đơn bị loại vì bị cho rằng nằm ngoài khu vực 114 ha ô nhiễm do Viện Môi trường - Tài nguyên xác định trước đó. Những hộ dân này đang bức xúc đòi khiếu nại. "Thiệt hại rất rõ, vườn tược tiêu điều xơ xác như nhau ai cũng biết nhưng đơn của chúng tôi lại không được nhận" - một người dân nói. Riêng với những hộ dân đòi bồi thường ở xã Tam Phước, theo UBND xã này, hiện vẫn chưa được hướng dẫn kê khai thiệt hại.
Theo NLD
Giết cả thế hệ, chỉ phạt 500 triệu đồng? Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý - Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã có một sự so sánh như thế này: "Tội phạm hình sự cướp của, giết người sẽ bị tử hình nhưng tội phạm trong lĩnh vực môi trường giết cả thế hệ chỉ phạt 500 triệu đồng là xong". Và chính vì chế tài...