Bất ổn chính trị ảnh hưởng tới năng lực khai thác khí đốt của Myanmar
Myanmar là nhà khai thác khí đốt tự nhiên lớn thứ 26 thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này chiếm 0,31% sản lượng khí đốt toàn cầu.
Ảnh: Irrawaddy
Trên thực tế, sản lượng khí đốt của nước này đã giảm 14% vào năm 2023 so với năm 2022.
Trong vòng 5 năm tính đến năm 2023, sản lượng từ Myanmar giảm với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 7% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ CAGR chỉ còn 2% trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2028.
Video đang HOT
Các nhà khai thác khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Myanmar, bao gồm PTT Public, Posco International và Myanma Oil and Gas Enterprise. PTT Public là nhà khai thác khí đốt tự nhiên lớn nhất vào năm 2023, Posco International xếp thứ hai, và Myanmar Oil and Gas Enterprise đứng thứ ba.
Hồi năm 2019, nước này khai thác 17,1 tỷ m3 khí đốt (0,4% sản lượng thế giới), xuất khẩu gần 2/3 sản lượng này sang các nước láng giềng (chủ yếu là Thái Lan, với một phần nhỏ sang Trung Quốc). Thời điểm đó, Myanmar trở thành nước xuất khẩu khí đốt lớn thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia (và là nước dẫn đầu Châu Á về xuất khẩu khí đốt bằng đường bộ).
Bên cạnh đó, Myanmar cũng là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ, do năng lực khai thác nội địa không cao.
Theo ông Éric Mottet – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dữ liệu Đông Á tại Đại học Quebec ở Montreal: “Myanmar hiện sở hữu 4 mỏ khí ngoài khơi đang được khai thác. Thái Lan và Nhật Bản (PTTEP, Mitsui) nắm cổ phần tại các mỏ này. Trước đây, khi nhu cầu năng lượng trong nước vẫn còn yếu, chính quyền quân sự Myanmar đã ký nhiều hợp đồng cung cấp dài hạn với Trung Quốc và Thái Lan. Chính phủ sử dụng nguồn khí đốt như một phương tiện để thu ngoại tệ”.
Năm 2020, Chính phủ Myanmar đã cấp phép cho tập đoàn năng lượng PTTEP của nhà nước Thái Lan đầu tư 2 tỷ USD vào việc phát triển những mỏ khí tự nhiên, xây dựng các nhà máy điện (600 MW), một đường ống dẫn khí dài 370 km nối từ mỏ khí đến nhà máy điện, và một đường dây tải điện đi từ nhà máy đến thủ đô Yangon. Ngoài ra còn có những thỏa thuận với Total và tập đoàn Woodside Energy của Australia về việc vận hành những mỏ khí ngoài khơi và xây dựng đường ống dẫn khí, bắt đầu đi vào khai thác trong năm 2023-2024.
Myanmar từng dự định sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế cho 15 mỏ khí đốt ngoài khơi và 18 mỏ khí đốt trên đất liền trong thời gian sớm. Mặc dù vậy, kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính vào ngày 1/2/2021, ông Éric Mottet cho hay: “Một số công ty đã tuyên bố hủy bỏ dự án đầu tư tại Myanmar. Cụ thể là trường hợp của Amata (Thái Lan), Suzuki và ANA (Nhật Bản) – những quốc gia hiện hữu rất nhiều trong lĩnh vực năng lượng ở Myanmar”.
Mới đây, công ty năng lượng Chevron của Mỹ cũng rời khỏi mỏ khí đốt tự nhiên Yadana ở Myanmar.
Thay vì được bán, 41,1% cổ phần của Chevron trong mỏ khí đốt này đã được phân phối lại cho các cổ đông, gồm PTT của Thái Lan và Xí nghiệp Dầu khí Myanma (MOGE) thuộc sở hữu nhà nước.
Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ Chính phủ dân cử vào năm 2021. Kể từ đó, các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến đã khiến phong trào phản kháng trên toàn quốc (được một số quân đội dân tộc thiểu số hậu thuẫn) bùng nổ.
Nằm ở Vịnh Martaban, mỏ Yadana cho công suất khai thác khoảng 6 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, 70% trong số đó đã được xuất khẩu sang Thái Lan và khoảng 30% được cung cấp cho MOGE để sử dụng trong nước.
MOGE đã bị chính quyền quân sự chiếm giữ sau nỗ lực đảo chính năm 2021.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số dịch vụ tài chính của người Mỹ liên quan tới MOGE, trong hành động trực tiếp đầu tiên đối với doanh nghiệp này nhằm làm suy yếu chính quyền quân sự đang giữ vai trò kiểm soát.
Pháp tăng mạnh nhập khẩu khí đốt từ Nga
Theo các phân tích mới về dữ liệu thương mại, lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do Nga xuất khẩu sang Pháp đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2024, vào thời điểm châu Âu cố gắng rút khỏi các giao dịch mua năng lượng từ nước này.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phân tích đầu tiên đến từ Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn của thế giới. IEEFA đã xem xét dữ liệu từ Kpler, một công ty theo dõi vận chuyển và ICIS, một nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa.
Châu Âu đã hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng khí đốt tự nhiên vẫn được phép. Và trong khi các công ty ở Pháp nhập khẩu nhiều nhất, phân tích cho thấy các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong nửa đầu năm nay đã nhập khẩu thêm 7% lượng LNG của Nga so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chính phủ châu Âu cho biết, lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn khí đốt của Nga sẽ khiến hóa đơn năng lượng và sưởi ấm tăng vọt. Những bên sử dụng khí đốt cho mục đích công nghiệp cũng sẽ chịu thiệt hại nặng.
Phân tích từ IEEFA cho hay, các công ty Pháp đã nhập khẩu gần 4,4 tỷ m3 LNG của Nga trong nửa đầu năm nay, so với hơn 2 tỷ m3 trong cùng kỳ năm ngoái.
TotalEnergies, "gã khổng lồ" năng lượng của Pháp chiếm thị phần lớn nhất trong danh sách nhập khẩu từ tháng 1-6/2024 cho biết, họ bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Kinh tế Pháp cho hay sự gián đoạn trong hoạt động vận tải qua Kênh đào Suez đã buộc nước này phải định hình lại hoạt động nhập khẩu LNG - khí đốt từ Trung Đông không còn dễ dàng đến châu Âu, trong khi tuyến đường của Nga từ Bắc Cực không bị ảnh hưởng.
Dự án LNG lớn nhất của Nga nằm ở Bán đảo Yamal thuộc Vòng Bắc Cực, là một liên doanh với TotalEnergies - công ty sở hữu 20% cổ phần tại dự án. Theo hợp đồng được ký kết năm 2018, TotalEnergies cam kết mua 4 triệu tấn khí đốt từ dự án đó mỗi năm.
TotalEnergies cho biết, họ có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng các hợp đồng của mình. Công ty sẽ tiếp tục hoạt động này "miễn là các chính phủ châu Âu coi khí đốt của Nga là cần thiết cho an ninh nguồn cung của EU".
Phía TotalEnergies cho hay chỉ khi các lệnh trừng phạt mới được áp dụng thì họ mới có thể đình chỉ các giao dịch mua LNG từ Nga.
Trong khi đó, theo phát ngôn viên Adalbert Jahnz của Ủy ban EU, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2021-2023. Người phát ngôn cho hay việc tăng khối lượng nhập khẩu tạm thời không nên che lấp những thành tựu của EU trong hai năm qua về đa dạng hóa nguồn nhập khẩu. Phần lớn lượng khí đốt cần thiết của EU được cung cấp bởi các đối tác đáng tin cậy, chẳng hạn như Na Uy và Mỹ.
Iran tiết lộ chi tiết về thỏa thuận lớn với Gazprom của Nga Iran ngày 17/7 đã tiết lộ các chi tiết về thỏa thuận cung cấp khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga, vốn được ký vào tháng 6 vừa qua. Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Jawad Oji, hợp đồng có thời hạn 30 năm và...