Bất ngờ với bữa ăn tối kiểu hoàng gia Khantoke ở Thái Lan
Nếu có dịp đi Chiang Mai (Thái Lan), bạn nhất định phải tham gia bữa ăn tối kiểu hoàng gia Khantoke để không bỏ lỡ những trải nghiệm đặc biệt.
Những món ăn trong bữa tối Khantoke – Ảnh: LIÊN PHẠM
Khantoke không phải tên một món ăn, nó là tên của một nghi lễ, một bữa ăn tối truyền thống đặc trưng của vương quốc Lanna ở miền Bắc Thái Lan (tồn tại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 17). Vương quốc này từng rất thịnh vượng và có thể sánh ngang với vương quốc Sukhothai (toàn bộ lãnh thổ còn lại của Thái Lan ngày nay).
Tại sao lại gọi là bữa ăn Khantoke?
Tương truyền, ngày xưa đây là bữa ăn tối chỉ được phục vụ trong hoàng gia hoặc trong các gia đình giàu có vào những ngày trọng đại. Du khách phương xa đến, muốn tham gia Khantoke thì phải được đích thân gia chủ mời. Đây cũng là bữa ăn được dùng để tiếp đón sứ giả các nước khác.
Xôi được đựng trong giỏ nan tre – Ảnh: LIÊN PHẠM
Vì Khantoke thực chất là tên của một khay đựng thức ăn được làm từ gỗ hay cây mây, với đường kính trung bình 30cm, có thể đựng được từ 7 – 9 món ăn, thường được dùng từ thời vương quốc Lanna cổ đại. Với Khantoke, người ta không dùng đũa mà chủ yếu dùng tay, ngoài ra có 1 số muỗng để múc súp và canh. Các muỗng này được làm từ gỗ dừa. Các khay nhỏ còn lại thì bằng gỗ, tre hoặc mây.
Điều tuyệt vời của bữa tối Khantoke mà tôi tham gia chính là kết hợp giữa thưởng thức ẩm thực và những vũ điệu duyên dáng – tinh hoa của văn hóa khu vực này. Chương trình diễn ra khoảng 2 giờ.
Vừa ăn vừa thưởng thức nghệ thuật
Video đang HOT
Thức ăn trong bữa tối Khantoke gồm xôi đựng trong giỏ nan tre, một số món chiên (đùi gà chiên, thịt heo chiên, da heo chiên, súp, các món còn lại là rau, bí, dưa leo và một số rau khác). Mỗi loại sẽ được bày ở 1 đĩa khác nhau theo thứ tự và màu sắc khá hấp dẫn và gọn gàng. Mỗi thực khách được tặng thêm chai bia.
Người tham gia sẽ ngồi quây quần bên những chiếc bàn nhỏ ở phía dưới. Trong khi phía đối diện là một sân khấu được dựng nên để cho thực khách thưởng thức những màn ca múa nghệ thuật truyền thống.
Những điệu múa hút mắt người xem – Ảnh: LIÊN PHẠM
Các điệu múa được trình diễn bao gồm những điệu múa cung đình mà mở đầu là điệu múa móng tay của các cô thiếu nữ vô cùng duyên dáng và xinh đẹp. Tiếp sau đó, những màn trình diễn múa kiếm, bắn cung hay múa trống oai hùng của những chàng trai vạm vỡ…
Cũng trong chương trình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những màn múa hát độc đáo kỳ lạ của những dân tộc miền núi phía Bắc Thái. Một điều bất ngờ, du khách đang ngồi ăn ở dưới có thể bị “dắt” lên sân khấu bất cứ lúc nào để hòa chung vào điệu múa của các cô gái Bắc Thái.
Khi chương trình kết thúc, người người lần lượt rời hội trường để ra về thì ngay trước khu vực cổng sẽ có những điệu múa dân gian vui nhộn, hài hước miêu tả hoạt động trồng lúa, làm nông, sự vui mừng giữa một mùa màng bội thu… Tôi nghĩ đó là một kết thúc mỹ mãn cho một đêm tối tuyệt vời.
Theo thanh niên
Tại sao Chiang Mai - 'bông hồng phương Bắc' của Thái Lan không còn tỏa hương?
TGVN. Thành phố phát triển vượt tầm kiểm soát, ô nhiễm không khí ở mức báo động là lý do khiến 'bông hồng phương Bắc' của Thái Lan - Chiang Mai không còn là điểm đến được du khách "săn lùng" như trước đây.
Chiang Mai - thành phố 700 năm tuổi nép mình trong một thung lũng xanh ở miền Bắc Thái Lan từng là điểm thu hút du khách hàng đầu của Thái Lan.
Từ lâu, "bông hồng phương Bắc" Chiang Mai là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương. Chỉ tính riêng năm 2018, Chiang Mai đón hơn 10.000 khách du lịch nước ngoài, trong đó có 60.000 người về hưu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Thành phố 700 năm tuổi ấy thu hút du khách bởi những tu viện Phật giáo linh thiêng, những ngôi nhà gỗ xinh đẹp, sự tinh tế của người dân địa phương và không gian yên tĩnh phù hợp cho một chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Song, thời gian gần đây, sự hấp dẫn vốn có của Chiang Mai dường như không còn như trước đối với khách du lịch...
