Bất ngờ với tuổi của Mặt trăng
Nhóm các nhà khoa học quốc tế kết luận rằng Mặt trăng trẻ hơn 85 triệu năm so với quan niệm từ trước đến nay.
Để rút ra kết luận này, các nhà vật lý địa cầu nghiên cứu hành tinh của Trung tâm hàng không vũ trụ Đức và các nhà nghiên cứu từ Đại học Manster đã sử dụng một mô hình toán học mới để xác định tuổi của Mặt trăng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Theo các giả thuyết trước đây về sự hình thành của Mặt trăng, người ta cho rằng ở dạng rắn, vệ tinh tự nhiên này xuất hiện cách đây khoảng 4,51 tỷ năm trước.
Mặt trăng có thể trẻ hơn 85 triệu tuổi so với các nghiên cứu trước đây. (Ảnh: Gadgets)
Video đang HOT
Thảm họa vũ trụ làm cho những khối vật chất đất đá khổng lồ bị phóng vào quỹ đạo Trái đất, trở thành “cơ sở” để hình thành nên vệ tinh tự nhiên. Ngay từ thuở sơ khai, nó được bao phủ bởi một đại dương magma với độ sâu hơn 1000 km. Vệ tinh đó dần cứng lại, và hình thành một lớp vỏ trên bề mặt của nó. Cho đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định chính xác phải mất bao lâu để đại dương magma đó nguội đi và rắn lại được.
Để tính tuổi của Mặt trăng, các nhà khoa học đã sử dụng một mô hình máy tính mới dựa trên kết quả phân tích các quá trình rắn hóa magma khác nhau. Từ đây, họ nhận thấy rằng đại dương magma của Mặt trăng phải mất gần 200 triệu năm để rắn lại hoàn toàn, mặc dù các mô hình trước đó chỉ dự đoán khoảng 35 triệu năm cho quá trình này.
Từ đó, các nhà khoa học nhận định, Mặt trăng ở dạng rắn được hình thành từ 4,435 tỷ năm trước với sai số cộng hoặc trừ 0,025 tỷ năm. Độ tuổi này cũng phù hợp với độ tuổi hình thành lõi kim loại của Trái Đất, được xác định theo phương pháp nghiên cứu biến đổi của urani thành chì (phương pháp U-Pb).
Mặt trăng trẻ hơn 85 triệu năm so với suy nghĩ trước đây
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một 'đại dương' đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hình ảnh mô tả cho thấy mặt trăng được hình thành từ một vụ va chạm xảy ra gần đây hơn so với các nhà khoa học dự đoán. Ảnh: Ron Miller.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát hiện ra, không chỉ mặt trăng từng có một "đại dương" đá nóng chảy (magma) khổng lồ, rực lửa, mà vệ tinh của Trái đất cũng hình thành muộn hơn các nhà khoa học dự kiến trước đây.
Hàng tỷ năm trước, một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa đã đâm vào Trái đất non trẻ. Giữa những mảnh vụn và đống đổ nát của vũ trụ, một hình thể đá mới hình thành, đó là mặt trăng.
Trong công trình mới này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng lại dòng thời gian hình thành mặt trăng. Trong khi các nhà khoa học trước đây cho rằng vụ va chạm hình thành mặt trăng này đã xảy ra cách đây 4,51 tỷ năm, thì nghiên cứu mới đã chứng minh sự ra đời của mặt trăng chỉ 4,425 tỷ năm trước.
Để xác định 85 triệu năm tuổi bị tính dôi trong thời đại của mặt trăng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán học để tính toán thành phần của mặt trăng theo thời gian. Dựa trên ý tưởng rằng mặt trăng có một đại dương magma khổng lồ, các nhà nghiên cứu đã tính toán sự biến đổi theo thời gian của các khoáng chất hình thành khi magma nguội đi. Từ đó, các nhà khoa học có thể theo dõi sự hình thành của mặt trăng.
"Bằng cách so sánh thành phần đo được của đá của mặt trăng với thành phần dự đoán của đại dương magma từ mô hình, chúng tôi có thể theo dõi sự tiến hóa của đại dương magma trở về điểm xuất phát của nó, thời điểm mặt trăng được hình thành", nhà khoa học Sabrina Schwinger, Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, tác giả của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố .
Những phát hiện này cho thấy mặt trăng hình thành cách đây 4.425 tỷ năm, tương đồng với nghiên cứu trước đây đã liên kết sự hình thành của mặt trăng với sự hình thành lõi kim loại của Trái đất.
"Đây là lần đầu tiên tuổi của mặt trăng có thể được liên kết trực tiếp với một sự kiện xảy ra ở cuối sự hình thành của Trái đất, cụ thể là sự hình thành của lõi", Giáo sư Thorsten Kleine, Viện nghiên cứu về hành tinh học tại Đại học Mnster ở Đức cho biết trong cùng tuyên bố.
Những phát hiện này đã được mô tả trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 10-7 trên tạp chí Science Advances.
Tàu vũ trụ của NASA tìm được nhiều kim loại trên Mặt Trăng Phát hiện này được các nhà nghiên cứu thực hiện khi khảo sát quỹ đạo bán cầu bắc của Mặt Trăng và đang sẵn sàng tiếp tục thực hiện một nghiên cứu tương tự về bán cầu nam của vệ tinh tự nhiên Trái Đất. Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng (LRO) của NASA đã phát hiện các dấu hiệu của oxit...