Bất ngờ về nơi hạ cánh của vũ khí Đức xuất khẩu, Mỹ thuộc top 3 ‘khách sộp’
Trên 90% vũ khí xuất khẩu của Đức sang các nước EU, NATO hoặc tới các “đối tác gần gũi” như Ukraine và Hàn Quốc.
Xuất khẩu vũ khí của Đức dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023. (Nguồn: Nova News)
Trong 3 quý đầu năm 2023, chính phủ liên bang Đức phê duyệt xuất khẩu số vũ khí trị giá 8,76 tỷ Euro và dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục vào cuối năm 2023.
Số liệu của Bộ Kinh tế liên bang Đức công bố ngày 2/10 cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, Berlin đã phê duyệt xuất khẩu số vũ khí có giá trị cao hơn cả năm ngoái (cả năm 2022 đạt 8,35 tỷ Euro).
Video đang HOT
Với kim ngạch xuất khẩu vũ khí từ đầu năm tới nay đạt 8,76 tỷ Euro, đây là giá trị cao thứ hai trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức.
Giá trị cao nhất đạt được trong năm 2021, với 9,35 tỷ Euro, dự kiến sẽ bị “phá vỡ” vào cuối năm nay. Trong 16 năm cầm quyền của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, chỉ có 5 năm vũ khí xuất khẩu vượt quá mốc 6 tỷ Euro.
Đối tác tiếp nhận vũ khí nhiều nhất của Đức là Ukraine, trong đó, Berlin đã phê duyệt xuất khẩu số thiết bị quân sự trị giá 3,3 tỷ Euro cho Kiev trong 3 quý đầu năm 2023.
Với trên 1 tỷ Euro, nước nhận vũ khí xuất khẩu lớn thứ hai của Đức là Hungary, tiếp theo là Mỹ với 467 triệu Euro.
Nhìn chung, trên 90% hàng vũ khí xuất khẩu được phê duyệt là sang các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc tới các “đối tác gần gũi” như Ukraine và Hàn Quốc.
Vướng xung đột, Nga vẫn đứng 'top' 2 thế giới về xuất khẩu vũ khí nhưng bị Mỹ bỏ xa
Trong thông cáo báo chí ngày 13/3, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Mỹ và Nga lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai về cung cấp vũ khí trên toàn cầu trong 3 thập kỷ qua.
Dù vướng xung đột ở Ukraine, Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, nhưng đang dần bị Mỹ bỏ xa. (Nguồn: AFP)
Mỹ và Nga vẫn chiếm đa số lượng vũ khí cung cấp trên toàn cầu, nhưng khoảng cách giữa hai nước đã nới rộng đáng kể.
Theo số liệu mới của SIPRI về giao dịch vũ khí toàn cầu từ năm 2018-2022, trong giai đoạn này và giai đoạn 2013-2017, doanh số bán vũ khí của Mỹ đã tăng 14%. Nước này cũng chiếm 40% xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2018-2022.
Trong khi đó, số vũ khí xuất khẩu của Nga giảm 31% so với 5 năm trước. Tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga đã giảm từ 22% xuống 16%.
Pháp đứng thứ 3 về xuất khẩu vũ khí và thu hẹp khoảng cách so với Nga, khi nước này tăng thị phần từ 7,1% lên 11%.
Trong khi đó, theo thống kê, vào năm 2022, nhập khẩu vũ khí của châu Âu đã tăng 93% so với năm 2021, do việc tăng chi tiêu quân sự của các quốc gia, trong đó có Ba Lan và Na Uy. Tỷ lệ này dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa.
Đáng chú ý, Ukraine trước năm 2022 là một nước nhập khẩu vũ khí không đáng kể. Tuy nhiên, vào năm 2022, nước này nhanh chóng trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, sau Qatar và Ấn Độ.
Mặc dù nhập khẩu ít vũ khí hạng nặng, song Kiev lại được Mỹ và nhiều nước châu Âu đẩy mạnh viện trợ quân sự trong xung đột với Nga.
Theo số liệu của SIPRI, chỉ riêng Ukraine đã chiếm 31% lượng vũ khí chuyển giao cho châu Âu và 8% tổng lượng vũ khí chuyển giao trên toàn thế giới. Việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine chủ yếu từ kho dự trữ.
Trong số này có khoảng 230 khẩu pháo của Mỹ; 280 xe bọc thép của Ba Lan; hơn 7.000 tên lửa chống tăng của Anh, cũng như nhiều vũ khí mới được sản xuất như hệ thống phòng không.
Đức chủ yếu xuất khẩu vũ khí sang các đối tác gần gũi Báo cáo mới của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức chỉ ra các quốc gia đối tác gần gũi và Ukraine là trọng tâm xuất khẩu vũ khí của nước này trong năm 2022. Xe quân sự của quân đội Đức được triển khai tham gia cuộc tập trận tại Grafenwoehr, miền Nam Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng...