‘Bất ngờ’ với vũ khí tuyệt đỉnh của tắc kè
Khi nhắm trúng con mồi, tắc kè phóng lưỡi xuất chiêu “bắt phát dính ngay” khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử.
Với mong mỏi chụp được những hình ảnh thú vị khi tắc kè phóng lưỡi bắt mồi từ lâu, nhiếp ảnh gia người Đức, Snke Peters ôm nhiều hi vọng khi quyết định thực hiện một chuyến du lịch khám phá vùng sa mạc Namib, Namibia.
Theo Snke Peters, anh đã muốn chụp lại những hình ảnh về loài tắc kè hoang dã khi chúng săn mồi trong thiên nhiên từ lâu nhưng ở Đức, những con tắc kè chỉ tồn tại trong vườn thú.
Lần này đến Namibia, cuối cùng nhiếp ảnh gia Snke Peters đã thỏa nguyện vọng của mình khi ghi lại được những hình ảnh tắc kè phóng lưỡi bắt mồi nhanh như chớp.
Con mồi mà tắc kè Namibia bắt được là một con sâu bột hay còn gọi là Tenebrio molitor là một loài bọ cánh cứng của họ Tenebrionidae. Toàn bộ săn mồi của con tắc kè diễn ra trong chốc lát nhưng do chuẩn bị tốt, nhiếp ảnh gia Snke Peters vẫn ghi lại được những khoảnh khắc quan trong nhất.
Sau khi chụp lại được những hình ảnh quý giá, Snke Peters không ngừng xem đi xem lại và hi vọng mình có dịp quay trở lại châu Phi trong thời gian sớm nhất có thể để hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên hoang dã nơi đây.
Không chỉ có nhiếp ảnh gia Snke Peters có mong muốn chụp lại được những khoảnh khắc kỳ thú của loài tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis mà còn có rất nhiều nhiếp ảnh gia động vật hoang dã khác cũng mong có cơ hội đó.
So với các loài tắc kè khác, tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis khá đặc biệt, chúng là một trong những loài tắc kè hoa lớn nhất ở miền nam châu Phi, đạt chiều dài tới 25cm.
Đuôi của chúng ngắn hơn so với cơ thể và so với các loài tắc kè hoa sinh sống trên cây khác. Đây là một sự thích nghi với môi trường sống chủ yếu trên mặt đất.
Thiệt thòi của loài này là do đuôi ngắn, thẳng, chúng không có khả năng đu bám, tuy vậy tắc kè hoa Chamaeleo namaquensis vẫn săn mồi theo cùng một cách như các loài tắc kè hoa khác, chúng rình con mồi một cách chậm rãi và bắt con mồi bằng chiếc lưỡi dài cực dính của chúng.
Chamaeleo namaquensis ăn côn trùng (đặc biệt là bọ cánh cứng và dế), thằn lằn… và thậm chí cả bò cạp, rắn nhỏ. Chúng thường đi săn trong cả các đụn cát và vùng nhiều đá.
Chamaeleo namaquensis cũng được ghi nhận là có hành vi ăn thịt đồng loại, đáng sợ hơn, chúng sẵn sàng ăn thịt các con non của đồng loại khi phát hiện các con non không có bảo vệ.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
"Chết mê" loài mèo hoang nhỏ nhất thế giới cực đáng yêu
Với chiều dài cơ thể chỉ khoảng 35 - 48cm, và khi trưởng thành cũng chỉ nặng khoảng 1kg, những con mèo đốm gỉ có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay của con người. Chúng còn được gọi là phiên bản tý hon của báo đốm.
Bạn có thể đã gặp gỡ nhiều loài mèo trên thế giới, nhưng có lẽ mèo đốm gỉ thì chưa. Bởi đây là loài mèo hoang dã quý hiếm, còn được mệnh danh là loài mèo hoang nhỏ nhất thế giới.
Theo tìm hiểu, mèo đốm gỉ có tên khoa học là Prionailurus rubiginosus, một loài mèo hoang sống trong các khu rừng ở Sri Lanka và Ấn Độ. Thi thoảng chúng cũng xuất hiện ở Terai và Nepal.
Với chiều dài cơ thể chỉ khoảng 35 - 48cm, và khi trưởng thành cũng chỉ nặng khoảng 1kg, những con mèo đốm gỉ có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay của con người.
Những sinh vật nhỏ bé này chủ yếu sống về đêm, thi thoảng chúng cũng xuất hiện vào thời gian ban ngày, mặc dù hoạt động ban ngày rất hạn chế.
Mèo đốm gỉ cũng thường được tìm thấy khi chúng đang ẩn nấp trong cây và hang động, tránh những kẻ săn mồi lớn hơn trong khu vực.
Con mồi của mèo đốm gỉ là những loài gặm nhấm nhỏ và chim.
Tuy nhiên, nếu cần, mèo đốm gỉ cũng sẽ săn cả thằn lằn, ếch và côn trùng để đổi bữa.
Loài này được so sánh là phiên bản tý hon của báo đốm với bộ lông màu gỉ sét và bản năng săn mồi rất mạnh mẽ, linh hoạt.
Đáng tiếc, cũng giống như bò rừng Mỹ, vượn capuchin đen, vượn cáo mặt đỏ... mèo đốm gỉ cũng nằm trong danh sách các loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng.
Nguyên nhân chính đe dọa cuộc sống của những con mèo hoang nhỏ nhất thế giới này là do mất môi trường sống. Những khu rừng rụng lá, môi trường sống yêu thích của loài mèo này đang suy giảm nghiêm trọng do con người phá rừng lấy đất canh tác.
Mời quý vị xem video: Tan chảy với chú mèo con đáng yêu nhất hệ Mặt trời
Lưu Thoa
Theo kienthuc.net.vn/Bored Panda
Khám phá "choáng" loài chuột biết dùng máu trong tai để hạ nhiệt Đôi tai lớn của loài chuột nhảy jerboa tai dài được cho là phát triển để thích nghi với môi trường sa mạc. Bề mặt tai lớn cho phép loài chuột này dùng máu để hạ nhiệt khi khi sa mạc quá nóng. Chuột nhảy jerboa tai dài, Chuột nhảy Gobi hay Chuột nhảy sa mạc tai dài, tên khoa học là Euchoreutes...