Bắt quả tang Kiểm sát viên nhận tiền hối lộ
Sáng 20-8, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã tạm giữ hình sự ông Nguyễn Đức Dũng (SN 1974), Kiểm sát viên của VKSND huyện Hớn Quản để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin ban đầu, vào tháng 4-2012, TAND huyện Hớn Quản tuyên phạt Phạm Duy (SN 1993) 4 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”.
Trong lúc Duy chờ thi hành án, ông Phạm Văn Tú (SN 1962, cha của Duy) gặp ông Dũng nhờ hỏi Duy sẽ thi hành án ở trại giam nào thì Dũng “dọa” là Duy sẽ bị giam tại trại giam của Bộ Công an ở tỉnh Đắk Lắk hoặc ở trại giam Cây Cầy (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).
Quán cà phê H2O trên đường Trần Hưng Đạo (P. Tân Phú, TX. Đồng Xoài, Bình Phước)
nơi ông Dũng bị bắt quả tang khi nhận tiền hối lộ vào sáng 19-8.
Lo sợ con mình bị giam xa nhà, khó khăn trong việc thăm nuôi nên ông Tú nhờ Dũng “lo” giúp cho Duy được thi hành án tù tại trại giam Tống Lê Chân của Bộ Công an ở huyện Hớn Quản hoặc ở trại giam Tân Phước của Công an tỉnh Bình Phước ở xã Tân Phước, huyện Đồng Phú. Ông Dũng đồng ý và ra giá 25 triệu đồng.
Một mặt lo chạy cho con, mặt khác ông Tú tìm hiểu thì biết nếu phạm nhân có mức án dưới 5 năm tù sẽ thụ án tại trại giam Công an tỉnh Bình Phước (huyện Đồng Phú). Khi thấy mình bị lừa, ông Tú làm đơn tố cáo vụ việc đến Công an tỉnh Bình Phước.
Video đang HOT
Đến 10 giờ ngày 19-8, khi ông Dũng đang nhận 25 triệu đồng từ tay ông Tú tại quán cà phê H2O trên đường Trần Hưng Đạo (phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài) thì trinh sát PC46 Công an tỉnh Bình Phước ập vào bắt quả tang.
Ông Dũng đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ phạm nhân của Công an thị xã Đồng Xoài để phục vụ điều tra.
Theo NLD
Những gương mặt Tây hát nhạc Việt nổi tiếng nhất
Rõ ràng đối với dân ngoại thì nhạc Việt không hề dở chút nào...
Suốt thời gian qua khi cuộc thi The Voice trở nên nóng bỏng trên sóng truyền hình thì cũng là lúc khán giả bắt đầu lời ra tiếng vào về chuyện thí sinh đua nhau hát nhạc ngoại. Quan điểm được mọi người đồng thuận nhiều nhất vẫn là nghi vấn: phải chăng nhạc Việt quá dở, khiến các sáng tác nội địa dần bị bỏ xó? Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều người yêu nhạc trên khắp thế giới dành tình cảm đặc biệt cho những ca khúc Việt Nam, mặc dù họ là dân Tây chính gốc 100%. Hãy cùng điểm qua các giọng hát từ "bập bẹ" cho đến thuần thục nhưng vẫn nồng nàn tình cảm, để thêm yêu những giai điệu sẽ mãi còn đọng lại trong tâm hồn người Việt Nam.
Sinh năm 1985, Kyo York đã từng học ở Đại học Marymount Manhattan, tốt nghiệp và làm việc tại Công ty Apple tại thành phố New York. Trong chuyến đào tạo kỹ năng giao tiếp trên tàu biển năm 2007 dành cho những sinh viên cuối khóa, Kyo đã đến Việt nam trên một chiếc tàu cập bến cảng Nhà Rồng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lần đầu tiên, Kyo biết Việt Nam. Tưởng chừng chỉ là một chuyến đi thoáng qua như biết bao nơi khác, thế như cái "duyên" của Kyo với Việt Nam xem chừng đã được định đoạt từ lâu. Hai năm sau, anh có dịp quay trở lại miền Tây để thực hiện một chương trình dạy anh văn, tại đây anh bắt đầu chú ý đến tiếng Việt và các ca khúc thuần Việt.
