Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuố.c quý được
Quả thù lù có thành phần dinh dưỡng ấn tượng, có thể hỗ trợ sức khỏe xương, cải thiện thị lực và phòng ngừa ung thư,…
Quả thù lù hay còn gọi là quả tầm bóp, quả lồng đèn, quả bùm bụp. Loại quả này có tên khoa học là Physalis angulata. Trái thù lù có hình tròn, nhẵn, đường kính trung bình từ 1,5 cm đến 2,5 cm. Loại quả này có màu cam cùng với hương vị rất độc đáo, vị chua ngọt nhẹ nhàng và rất dễ ăn. Trái thù lù được ví như là vị thuố.c quý giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật. Vậy công dụng của trái thù lù là gì?
1. Giá trị dinh dưỡng của trái thù lù
Quả thù lù có thành phần dinh dưỡng ấn tượng. Theo Healthline, trong 140 gram quả thù lù có chứa:
- Lượng calo: 74
- Carbohydrate: 15,7 gram
- Chất xơ: 6 gram hơn 20% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày (RDI).
- Protein: 2,7 gram
- Chất béo: 1 gram
- Vitamin C: 21% RDI cho phụ nữ và 17% cho nam giới
- Thiamine: 14% RDI cho phụ nữ và 13% cho nam giới
- Riboflavin: 5% RDI
- Niacin: 28% RDI cho phụ nữ và 25% cho nam giới
- Vitamin A: 7% RDI cho phụ nữ và 6% cho nam giới
- Sắt: 8% RDI cho phụ nữ và 18% cho nam giới
- Phốt pho: 8% RDI
Quả thù lù cũng có hàm lượng beta-carotene và vitamin K cao cùng với một ít canxi.
Giá trị dinh dưỡng của trái thù lù
2. Công dụng của trái thù lù
Quả thù lù chứa một số hợp chất thực vật có thể tác động tích cực đến sức khỏe. Dưới đây là tác dụng của trái thù lù đối với sức khỏe theo y học hiện đại:
- Ngăn ngừa tổn thương tế bào, phòng ngừa ung thư
Quả thù lù là một loại quả mọng có chứa nhiều hợp chất thực vật được gọi là chất chống oxy hóa. Vỏ của quả thù lù có lượng chất chống oxy hóa gần gấp 3 lần so với phần cùi của chúng. Ngoài ra, mức độ chất chống oxy hóa đạt đỉnh khi quả chín.
Chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại và phục hồi tổn thương do các gốc tự do gây ra – đây là các phân tử liên quan đến lão hóa và bệnh tật, chẳng hạn như ung thư.
Video đang HOT
Cho đến nay, các nghiên cứu đã xác định được 34 hợp chất độc đáo trong quả thù lù có thể có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, các hợp chất phenolic trong loại quả này đã được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và ruột kết trong các nghiên cứu trong ống nghiệm.
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổ.i thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.
- Chống viêm
Công dụng của trái thù lù trong việc chống viêm là nhờ các hợp chất có tên là withanolide. Chất này không chỉ giúp chống viêm mà còn có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Trong một nghiên cứu, chiết xuất từ vỏ trái thù lù làm giảm tình trạng viêm ở chuột mắc bệnh viêm ruột. Ngoài ra, những con chuột được điều trị bằng chiết xuất này có mức độ dấu hiệu viêm thấp hơn trong mô của chúng.
Công dụng của trái thù lù trong việc chống viêm là nhờ các hợp chất có tên là withanolide (Ảnh: Internet)
- Tăng cường khả năng miễn dịch
Trái thù lù là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một cốc (140 gram) thù lù có chứa 15,4 mg vitamin C, cung cấp 21% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ và 17% cho nam giới. Mà vitamin C đóng một số vai trò quan trọng trong phản ứng của hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên tế bào người cho thấy trái thù lù có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Vì loại quả này chứa nhiều polyphenol ngăn chặn việc giải phóng một số dấu hiệu miễn dịch gây viêm.
- Tốt cho sức khỏe xương
Công dụng của trái thù lù đối với sức khỏe của xương là gì? Trái thù lù có thể giúp tăng cường sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương do có hàm lượng vitamin K khá cao.