Phát triển không được kiểm soát đúng mức
Tại Chiang Mai, vào giờ cao điểm, khách du lịch và người dân địa phương phải chịu cảnh giao thông ùn tắc. Trong khu vực đô thị đang phát triển, có tới 12 triệu người nhưng không hề có phương tiện giao thông công cộng. Lượng xe thuộc sở hữu tư nhân chiếm hơn 90%. Một nghiên cứu của Đại học Chiang Mai dự báo, đến năm 2026, lượng xe đó sẽ cao gấp đôi một thập kỷ trước, khoảng 2,6 triệu xe.
Khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông trong thành phố, sự phát triển phá vỡ những nét cổ kính của Chiang Mai, lai tạp không được quy kiểm soát giữa kiến trúc cũ và nét hiện đại được người dân địa phương tu sửa đã khiến du khách "ngán ngẩm".
Thị trưởng Chiang Mai Tassanai Buranupakorn cho rằng, chính quyền địa phương đã không giải quyết được vấn đề giao thông một cách kịp thời. Bên cạnh đó, họ cũng để mặc thành phố 700 năm tuổi phát triển một cách không kiểm soát.
"Trong quá khứ, Chiang Mai không quan tâm nhiều đến việc bảo tồn di tích lịch sử. Vì vậy, người dân mặc sức xây dựng, những ngôi nhà gỗ xinh đẹp, cổ kính đã xen lẫn cùng những khu đô thị trong khung cảnh của Chiang Mai", Thị trưởng Tassanai Buranupakorn nói.
Sự phát triển của Chiang Mai bắt đầu bùng nổ vào năm 1980, khi các nhà đầu tư ở Bangkok đổ xô đến đây để xây dựng chung cư, nhà cao tầng và khách sạn. Theo nhà khoa học chính trị Thái Lan Tanet Charoenmuang, Chiang Mai cũng giống như Bangkok, đang mắc phải "căn bệnh" phát triển nhanh và không thể kiểm soát.
Việc phát triển không kiểm soát dường như đã kéo theo sự "hủy diệt" văn hóa rõ rệt của Chiang Mai. Điển hình như ngọn núi Doi Suthep - biểu tượng thiêng liêng của người dân địa phương đã bị "lạm dụng" quá nhiều. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm hoạt động vì môi trường địa phương, vụ "tấn công" mới nhất đã san phẳng 23,5 ha từ chân núi Doi Suthep để xây dựng nhà gỗ, chung cư, công viên, nhà nghỉ cho thẩm phán và quan chức tòa án.
James Stent, một cựu nhân viên ngân hàng cho biết, việc cắt ngọn núi Doi Suthep để xây dựng những dự án giống như việc mất đi một viên ngọc của văn hóa Thái Lan, mất đi một kho lưu trữ độc đáo của lối sống Phật giáo Đông Nam Á.
Cảnh báo đỏ về ô nhiễm không khí
Vào một số ngày giữa tháng 2/2019 và đầu tháng 5/2019, Chiang Mai được xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Những ngày này, chỉ số chất lượng không khí của Chiang Mai ở mức dưới các điểm nóng ô nhiễm nhất trên thế giới như New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Dhaka (Bangladesh).
Khách du lịch đeo khẩu trang vì ô nhiễm không khí ở Chiang Mai.
Thời điểm ô nhiễm kể trên ở Chiang Mai, du khách chỉ có thể nhìn thấy những đường viền mờ nhạt của ngọn núi phía sau thành phố, người dân địa phương và khách du lịch phải đeo khẩu trang, "xa lánh" hoàn toàn với quán cà phê ngoài trời...
Nguyên nhân chính của nỗi kinh hoàng về ô nhiễm không khí là tình trạng đốt rừng và đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa. Bất chấp lời cảnh báo và hình phạt nghiêm khắc, nông dân trên khắp miền Bắc Thái Lan vẫn đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa để chuẩn bị cho vụ mùa mới và đốt rừng làm nương rẫy. Những đám khói mù dày đặc ở Chiang Mai nghiêm trọng hơn vào năm nay do tình trạng hạn hán và đốt đồng phi pháp diễn ra thường xuyên hơn.
Ô nhiễm không khí đã khiến lượng khách du lịch đến thành phố này giảm mạnh trong năm 2019. Các khách sạn báo cáo, tỷ lệ đặt phòng giảm tới 20% so với năm 2018. Một số công ty du lịch cũng phàn nàn về việc thiếu khách hàng.
Thậm chí, điểm đến đặc biệt phổ biến với khách du lịch như cổng thành cổ Thapae gần như không có khách du lịch tới thăm vào một số ngày. Một số người dân Thái Lan và du khách thập phương thay vì chọn Chiang Mai thì họ hướng đến các bãi biển hoặc điểm đến nước ngoài để tránh ô nhiễm không khí.
Chính quyền địa phương lo lắng rằng, việc công khai cuộc khủng hoảng ô nhiễm của Chiang Mai trong năm nay sẽ làm giảm lượng khách du lịch. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng theo một ước tính từ chủ nhà nghỉ Annette Brady, lượng khách đã giảm 30% cho lễ hội năm mới - mùa cao điểm du lịch hằng năm của Chiang Mai.
Theo baoquocte
Hành trình mạo hiểm ngắm mặt trời lặn từ hẻm núi hoang Thị trấn Pai của Thái Lan nằm giữa thung lũng đẹp như tranh vẽ, cách Chiang Mai chỉ tầm 3 giờ đồng hồ. Tại Pai có một nơi mà bạn không thể bỏ qua: Pai Canyon - hẻm núi hoang ngắm mặt trời mọc đẹp nhất Pai. Cảnh đẹp hoang sơ và bình yên nhưng đường lên đây thì có chút mạo hiểm....