Diễm xưa - Kyo
Sau vài lần thể hiện thử và được bạn bè nhiệt tình khuyến khích, Kyo ngày càng đầu tư, trau dồi. Anh tỏ ra rất khắt khe khi trình bày ca khúc Việt Nam, vì theo Kyo: "Phải tập thật kỹ để có phát âm chuẩn và phải hiểu được ý nghĩa của ca khúc đó. Vì ca khúc luôn thể hiện được một phần văn hóa sâu sắc của đất nước nên mặc dù điều này là khó khăn nhưng Kyo nghĩ nó thật thú vị, nhất là khi Kyo hiểu thêm về một văn hóa của một đất nước mà Kyo đang hòa nhập". Và chỉ sau 1 năm miệt mài luyện tập, hiện Kyo đang là một ca sĩ chuyên nghiệp được yêu thích tại nhiều phòng trà nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, và anh rất ưa chuộng những tình khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phú Quang.
Chắc hẳn đến thời điểm này, cái tên Lee Kirby đã không còn quá lạ lẫm với những bạn trẻ hay "lướt mạng". Nổi tiếng cách đây hơn một năm với đoạn video clip trình bày ca khúc "Diễm xưa" rất xúc động trên Youtube, Lee Kirby được người hâm mộ yêu mến vì tình cảm anh dành cho những ca khúc Việt, cho con người Việt và cho cả đất nước Việt Nam. "Chàng diễm xưa của xứ sở sương mù", hay"anh chàng người Anh hát nhạc Việt" từ lâu rồi đã là những cái tên rất trìu mến mà mọi người dành cho anh.
Cát bụi
Đêm thấy ta là thác đổ
Tính đến bây giờ, Lee đã hát khoảng gần 15 bài hát bằng tiếng Việt. Lee cho biết có những bài hát nghe một lần là anh thích ngay lập tức,như bài "Quê nhà", có những bài anh phải nghe rất nhiều lần mới hiểu được hết, từ đó mới thích, như bài "Em ơi Hà Nội phố". Khi thích một bài hát rồi, anh sẽ tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa của bài hát ấy, từng câu từng chữ, để khi hát có thể bộc lộ được hết cảm xúc. Lee không giỏi nói tiếng Việt cho lắm, nhưng phát âm trong các bài hát của anh lại khá chuẩn, đó là kết quả của việc tập luyện. Lee cười: "Để đạt được đến mức độ &'"Hát được'" một bài hát tiếng Việt, tôi có thể chỉ mất từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Nhưng để đạt đến mức độ "Hay và có cảm xúc", thì phải mất đến hàng ngàn giờ tập mất".
Richard Fuller là người Mỹ, ông đến Việt Nam cuối những năm 1960. Hiện ông vẫn sống ở TP HCM và dạy Anh ngữ thương mại tại Trường Apollo. Năm 1970, Fuller gặp Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt và từ đó cho đến ngày Trịnh Công Sơn mất, họ đã có một tình bạn hơn 30 năm. Thế nhưng, chưa lúc ông nào tự nhận mình là một người bạn thân của nhạc sĩ. "Anh Sơn bạn bè rất nhiều" - Fuller nói - "Nếu chỉ căn cứ vào thời gian quen biết để gọi là thân tình thì có thể nói ông là người thân của bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trên thế giới này".
Một cõi đi về
Nối vòng tay lớn được trình bày bằng tiếng Anh
Không chỉ hát tiếng Việt, Richard Fuller còn yêu nhạc Trịnh đến mức dành hơn 20 năm dịch các ca khúc của người bạn quá cố sang tiếng Anh với hi vọng hàng triệu người trên khắp thế giới có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những tâm tư tình cảm của vị nhạc sĩ tài hoa, một tâm hồn đậm chất Việt Nam.
Cư dân mạng đã từng xôn xao trước clip "Cô hàng nước" của anh chàng có nick vsingleton trên Youtube. Anh bạn có khuôn mặt bầu bĩnh này sử dụng cây đàn Ukulele một cách khá thuần thục và biểu diễn bài hát "Cô hàng nước" bằng tiếng Việt rất nhuyễn.
Anh chàng Tây hát Cô hàng nước
Trong bài hát của tác giả Vũ Minh, dù có một số từ được anh phát âm chưa chuẩn lắm nhưng để thuộc một bài hát dài và có giai điệu đậm chất quan họ như "Cô hàng nước" quả là một điều không dễ, nhất là lại với người nước ngoài.