Vitamin K tan trong chất béo tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Vitamin này là thành phần cần thiết của xương và sụn và cũng tham gia vào tốc độ chuyển hóa xương khỏe mạnh, tức là cách xương phâ.n hủ.y và tái tạo.
- Cải thiện thị lực
Trái thù lù cung cấp lutein và beta-carotene, cùng với một số carotenoid khác. Các chất này có liên quan đến nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổ.i tác thấp hơn – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Cụ thể, carotenoid lutein được biết đến rộng rãi trong việc ngăn ngừa các bệnh về mắt. Trong khi đó, lutein và các carotenoid khác, bao gồm zeaxanthin và lycopene, cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng mất thị lực do bệnh tiểu đường.
Theo y học cổ truyền, trái thù lù trị bệnh gì? Theo đông y, trái thù lù có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm nên được sử dụng trong điều trị đờm nhiệt, ho và phù thũng.
Công dụng của trái thù lù trong y học cổ truyền là điều trị đờm nhiệt, ho và phù thũng (Ảnh: Internet)
Người bị tiểu đường có ăn được trái thù lù không?
Có thể. Quả thù lù chứa chất xơ và protein, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào má.u. Điều này giúp ngăn ngừa lượng đường trong má.u tăng đột biến.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy ăn quả thù lù hàng ngày có thể ảnh hưởng đến insulin theo cách giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nhưng vì những người tham gia nghiên cứu đều là nam giới khỏe mạnh nên cần có thêm nhiều nghiên cứu trên nhiều nhóm tình nguyện viên khác nhau cũng như những người mắc bệnh tiểu đường.
3. Tác dụng phụ tiềm ẩn của trái thù lù
Ngoài các công dụng của trái thù lù, khi ăn loại quả này mọi người nên lưu ý một số rủi ro đối với sức khỏe.
Quả thù lù thuộc họ cà, bao gồm cà chua và cà tím. Cà có chứa solanine tự nhiên – đặc biệt khi cà chưa chín, một chất hóa học độc hại ở hàm lượng cao. Do đó, bạn không nên ăn trái thù lù hoặc bất kỳ loại trái nào thuộc họ Cà mà chưa chín.
Solanine có thể gây rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiểu chảy và có thể gây t.ử von.g trong một số trường hợp hiếm gặp.
4. Cách bổ sung quả thù lù vào chế độ ăn
Cách bổ sung quả thù lù vào chế độ ăn rất đơn giản, bạn có thể:
- Ăn như một loại trái cây bình thường
- Thêm quả thù lù vào món salad trái cây, vừa ngon lại đa dạng chất dinh dưỡng
- Xay thành sinh tố
- Ăn cùng sữa chua hoặc các loại hạt
Trên đây là những công dụng của trái thù lù. Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Không có khuyến nghị nào về hàm lượng bổ sung trái thù lù, nhưng khuyến nghị chung về lượng trái cây và rau quả tiêu thụ là ít nhất 400 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên vừa bổ sung quả thù lù, vừa nên bổ sung đa dạng các loại trái cây khác như cam quýt, táo, chuối, bưởi, lê,…
Lý do thực phẩm màu đỏ là thần dược cho sức khỏe và nhan sắc
Theo giới chuyên gia, thực phẩm màu đỏ không chỉ đẹp mắt mà còn tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm màu đỏ không chỉ đẹp mắt mà còn tốt cho sức khỏe. (Ảnh: ITN)
Bạn hãy thử bổ sung một số loại thực phẩm màu đỏ để tốt cho tim cũng như sức khỏe nói chung.
Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, niềm đam mê và ham muốn. Sắc màu này được yêu thích trên toàn thế giới. Vào ngày lễ tình nhân, màu đỏ trở thành màu chủ đạo trên quần áo, hoa, đồ trang trí và nhiều thứ khác.
Thậm chí có những người muốn thêm cả màu đỏ vào chế độ ăn uống của mình.
Bạ có thể lựa chọn các loại rau, trái cây có màu đỏ để thiết kế những bữa ăn lành mạnh và đẹp mắt.
Tiến sĩ dinh dưỡng Rohini Patil (Ấn Độ) cho biết thực phẩm màu đỏ là các loại trái cây và rau quả có sắc tố màu đỏ, chủ yếu là do sự hiện diện của các hợp chất như lycopene, anthocyanin và betalain.
