Bất ngờ vì Đà Lạt không đông trong lễ
Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn là điểm đến đông đúc bậc nhất cả nước vào mỗi kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, dịp 30/4-1/5 năm nay, thành phố có mưa, trời âm u, lượng khách giảm.
Đường phố, chợ Đà Lạt trưa 2/5. Ảnh: Giang Ha.
“Tối 29/4, tôi nhận tin nhắn thông báo chuyến xe khởi hành từ TP.HCM sẽ dời vài tiếng đồng hồ vì đường đi quá tải, kẹt cứng. Tôi bắt đầu nghĩ về một Đà Lạt đông đúc, dòng người xếp hàng dài chờ vào quán ăn, chen chân trong khu chợ đêm trung tâm”, Hương Võ (TP.HCM) nói với Zing.
Dù lường trước việc đi du lịch kỳ lễ sẽ đông, nữ du khách vẫn hẹn 4 người bạn lên phố núi vì ai cũng bận bịu đi làm, đi học, không có dịp nghỉ chung. Hương tin rằng chỉ cần sẵn sàng kế hoạch, hạn chế đến tụ điểm đông đúc thì chuyến đi vẫn ổn, vẫn vui.
Trái với tưởng tượng
Sau 12 giờ đồng hồ nằm trên xe khách đi quãng đường hơn 300 km đến phố núi, điều khiến du khách bất ngờ không phải là biển người đông đúc mà là một Đà Lạt vắng lặng, đường phố yên ắng, nhiều lúc trời lất phất mưa.
Cũng có trải nghiệm tương tự Hương Võ, Vương Cẩm Tú (TP.HCM) gặp khó khi đặt phòng khách sạn dịp lễ tại thành phố sương mù. Ngày 27/4, Tú hỏi qua một số điểm lưu trú có tiếng nhưng đều nhận thông báo hết phòng. May mắn, cô tìm được phòng trống tại khách sạn trên đường Ngô Thì Nhậm do có người vừa hủy. Mùa lễ, giá phòng tăng nhưng không đáng kể, ở mức 550.000 đồng/phòng.
Cộng thêm việc nhà xe “cháy vé” về TP.HCM ngày 1/5, Tú không nghĩ sẽ trải qua một kỳ nghỉ không bon chen ở Đà Lạt.
Nữ du khách kể tối 30/4, chợ đêm đông đúc, có lúc phải chen chúc với khách khác nhưng không quá tải và mất nhiều thời gian. Cô cũng không cần chờ đợi khi đến quán kem bơ hay đi ăn tối.
Trong ngày nhiều lần mưa, đầu giờ chiều tạnh và hửng nắng, song sau đó lại mưa to và có sương mù gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách. Vì mưa, nhóm không thể đi đâu được, chỉ ra hàng ăn rồi trở về khách sạn. Đến chùa Linh Phước, trời mưa to nên Tú chưa kịp thăm thú hay chụp ảnh nhiều.
Video đang HOT
Chùa Linh Phước chiều 30/4 vắng khách vì mưa. Ảnh: Vương Cẩm Tú.
Trái ngược hoàn toàn, Thanh Tâm (TP.HCM) lại đứng xếp hàng, chờ gần 15 phút mới được vào quán cà phê kết hợp điểm chụp ảnh, check-in nổi tiếng vì tình trạng kín bàn.
“Tháng trước, tôi lướt mạng xã hội thấy hình ảnh quán này. Gam màu nhẹ nhàng và nhiều góc chụp ảnh đẹp khiến tôi đặt mục tiêu phải đến đây check-in cho bằng được. Vì vậy, đến nơi đã thấy nhiều bạn đứng xếp hàng, tôi vẫn gắng chờ đến lượt”.
Thanh Tâm nhận định chỉ khi đi một số khu check-in, quán xá nổi tiếng mới phải đợi chờ. Còn lại, Đà Lạt lễ này hiếm nơi xảy ra cảnh quá tải, khác hẳn mọi năm.
Khách hủy phòng vì thời tiết
Trong cuộc trò chuyện trước đó với Zing, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Đà Lạt, dự đoán Đà Lạt sẽ đón khoảng 180.000 khách trong dịp lễ. Trong đó, khoảng 140.000 người là khách lưu trú.
