Bất ngờ với triển vọng kinh tế các nước Trung Á trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine
Theo tạp chí The Diplomat ngày 3/10, báo cáo triển vọng kinh tế khu vực tháng 9 của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cho thấy khu vực Trung Á đang chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn so với dự kiến ban đầu trước những cú sốc địa chính trị năm 2022.
Một cảng xuất khẩu dầu của Kazakhstan. Ảnh: SRB
EBRD đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Á so với hồi tháng Năm, theo đó khu vực Trung Á dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 4,3% vào năm 2022 và 4,8% vào năm 2023. Tỷ lệ này cao hơn so với toàn bộ khu vực thuộc quản lý của EBRD, mà dự kiến sẽ có mức tăng trưởng khoảng 2,3% trong năm 2022 và 3% trong năm 2023.
Theo EBRD, các điều chỉnh dự kiến tăng đối với khu vực Trung Á phản ánh sự thúc đẩy tiêu dùng do chính sách tăng lương trong khu vực công, dòng kiều hối cao và sự gia tăng mạnh thương mại với Nga cũng như trong lợi nhuận của các nhà xuất khẩu hàng hóa.
Video đang HOT
EBRD lưu ý rằng hai quốc gia Kazakhstan và Turkmenistan “đang hưởng lợi từ dầu và khí đốt do giá tăng và khối lượng xuất khẩu tăng”. Tại Kazakhstan, nền kinh tế này hiện dự kiến sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2022 và 3,5% vào năm 2023.
Xuất khẩu dầu trong nửa đầu năm 2022 của Kazakhstan đã tăng 85% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 24,8 tỷ USD, mặc dù có một số gián đoạn trong hoạt động của tập đoàn đường ống Caspian (CPC) tại Novorossiysk, Nga.
Trong khi đó, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Tajikistan “tiếp tục nhận được lượng kiều hối đáng kể từ Nga và những khoản này không có dấu hiệu giảm bớt…”. Cụ thể, lượng kiều hối của Kyrgyzstan tăng 11% trong nửa đầu năm 2022, trong khi lượng kiều hối đến Uzbekistan “đã tăng 96% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2022″.
Kyrgyzstan được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 7% trong cả năm 2022 và 2023, sau khi giảm 8,6% vào năm 2020 và tăng trưởng chỉ đạt khoảng 3,6% vào năm 2021. Tajikistan cũng được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cao, dự báo là 7% trong 2022 và 8% vào năm 2023. Tăng trưởng của Uzbekistan được dự báo là 5,5% vào năm 2022 và 6,5% vào năm 2023.
Triển vọng kinh tế khu vực Trung Á tích cực hơn cũng nhờ các hoạt động gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ ở trong khu vực của các hộ gia đình Nga. Việc di chuyển địa điểm kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp Nga cũng góp phần thúc đẩy thêm triển vọng kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng tình hình trong khu vực vẫn chưa thể sớm ổn định hoặc khả quan. Đặc biệt, lạm phát là một vấn đề nghiêm trọng. Theo EBRD, lạm phát trung bình tại các khu vực thuộc quyền quản lý của ngân hàng này lên tới khoảng 16,5% vào tháng 7/2022.
Lạm phát ở Kazakhstan trong tháng 8 đạt 16,1%; ở Uzbekistan đạt 12,3% trong tháng 7 và hiện tại khoảng 14% ở Kyrgyzstan. Tajikistan báo cáo lạm phát trong tháng 8 vào khoảng 8,3%.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, ngày 7/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%.
Ngân hàng Thế giới (WB). (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, ngày 7/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9%.
Báo cáo nêu rõ: "Tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống 2,9% vào năm 2022 - thấp hơn đáng kể so với mức 4,1% đã được dự đoán hồi tháng 1 vừa qua."
Theo báo cáo của WB, nền kinh tế Nga sẽ giảm 8,9% trong năm nay và 2% trong năm 2023. Báo cáo nhấn mạnh: "Nền kinh tế Nga được dự báo sẽ giảm 8,9% vào năm 2022, phản ánh nhu cầu trong nước giảm mạnh và kim ngạch xuất khẩu giảm. GDP của Nga dự kiến sẽ tiếp tục giảm 2% vào năm 2023, do tác động của lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga đối với xuất khẩu ròng."
Cũng theo báo cáo, GDP của Ukraine giảm 45% trong năm nay. WB dự đoán 4 nền kinh tế khác trong khu vực, gồm Belarus, Kyrgyzstan, Moldova và Tajikistan, sẽ sụt giảm trong năm 2022./.
Iraq nhận được đề nghị tăng xuất khẩu dầu thô sang châu Á Người đứng đầu Công ty Dầu mỏ quốc gia Iraq (SOMO), ông Alaa al-Yasiri, ngày 9/9 đã cho biết Iraq đã nhận được những đề nghị tăng lượng dầu thô xuất khẩu sang châu Á. Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Hãng thông tấn Nhà nước INA, ông Alaa al-Yasiri nêu rõ...