Bắt phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM
Bà Võ Thị Chinh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện mắt TP.HCM đã bị Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan chức năng tiến hành khám xét nơi làm việc của Giám đốc bệnh viện mắt TP.HCM trong ngày 4.11 . ẢNH: CTV
Ngày 8.2, nguồn tin riêng của PV Thanh Niên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đồng thời ra quyết định khởi tố bị can thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Võ Thị Chinh Nga, Phó giám đốc; Phí Duy Tiến, nguyên phó giám đốc và Nguyễn Quốc Toản (nguyên trưởng khoa của Bệnh viện mắt TP.HCM) để điều tra về tội danh vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
CQĐT xác định các bị can nói trên đã có sai phạm về đấu thầu liên quan đến việc nâng giá thiết bị thủy tinh thể nhân tạo.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 4.11.2019, CQĐT đã thực hiện khám xét Bệnh viện Mắt TP.HCM, thu giữ nhiều tài liệu liên quan.
Kính nội nhãn - Lựa chọn nào khi phẫu thuật phaco?
Việc chọn kính nội nhãn (hay thể thủy tinh nhân tạo - IOL) để thay thế thể thủy tinh bị đục thích hợp với ai đó không hề dễ dàng. Bác sĩ sẽ tư vấn để bạn chọn được IOL phù hợp với khả năng tài chính và lối sống của bản thân.
Chi phí của phẫu thuật thường được bảo hiểm y tế hay các hãng bảo hiểm chi trả (nếu bạn có mua bảo hiểm). Tuy nhiên không phải loại IOL nào cũng được bảo hiểm chi trả. Một vài loại IOL đặc biệt có thể không được bảo hiểm thanh toán.
Mức thị lực của bạn cũng là một lý do để bảo hiểm y tế chấp nhận hay từ chối thanh toán chi phí phẫu thuật. Bạn cần bàn bạc, lắng nghe bác sĩ phẫu thuật nói về tình trặng bệnh của mình. Bạn nên xin tư vấn kỹ càng từ phía bảo hiểm và bác sĩ phẫu thuật. Những vấn đề được đưa ra sau đây sẽ giúp bạn cân nhắc để đi đến quyết định sau cùng.
Vật liệu để làm IOL: Hầu hết được làm từ silicone, acrylic và các vật liệu plastic tổng hợp khác. Các vật liệu này có thể được tráng phủ các chất liệu chống tia UV nhằm tránh khả năng gây hại của nó cho mắt. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, ít người quan tâm đến khía cạnh vật liệu làm ra IOL.
Kính đơn tiêu: Rất nhiều bệnh nhân sử dụng loại IOL này. Kính cho phép hội tụ ánh sáng để nhìn xa hoặc nhìn gần hay nhìn cự ly trung bình. Đa phần bệnh nhân chọn loại để nhìn xa thật rõ. Còn lại để nhìn gần hay đọc sách, họ sẽ phải đeo kính gọng.
Cá biệt có những người thời gian chủ yếu làm việc nhà, dùng computer hay các thiết bị điện tử, thích học, đọc... họ sẽ chọn kính đơn tiêu chỉ để nhìn thật rõ khi làm việc gần còn lại sẽ dùng kính gọng kinh điển để nhìn xa, lái xe, xem TV.
Phương pháp một mắt đặt IOL nhìn xa, một mắt đặt IOL nhìn gần hay kỹ thuật monovision để nhìn tốt cả cự ly gần và xa, cũng có thể thích hợp với nhóm người có não bộ đặc biệt, nhưng trước khi mổ phải khám xét cẩn thận và đeo thử kính tiếp xúc để quyết định ứng dụng phương pháp này.
Phẫu thuật phaco thay thế thủy tinh.
Kính đa tiêu: Có cấu tạo quang học thành nhiều vùng khác nhau, 2 hoặc 3 tiêu cự chẳng hạn. Điều này cho phép bệnh nhân nhìn rõ cả xa và gần. Một vài loại kính đa tiêu còn cho khả năng nhìn tốt ở cự ly trung bình. Có bệnh nhân không thực sự thoải mái hoàn toàn khi nhìn gần, tuy nhiên chỉ là cá biệt.
Kính có phần hội tụ sâu mở rộng (EDOF): Kính ưu tiêu căn chỉnh để nhìn rõ cự ly xa và trung bình.
Kính có khả năng điều tiết: Cho phép bệnh nhân nhìn rõ ở mọi cự ly nhưng tận dụng khả năng điều tiết tự nhiên của cơ thể mi.
Nếu bệnh nhân hay phải lái xe ban đêm: Kinh nghiệm ở một số người mang kính đa tiêu và EDOF là cảm giác lóa, quầng sáng, giảm độ tương phản đặc biệt khi trời xẩm tối và về đêm. Nếu phải lái xe ban đêm, nhiều người thấy thoải mái hơn với kính đơn tiêu.
Nếu bệnh nhân bị loạn thị từ trung bình đến cao: Do giác mạc, phần trước của mắt có độ cong không đều sẽ tạo hình ảnh xoắn vặn cả khi nhìn xa và nhìn gần. Nhóm bệnh nhân này sẽ thích hợp để đặt kính Toric IOLs. Một thủ thuật khác cũng có thể hữu hiệu là dùng đường rạch vùng rìa giảm loạn thị, có thể tiến hành cùng với phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc riêng rẽ. Cần lưu ý là BHYT thường không chi trả cho loại IOL và phẫu thuật bổ sung này.
Bệnh nhân có các bệnh mạn tính và sẵn có tại mắt như glôcôm, thoái hóa hoàng điểm... thì việc dùng loại kính đắt tiền như đa tiêu hay EDOF lại là không cần thiết. Kính đơn tiêu cho ánh sáng đi thẳng vào mắt nhiều nhất là sự lựa chọn lý tưởng.
Như vậy có nhiều loại IOL để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người sử dụng, có những loại đặc biệt sẽ không được BHYT chi trả hoặc chỉ chi trả một phần như loại đa tiêu hay EDOF chẳng hạn. Về phía bệnh nhân, thường có rất nhiều yêu cầu, kỳ vọng.
Với ai đó thì chỉ đơn giản là thay thể thủy tinh bị đục bằng thể thủy tinh nhân tạo (IOL) trong suốt. Một vài hoạt động khác cũng vẫn có thể phải đeo kính bên ngoài: đi nắng, chơi thể thao, đọc sách... Nhưng với những người khác phải là thị lực tối ưu mà không cần mang kính. Quan trọng là, nhu cầu, ước muốn của cá nhân kèm theo tư vấn của thầy thuốc sẽ đi đến sự lựa chọn tối ưu cho tất cả các bên.
Tấm ảnh cháu bé miền núi phía Bắc "bị xuất huyết dưới kết mạc" do thời tiết rét lạnh đỏ ngầu cả 2 mắt: BS chuyên khoa Mắt nói sự thật về nguyên nhân Quan sát thấy mắt em bé bị xuất huyết dưới kết mạc cả hai bên nhưng mi mắt không sụp xuống nên tôi thiên về khả năng giác mạc không bị tổn thương. Hơn một tuần nay, nhiệt độ ở miền Bắc xuống thấp đến nỗi băng tuyết xuất hiện trên nhiều vùng núi. Một tấm ảnh chụp cháu bé dân tộc thiểu...