Bất ngờ với số cảnh sát, đặc vụ tử vong do các bệnh liên quan vụ khủng bố 11-9
Gần 2 thập kỷ sau khi những chiếc máy bay bị tổ chức khủng bố al-Qaeda không tặc đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York (Mỹ), hậu quả mà các vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 gây ra đối với lực lượng đầu tiên có mặt tại hiện trường vẫn rất nặng nề.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của 2 người lính cứu hỏa trực tiếp tham gia giải cứu nạn nhân trong thảm kịch 11-9
Theo đó, trong 17 năm kể từ vụ khủng bố, số lượng sĩ quan cảnh sát thành phố New York tử vong do các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công 11-9, phần lớn là ung thư, nhiều gấp gần 8 lần số cảnh sát thiệt mạng trong ngày hôm đó.
Cụ thể, 23 cảnh sát New York đã thiệt mạng tại Trung tâm Thương mại thế giới vào ngày 11-9-2001. Nhưng trong 17 năm sau đó, 156 người đã tử vong do các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công này.
“Cho đến ngày nay, mỗi năm chúng tôi vẫn đang mất đi những sĩ quan do ảnh hưởng của vụ tấn công 11-9″, Cảnh sát trưởng New York Terence Monahan nói với ABC News trong một cuộc phỏng vấn.
Video đang HOT
Không chỉ cảnh sát, Sở cứu hỏa thành phố New York cũng vậy. Theo thống kê, 343 nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng trong ngày 11-9-2001, trong khi số lượng lính cứu hỏa tử vong vì các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công này lên đến 182 người. Trong đó có 18 trường hợp tử vong trong 12 tháng qua, tên của họ đã được thêm vào một bức tường tưởng niệm tại trụ sở Sở cứu hỏa thành phố New York trong một buổi lễ diễn ra hôm 6-9 vừa qua.
“Bức tường tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới của chúng tôi là biểu tượng của sự hy sinh, sự cống hiến và trên hết là lòng dũng cảm, đây là phẩm chất của lực lượng cứu hỏa thành phố New York”, Giám đốc Sở cứu hỏa thành phố New York James Leonard nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây cũng chứng kiến số lượng đặc vụ liên bang bị tử vong bởi các căn bệnh liên quan vụ tấn công khủng bố 11-9 tăng lên, trong đó có 15 đặc vụ thuộc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI).
“Đây là những người phụng sự Tổ quốc trong thời khắc cần kíp nhất. Chúng tôi chứng kiến và hiểu được những tác động lâu dài của công việc đó”, Giám đốc FBI Christopher Wray nói.
Tính đến ngày 31-8-2018, Quỹ Bồi thường Nạn nhân vụ 11-9 đã xác định được 20.874 người đủ điều kiện được bồi thường. Tổng số tiền được trao cho đến nay là hơn 4,3 tỷ USD.
Theo anninhthudo
Khủng bố vẫn cố gây quỹ qua bitcoin, tiền mã hóa
Đây là thông tin mà Quốc hội Mỹ vừa được báo cáo.
Ảnh: Bloomberg
Cụ thể, các tổ chức khủng bố như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) được cho là đã cố gắng gây quỹ nhiều lần thông qua tiền mã hóa nhưng không may mắn. Giám đốc phân tích Yaya Fanusie tại Foundation For Defense of Democracies Center on Sanctions and Illicit Finance cho hay: "Tiền mặt vẫn là vua", theo Forbes.
Thông tin này được ông Fanusie báo với Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Quốc hội Mỹ trong buổi điều trần chuẩn bị. Ông Fanusie chỉ ra một nỗ lực không thành công của các nhóm khủng bố trong việc quyên tiền bằng tiền mã hóa. Một nhóm có tên Mujahideen Shura Council (MSC) ở vùng Environs of Jerusalem chỉ gọi được tổng cộng hơn 500 USD một chút bằng tiền mã hóa khi phát chiến dịch gọi vốn online năm 2016.
Tiền mã hóa là hình thức tiền tệ nghèo nàn với các nhóm thánh chiến, vì chúng thường cần mua hàng bằng tiền mặt tại những vùng không có cơ sở hạ tầng công nghệ đáng tin cậy, chuyên gia Fanusie giải thích. Tiền mặt cũng hấp dẫn với bọn khủng bố vì nó là phương tiện tài trợ nặc danh nhất.
Ông Fanusie lưu ý rằng không chỉ phiến quân và mạng lưới khủng bố cố tìm tài trợ bằng tiền mã hóa. Nhiều trang web truyền thông thánh chiến cũng tích hợp chiến dịch bitcoin vào nền tảng.
Để chống hoạt động gọi vốn bằng tiền mã hóa của giới khủng bố thành công, ông Fanusie cho rằng tất cả cơ quan chính phủ Mỹ điều tra về hoạt động tài trợ khủng bố nên thành thạo trong việc phân tích giao dịch tiền mã hóa. Ông cảnh báo một thách thức mà các cơ quan phải đối mặt là nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa nhỏ đang cho giao dịch vô số đồng mã hóa thay thế được gọi là "đồng riêng tư".
Các đồng riêng tư nói trên có thể khó truy ra hơn là bitcoin và các đồng mã hóa khác. Dù nhiều sàn giao dịch nỗ lực tuân thủ luật chống rửa tiền trong thời gian gần đây, hiện tượng này vẫn xảy ra. "Bằng cách chuẩn bị cho viễn cảnh khủng bố sử dụng tiền mã hóa ngày càng nhiều, Mỹ có thể hạn chế khả năng biến thị trường tiền mã hóa thành khu bảo tồn cho hoạt động tài chính bất hợp pháp", ông Fanusie nói.
Dù tiền mã hóa chưa bị phát hiện có dính líu đến các tổ chức khủng bố, bitcoin đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến cho Stormfront, trang web lớn nhất và lâu đời nhất của những người ủng hộ ý tưởng cho rằng dân da trắng là ưu việt, một quan chức thuộc Liên đoàn chống phỉ báng nói với Ủy ban.
Theo TNO
Khủng bố al-Qaeda cố gắng lấy lại ưu thế khi IS đang thất bại Ngày 4/9, tại Hội nghị cấp cao quốc tế về chống khủng bố diễn ra tại Herzliya, Israel, ông Arndt von Loringhoven, Trợ lý Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phụ trách vấn đề tình báo và an ninh cho biết tổ chức al-Qaeda đang cố gắng lấy lại ưu thế khi Nhà nước Hồi giáo (IS)...