Bất ổn dâng cao, Senegal buộc phải tạm đóng cửa các lãnh sự quán ở nước ngoài
Ngày 6/6, Bộ Ngoại giao Senegal tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán ở nước ngoài trong bối cảnh bất ổn.
Các cuộc đụng độ và biểu tình đang làm rung chuyển Senegal. (Nguồn: Reuters)
Cụ thể Senegal đã tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán ở Bordeaux, Paris (Pháp), Milan (Italy) và New York (Mỹ) cùng nhiều nơi khác.
Video đang HOT
Việc đóng cửa các lãnh sự quán được công bố trong bối cảnh tình trạng bất ổn với những hành vi bạo lực gây chết người bùng phát sau khi một nhân vật đối lập hàng đầu, ông Ousmane Sonko, bị tuyên án 2 năm tù vào tuần trước – sự việc có khả năng ngăn cản ông Ousmane Sonko ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Trong vòng 4 ngày từ 1-3/6, ít nhất 16 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, khi những người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh, khiến quốc gia Tây Phi này rơi vào tình trạng bất ổn tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Các công trình và cơ sở kinh doanh tư nhân và công cộng đã bị cướp phá và phá hủy trong các cuộc bạo loạn, bao gồm các trường đại học, trạm xăng, ngân hàng, siêu thị, tòa nhà hành chính và bến xe buýt.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Senegal không cho thấy sự liên kết giữa các cuộc tấn công ở nước ngoài dẫn tới việc đóng cửa tạm thời các lãnh sự quán của Senegal với bản án của ông Sonko hoặc bạo lực diễn ra sau đó.
Tuyên bố nêu rõ: “Biện pháp phòng ngừa này được thực hiện sau một loạt các hành động gây hấn… đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng”.
Bộ Ngoại giao Senegal cũng thông tin thêm rằng, Tổng lãnh sự quán Senegal ở Milan bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thậm chí các máy làm hộ chiếu và chứng minh thư đã bị phá hủy.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo các nước Phương Tây về việc đóng cửa lãnh sự quán
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng cảnh báo hậu quả của việc các nước Phương Tây tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán tại nước này và đưa ra các khuyến cáo an ninh trong tuần qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp báo ở Tirana, Albania ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc gặp mặt lực lượng thanh niên được ghi hình trước và phát sóng cùng ngày, Tổng thống Erdogan nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra "tối hậu thư" cảnh báo các nước này "sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục hành động như vậy".
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn cho rằng các quốc gia phương Tây "đang cố tình kéo dài thời gian", song nước này sẽ đưa ra "các quyết định cần thiết" trong cuộc họp nội các ngày 6/2 (theo giờ địa phương).
Hôm 2/2, Ankara đã triệu đại sứ của 9 quốc gia phương Tây nhằm phản đối quyết định của họ liên quan việc đóng cửa hàng loạt lãnh sự quán tại Istanbul. Bên cạnh động thái đóng cửa, một số nước còn khuyến cáo công dân thận trọng trước nguy cơ cao xảy ra các vụ tấn công nhằm vào các phái bộ ngoại giao và các địa điểm tôn giáo không theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau hàng loạt vụ biểu tình tại châu Âu những tuần gần đây, trong đó có một số vụ đốt các bản photo cuốn kinh Koran của người Hồi giáo. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Đức, không chia sẻ các chứng cứ để củng cố cho cảnh báo về mối đe dọa an ninh mà họ đã đưa ra.
Tháng 1 vừa qua, với việc đình chỉ các cuộc đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ủng hộ nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan sau một vụ biểu tình tại thủ đô Stockholm, trong đó một phần tử cực đoan chống Hồi giáo đã đốt kinh Koran.
Những động lực của châu Phi với sứ mệnh khởi xướng hòa bình cho Ukraine Hòa bình, lương thực và phân bón, đó được cho là những động lực của giới lãnh đạo châu Phi trước các cuộc đàm phán với Moskva và Kiev nhằm khởi xướng hòa bình cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (ảnh) và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều đã đồng ý tiếp đón phái đoàn của 6 nguyên thủ quốc gia từ...