Các hợp chất trong thực phẩm màu đỏ góp phần tạo nên màu sắc rực rỡ và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sức khỏe tim mạch
Thực phẩm màu đỏ, đặc biệt là cà chua, chứa lycopene, được biết đến với đặc tính bảo vệ tim.
Lycopene giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Bioscience Research cho thấy kali có trong dưa hấu, một loại thực phẩm màu đỏ khác, giúp chống lại bệnh tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Phòng ngừa ung thư
Tiến sĩ Patil cho biết chất chống oxy hóa trong thực phẩm màu đỏ có tác dụng chống lại các gốc tự do. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và tuyến tiề.n liệt.
Cải thiện thị lực
Các loại trái cây màu đỏ như dâu tây và dưa hấu rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng tăng cường sức khỏe của mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổ.i tác.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Sự hiện diện của vitamin C trong thực phẩm màu đỏ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại nhiễ.m trùn.g cũng như bệnh tật.
Mang lại làn da khỏe mạnh
Chất chống oxy hóa trong thực phẩm màu đỏ cũng góp phần tăng cường sức khỏe làn da. Chúng chống lại các dấu hiệu lão hóa đồng thời thúc đẩy làn da rạng rỡ.
Sức khỏe tiêu hóa
Các loại trái cây màu đỏ chứa nhiều chất xơ. Tiến sĩ Patil tiết lộ với Health Shots rằng chúng hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.
Thực phẩm màu đỏ có đặc tính chống viêm
Thực phẩm màu đỏ, bao gồm cà chua, anh đào và lựu, có chứa các hợp chất chống viêm. Nạp thực phẩm có màu đỏ có thể giúp giảm viêm trong cơ thể bạn.
Hỗ trợ quản lý cân nặng
Hàm lượng chất xơ trong thực phẩm màu đỏ giúp thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, chúng còn giúp hỗ trợ quản lý cân nặng.
Mẹo đưa thực phẩm màu đỏ vào chế độ ăn uống
Các loại trái cây màu đỏ rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN)
Dưới đây là một số loại rau và trái cây màu đỏ mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình.
- Cà chua: Sử dụng chúng trong món salad, súp hoặc thưởng thức như một món ăn nhẹ.
- Dâu tây: Thêm dâu tây vào sữa chua, hoặc xay thành sinh tố.
- Ớt chuông đỏ: Chúng rất lý tưởng cho món salad, món xào hoặc như một món ăn nhẹ giòn giòn.
- Quả anh đào: Thưởng thức quả anh đào như một món ăn nhẹ hoặc thêm vào món tráng miệng cũng như đồ uống.
- Dưa hấu: Dùng loại quả này như một món ăn nhẹ, món uống giải khát hoặc trộn vào sinh tố giúp dưỡng ẩm và làm đẹp da.
- Lựu: Rắc hạt lựu vào món salad, làm nước ép hoặc ăn như một món ăn nhẹ.
- Táo đỏ: Cắt lát và ăn hoặm thêm vào món salad trái cây, đồ uống.
- Quả mâm xôi: Thêm loại trái cây này vào sữa chua của bạn hoặc trộn vào sinh tố.
- Quả việt quất: Thêm quả việt quất vào món salad hoặc thưởng thức dưới dạng nước ép.
"Hãy kết hợp nhiều loại thực phẩm màu đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, nhắm tới ít nhất 2 đến 3 phần ăn mỗi ngày.
Nhưng cần lưu ý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm màu đỏ có thể dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa ở một số người", Tiến sĩ Patil nói.
Bất cứ ai nhạy cảm với trái cây hoặc rau quả màu đỏ nên tránh ăn. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như sỏi thận hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa, có thể cần hạn chế ăn.
Đừng quá nhiệt tình với thực phẩm màu đỏ và hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.
Ăn tỏi sống hỗ trợ ngăn ngừa ung thư nhưng 5 nhóm người này nên cẩn trọng Tỏi không chỉ giúp diệt khuẩn mà còn có tác dụng rõ rệt đối với cảm lạnh, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột và viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Ngoài tác dụng giúp hạ lipid má.u, tỏi còn có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm sự tích tụ các mảng mỡ trong động mạch. (Ảnh: ITN) Tỏi còn có thể...