Ông Kiệt khẳng định sẽ không còn cảnh du khách dựng lều ngủ bên hồ Xuân Hương với lý do thiếu chỗ ở. Với 2.230 cơ sở lưu trú trên địa bàn (trên 29.000 phòng ngủ, 46.600 giường, có thể đón tiếp khoảng 50.000 du khách cùng lúc), Đà Lạt đủ sức đáp ứng nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên, đến ngày nghỉ, do thời tiết xấu, nhiều du khách đã hoãn, hủy phòng. Công suất phòng ngày 30/4 đạt 70%, so với dự kiến trước lễ là hơn 90%.
Đường Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa tập trung hàng chục khách sạn lớn, nhỏ, thường xuyên đón các đoàn khách du lịch, vẫn treo biển còn phòng.
Khách sạn này thông báo còn trống 22 trên tổng số 30 phòng. Ảnh: Duy Hiệu.
Trước lễ một tuần, điểm lưu trú Vườn Thảnh Thơi của chị Uyên Lê đã kín chỗ. Tuy nhiên, khi có dự báo Đà Lạt sẽ mưa dịp lễ, du khách chủ động hủy/dời lịch vui chơi sang tuần sau khiến công suất phòng giảm xuống gần 50%.
“Đợt này khách hoãn phòng khá cận ngày, việc kinh doanh của tôi và nhiều người làm lưu trú, kéo theo dịch vụ khác như thuê xe, ăn uống… bị ảnh hưởng. Lễ, Tết là thời gian cao điểm, giá phòng ốc tăng ít nhất 50% nên thấy khách không đông ai cũng buồn và lo lắng”, chị Uyên bộc bạch.
Anh Phạm Minh Tài, chủ một cơ sở lưu trú trên đường Khe Sanh, cũng bày tỏ sự bất ngờ vì lượng khách thực tế không đông như mọi năm. Theo anh, lý do thứ nhất nằm ở tình hình Covid-19 đã được kiểm soát, khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn như Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang… đợt này.
Thứ hai, thời tiết Đà Lạt đang mưa, không thuận tiện cho việc di chuyển, check-in.
Cuối cùng, anh đoán rằng mọi năm phố núi đều rơi vào cảnh quá tải nên tâm lý chung của du khách sợ đông, né lễ.
“Giờ giao thông lên Đà Lạt thuận tiện rồi, khách thích là đi bất cứ thời gian nào cũng được, không nhất thiết phải trong dịp lễ”, anh khẳng định.
Sát kỳ nghỉ lễ 30/4, giá vé máy bay bất ngờ hạ nhiệt
Giá vé máy bay đến một số điểm nóng du lịch dịp 30/4 như Nha Trang, Phú Quốc bất ngờ hạ nhiệt trong những ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ.
Ghi nhận của PV Báo Giao thông trên các kênh bán vé trực tuyến, trên chặng bay "nóng" nhất mùa nghỉ lễ Hà Nội - Phú Quốc, trong ngày 29/4, giá vé máy bay một chiều của Vietnam Airlines hạng rẻ nhất đang ở mức hơn 3,2 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 1 triệu đồng so với 1 tuần trước đây ( 4,1 triệu đồng). Giá vé hạng thương gia là gần 7 triệu đồng/vé/chiều.
Ở chiều về, các ngày 2/5 và 3/5, hành khách cũng sẽ phải trả mức giá tương tự một tuần trước đó, khoảng 4,1 triệu đồng.
Từ ngày 24/4 - 4/5, Vietnam Airlines Group tập trung tăng tải trên 8 đường du lịch trọng điểm, gồm giữa Hà Nội và Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc; giữa TP.HCM và Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.
Cũng trên chặng này vào 2 ngày cao điểm trên, Vietjet đã báo hết chỗ hạng thương gia. Tuy nhiên, giá vé đã rẻ bất ngờ. Nếu mua hạng eco, khách hàng chỉ phải trả khoảng 1,7 triệu đồng cho mỗi chiều, rẻ bằng gần 1 nửa so với tuần trước đó (khoảng 3,2-3,5 triệu đồng/lượt/vé).
Hệ thống bán vé trực tuyến của Bamboo Airways cũng thông báo vé máy bay đang cạn dần. Một số chuyến bay chỉ còn 3 - 4 ghế. Mức giá mà hãng đưa ra trên đường bay này chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng/vé/lượt. Cao nhất là gần 6 triệu đồng/vé/lượt cho hạng thương gia.
Một đường bay du lịch "nóng" khác là Hà Nội - Nha Trang. Theo đó, khách bay có thể đặt mua rẻ nhất ở mức 4,9 triệu đồng cho một vé khứ hồi của Vietjet Air. Nếu bay Bamboo Airways, hành khách sẽ phải trả khoảng 5,2 triệu đồng trong khi hành khách của Vietnam Airlines sẽ phải chi trả hơn 5,5 triệu đồng.
Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Bamboo Airways cho hay đã dự tính trước nhu cầu hàng không sẽ tăng trở lại mạnh mẽ sau khi chúng ta kiểm soát được dịch và mở cửa du lịch. Các điều kiện này đang thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đi lại và du lịch, đặc biệt trong các giai đoạn nghỉ lễ.
Thực tế cũng chứng minh điều đó, các dịp lễ vừa qua đã thấy một sự bùng nổ du lịch rất lớn. Ghi nhận trong giai đoạn nghỉ lễ Giỗ Tổ (từ 9 - 11/4), Bamboo Airways khai thác tối đa công suất với tổng số chuyến bay khai thác và lượng đặt vé đều tăng vọt. Hãng cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tốt, tính riêng trên mạng bay nội địa, hệ số lấp đầy trên toàn mạng bay nội địa đạt 90-92%.
Phía Vietravel Airlines cũng khẳng định các chuyến bay của hãng từ Sài Gòn và Hà Nội đến các điểm du lịch trong nước như: Quy Nhơn, Đà Nẵng, Phú Quốc đều được đạt được 80-100% số chỗ ngồi trong dịp cao điểm từ 27/4 đến 3/5. Trong đó, các chặng bay từ TP.HCM đến Phú Quốc gần như "cháy vé".
Đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, ngày 24/4, Vietjet cho biết trong dịp lễ 30/4 - 1/5/2022, hãng sẽ tăng chuyến trên toàn mạng bay nội địa và quốc tế để đáp ứng nhu cầu di chuyển, du lịch, thăm người thân tăng mạnh của người dân và du khách khi kỳ nghỉ sẽ kéo dài hơn.
Theo đó, gần 2.300 chuyến bay, tương đương khoảng 509.000 chỗ sẽ được Vietjet khai thác để phục vụ khách hàng trên toàn mạng bay phủ khắp Việt Nam và quốc tế. Các đường bay tập trung lượng khách lớn như TP.HCM - Hà Nội, các đường bay đến các điểm du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cần Thơ... sẽ được tăng cường.
Ước tính, tổng số chỗ trên các chuyến bay nội địa của hãng trong tuần từ 27/4 đến 3/5 sẽ tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2019.
Bên cạnh đó, với các quy định thuận lợi chào đón du khách đến Singapore, Thái Lan, Indonesia... Vietjet cũng mở lại, tăng chuyến bay tới Singapore, Bangkok (Thái Lan), Bali (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), New Delhi (Ấn Độ), Nhật Bản, Hàn Quốc... ngay trong dịp nghỉ lễ này. Hãy bay cùng Vietjet và trở lại với những thiên đường mua sắm Singapore, Bangkok, những bãi biển hấp dẫn ở Bali hay những nét văn hóa đặc sắc nơi New Delhi...
Từ ngày 24/4 - 4/5, Vietnam Airlines Group cũng tập trung tăng tải trên 8 đường du lịch trọng điểm, gồm giữa Hà Nội và Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc; giữa TP.HCM và Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.
Mức tăng mạnh nhất có thể kể đến đường bay TP. HCM - Đà Nẵng với việc bổ sung 46 chuyến bay, tiếp theo là Hà Nội - Đà Nẵng 40 chuyến bay, Hà Nội - Nha Trang 38 chuyến bay, TP.HCM - Nha Trang 26 chuyến bay, TP.HCM- Phú Quốc 22 chuyến bay, các đường khác tăng từ 14 - 18 chuyến bay.
Người đi Đà Lạt thì nhiều nhưng mấy ai biết điểm sống ảo chất lừ mà miễn phí này Nhà mục vụ Don Bosco Đà Lạt mang đến âm hưởng kiến trúc phương Tây làm nên thương hiệu của thành phố ngàn hoa. Nhà mục vụ Don Bosco sở hữu vị trí chỉ cách 1 km so với khu vực chợ Đà Lạt và tọa lạc ngay đầu đường Bùi Thị Xuân nên có thể du khách đã từng đi qua nơi...