Điều đặc biệt nữa trong clip này là anh đã thể hiện một cách tự nhiên bài hát, tự đệm đàn cây đàn và thu âm từ bằng thiết bị kết nối với cái máy tính. Clip của anh đã nhận được sự tán thưởng của người nghe: "Quá là dễ thương". Hay "Giọng quá chuẩn luôn, không xem clip mà chỉ nghe thì cứ ngỡ anh là người Việt". Có bạn còn khẳng đinh "Đúng giọng Sài Gòn luôn!". Và nhiều người cũng phải đặt câu hỏi: "Cái anh chàng này là ai vậy, hát dễ thương quá đi". Mặc dù cho tới giờ danh tính của anh chàng có vsingleton này vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng giọng hát của anh thì đã vươn xa.
Ngoài ra, trên mạng cũng còn rất nhiều Clip của các ca sĩ "tay ngang" ở mọi độ tuổi, trình bày đủ mọi thể loại, với độ thuần thục tiếng Việt cũng khác nhau, thế nhưng tất cả họ đều có cùng điểm chung là tình yêu với âm nhạc Việt Nam, và không hát nhép.
Tình yêu tuyệt vời-một ca khúc được cậu nhóc tuổi teen này cho là "thấy đẹp" nên cố hát dù sợ "hát không đẹp lắm"
Một vòng trái đất - Ca khúc Việt còn được dân Mỹ ưa chuộng trong Các buổi liên hoan Karaoke
Ông Tây hát cải lương từng gây sốt tại miền Tây
Có thể thấy, những bài hát Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng bạn bè quốc tế. Không chỉ có cách phát âm thú vị mà ngôn ngữ của chúng ta còn là cả một kho tàng phong phú về ngữ nghĩa mà người ngoại quốc luôn muốn tìm tòi, khám phá. Như những gì mà các "ông Tây" ở trên đã chia sẻ, để có thể hát được một ca khúc Việt Nam, họ đã dành thời gian cùng nhiều công sức rèn luyện, không chỉ để bản thân có thể hiểu rõ ca từ, thông điệp của bài hát, mà người trình bày còn muốn truyền tải tất cả điều đó đến với người nghe, vì âm nhạc là một phần quan trọng của văn hóa, như Kyo York đã nói.
Với những tranh cãi đa chiều về việc hàng loạt tài năng trẻ đang ngày càng sử dụng nhiều ca khúc ngoại tại các sân chơi âm nhạc, có lẽ vấn đề nằm ở chổ họ đã thực sự cảm nhận được cái độc đáo của âm nhạc Việt Nam hay chưa? Và nếu chưa thì do đâu? Liệu có phải một phần trong các lý do là bởi ngay cả thế hệ đàn anh đàn chị cũng đang ngày càng thể hiện theo hướng nhạt dần, kém tìm tòi sáng tạo, loay hoay trong lối mòn, khiến các ca khúc Việt Nam thiếu đi sức thuyết phục với thế hệ trẻ.
Chuyện hát nhạc nước ngoài nhiều hay ít, hẳn nhiên không đáng lo, vì người Việt Nam cũng đã đến lúc cần hòa mình vào các thông điệp của thế giới, tuy nhiên nếu những giọng ca hay mà lại chỉ có thể hát được nhạc ngoại thì đó mới thật sự là vấn đề đáng suy ngẫm. Bên cạnh đó, những tài năng trẻ cũng cần học hỏi tinh thần của các "ông Tây" khi muốn thể hiện một bài hát không phải bằng tiếng mẹ đẻ, đừng quá dễ dãi với ý nghĩ: hát tiếng Anh cho sang, hay tỏ vẻ hợp thời. Nếu không có sự chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng, chưa nắm rõ thông điệp cũng nhưng phát âm thiếu chuẩn sát thì tất cả cũng chỉ là căn bệnh sính ngoại mà thôi, dù nhạc lý có vững đến đâu. Hãy tôn trọng văn hóa của bạn bè quốc tế như cách họ đã rất tôn trọng văn hóa Việt Nam thông qua âm nhạc.
Trung Kiên
Theo 2sao
Mai Khôi say đắm với nhạc Quốc Bảo Thông qua âm nhạc, nữ ca sĩ muốn chia sẻ thông điệp về tình yêu thương trong cuộc sống. Sau thời gian sinh sống tại Hà Nội, nữ ca sĩ cá tính Mai Khôi đã trở lại Sài Gòn và đánh dấu sự "tái xuất" bằng đêm nhạc đầy say đắm và quyến rũ mang tên Mai Khôi và Hành trình yêu thương...