Bất ngờ với không gian xưa trong căn nhà phố hiện đại
Với ý tưởng trân trọng những giá trị truyền thống nguồn cội, kiến trúc sư đã khéo léo kết hợp giữa nhà phố hiện đại và không gian xưa bằng nhà thờ gỗ, mái ngói cổ kính.
Bên cạnh ngôi nhà phố hiện đại giữa đô thị tại Hà Đông (Hà Nội) là nhà thờ cổ kính có kiến trúc xưa với mái ngói, cột gỗ. Không gian này được thiết kế theo kiến trúc gỗ truyền thống nhằm khuyến khích mọi thành viên trong gia đình luôn hướng về tổ tiên nguồn cội.
Theo kiến trúc sư, thách thức lớn để kết hợp 2 không gian này là làm sao để tránh sự khác biệt giữa truyền thống và hiện đại. Bên ngoài căn nhà là đô thị đông đúc chật hẹp, còn bên trong nhà là chốn bình yên, thư giãn.
Căn nhà tích hợp 2 không gian nhà gỗ truyền thống và nhà bê tông kính.
Ngay phía bên ngoài căn nhà là mặt phố đông đúc.
Chủ nhà tận dụng tầng 1 để kinh doanh.
Tầng 1 gồm không gian dành cho kinh doanh, bếp và 1 phòng ngủ.
Tầng 2 gồm phòng khách và 1 phòng ngủ và nhà thờ.
Phòng khách rộng nhìn sang bên kia là nhà thờ.
Video đang HOT
Không gian 2 trong 1 tại tầng 2, kết hợp giữa 2 phong cách kiến trúc.
Tiếp đến là khoảng sân kết nối giữa không gian hiện đại ở bên ngoài và nhà thờ cổ kính phía trong.
Khoảng sân rộng có nhiều cây xanh.
Phòng thờ được thiết kế theo lối kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, cột gỗ và gạch đỏ lát sàn.
Phong cách gỗ ấm cúng bên nhà thờ.
Kiến trúc sư kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và truyền thống một cách hài hòa.
Nhìn từ phía ban công ra mặt phố.
Từ phố phường bước vào trong nhà, gia chủ cảm thấy bình yên.
Ngôi nhà bình yên về đêm.
Không gian kiến trúc nhìn từ trên cao.
Nên đổ mái bằng hay lợp mái tôn khi xây nhà?
Khi xây nhà nên đổ mái bằng hay lợp mái tôn là câu hỏi của rất nhiều người, bạn có thể tham khảo những ưu nhược điểm của 2 loại mái để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Ưu điểm và nhược điểm nhà mái bằng
Nhà đổ mái bằng thường được hiểu là loại nhà có mái được xây dựng từ bê tông cốt thép. Đây là một thiết kế thường được áp dụng cho các công trình nhà phố hiện đại và cao cấp, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
Nhà đổ mái bằng có ưu điểm lớn nhất đó là tính bền bỉ và khả năng chống chịu cao trước các tác động từ môi trường bên ngoài. Với mái bằng, bạn có thể tận dụng sàn mái để làm sân thượng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt ngoài trời của gia đình như vui chơi hoặc sân phơi.
Kiến trúc sàn tầng mái nằm song song với phương mặt đất, do đó có độ dốc nhỏ, kết cấu liên kết bền vững cùng khả năng chống cháy cao. Nếu gia chủ muốn cải tạo hay nâng cấp căn nhà thì việc di chuyển trên tầng mái bằng sẽ dễ dàng hơn so với các loại mái nhà khác.
Ngoài ra, thiết kế nhà mái bằng thường gọn gàng và không ảnh hưởng đến các căn nhà kế bên, tạo ra một bức tranh đồng đều và thẩm mỹ cho khu vực xung quanh.
Nhà mái bằng. (Ảnh minh họa: danhgiahanoi)
Tuy nhiên nhà mái bằng khả năng thoát nhiệt kém, do lớp bê tông dày và lớp hồ dầu chống thấm không đủ tỏa nhiệt, nhà đổ mái bằng thường có khả năng thoát nhiệt kém hơn so với các loại mái khác.
Nhà mái bằng cũng có nguy cơ ngấm nước và vết loang màu. Mặc dù giảm thiểu nguy cơ dột thủng, nhưng tầng mái vẫn có thể bị ngấm nước, tạo ra những vết loang màu dưới trần nhà.
Trọng lượng của mái bằng nặng gây áp lực lên hệ thống móng. Vật liệu trong thi công mái bằng thường có trọng lượng nặng, gây áp lực lớn lên hệ thống tường móng của ngôi nhà. Do độ dốc nhỏ, mái bằng thường thoát nước chậm, dễ tích tụ rác như lá cây, cát, gây ra tình trạng ẩm mốc trên mái nhà.
Với kết cấu vững chắc, nhà đổ mái bằng thường không dễ dàng tháo lắp khi cần di chuyển hoặc sửa chữa. Cuối cùng, thời gian thi công nhà mái bằng thường kéo dài, quá trình thi công đổ mái bằng thường kéo dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, làm tăng thời gian và chi phí.
Ưu điểm và nhược điểm nhà mái tôn
Nhà lợp mái tôn được thiết kế và xây dựng với mái bằng tôn lợp, tạo nên một hệ thống che chở cho các công trình khỏi các tác động của tự nhiên như mưa và nắng. Đây là một thiết kế phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện đại ngày nay.
Nhà mái tôn mang tính thẩm mỹ cao, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, phù hợp cho nhiều kiểu nhà ở. Mái tôn được làm từ các hợp chất kim loại như thép không gỉ nên có tuổi thọ cao, có thể kéo dài lên từ 20 - 40 năm, từ đó còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa.
Lợp mái tôn còn giúp tiết kiệm điện năng, bởi những loại tôn hiện nay có khả năng chống nóng tốt, mang lại không gian mát mẻ cho ngôi nhà bạn.
Do trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công, lắp đặt hay sửa chữa tầng mái cũng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
Nhà mái tôn. (Ảnh minh họa: Noithatchat)
Mái tôn thường mỏng và yếu hơn so với mái đổ bê tông, dễ bị móp méo hoặc biến dạng khi bị va đập mạnh từ các vật thể. Ngoài ra, mái tôn cũng sẽ nóng hơn vào mùa nắng và tiếng ồn lớn khi mưa. Do mái tôn hấp thụ nhiệt, nên nhiệt độ trên tầng mái thường cao hơn. Hơn nữa, mái tôn có thể gây ra tiếng ồn khi trời mưa. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giảm đi khi sử dụng tôn uy tín và chất lượng.
Nên đổ mái bằng hay lợp tôn?
Sự chênh lệch về chi phí giữa việc đổ mái bằng và lợp mái tôn có thể đáng kể. Thông thường, chi phí cho việc đổ mái bằng bê tông cốt thép có thể đắt hơn khoảng 1,5 lần so với việc lợp mái tôn. Điều này làm cho nhiều gia đình phân vân và không biết nên chọn mái bằng hay lợp tôn.
Để đưa ra quyết định, gia chủ cần xem xét các yêu cầu cụ thể của công trình và sở thích về mặt thẩm mỹ của ngôi nhà, cũng như tình hình tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, xu hướng chung trên thị trường hiện nay thường ưa chuộng lợp mái tôn vì chi phí rẻ và có sẵn nhiều mẫu mã phù hợp với xu hướng nhà hiện đại. Đồng thời, việc lựa chọn mái tôn chất lượng sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của tôn thông thường.
Mẫu nhà phố 3 tầng hiện đại, tích hợp vườn treo chan hòa ánh sáng Ngôi nhà phố 3 tầng được kiến trúc sư Phan Hiển thiết kế với vườn treo trên cao, chan hòa ánh sáng. Ngôi nhà phố 3 tầng với vườn treo trên cao, chan hòa ánh sáng là nơi bắt đầu của hành trình sống và trải nghiệm cho gia chủ. Một không gian sống hiện đại, tiện nghi, phù hợp với gia đình...