Bất ngờ về “người châu Âu đầu tiên”: Không phải loài chúng ta
Một di chỉ ở Tây Ban Nha được xác định là nơi đầu tiên ở châu Âu có dấu chân của một loài thuộc tông Người.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Earth-Science Reviews đã giúp giải quyết một trong những tranh luận lâu nhất trong ngành cổ nhân chủng học: Người tiền sử đến châu Âu khi nào?
Tờ Sci-News dẫn lời nhà cổ nhân chủng học Luis Gibert từ Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), tác giả chính của nghiên cứu: “Niên biểu di cư của Homo ra khỏi châu Phi đã mở rộng đáng kể trong 4 thập kỷ qua”.
Homo là một trong 4 chi của tông Người mà cho đến nay vẫn còn loài tồn tại, cũng là chi mà chúng ta và những loài họ hàng gần nhất thuộc về.
1,32 triệu năm tước, một loài thuộc chi Homo đã chinh phục châu Âu – Minh họa AI: Anh Thư
Mặc dù một số loài thuộc chi Homo còn mang dáng dấp vượn nhân hình, nhưng nói chung tất cả đều đã vượt lằn ranh tiến hóa đáng kể để có thể trở nên gần giống người hiện đại về nhiều mặt.
Vào năm 1982, bằng chứng lâu đời nhất về Homo ở Châu Á được xác định bằng phương pháp cổ từ là 0,9 triệu năm trước ở đảo Java (Indonesia) và 0,7 triệu năm trước ở nước Ý thuộc châu Âu.
40 năm sau, niên đại của người Homo đầu tiên ngoài châu Phi được mở rộng đến 1,8 triệu năm trước qua các di chỉ ở ở Nam Kavkaz (một khu vực ở biên giới giữa châu Á và châu Âu).
Video đang HOT
Ngoài ra, các bằng chứng về Homo 1,7-2,1 triệu năm trước cũng được tìm thấy ở Trung Quốc và 1,5-1,3 triệu năm trước ở Java.
Tại châu Âu, các dữ liệu cổ từ sau đó cũng cho thấy một số địa điểm có dấu vết Homo vốn lâu đời hơn mốc 0,77 triệu năm trước.
Lần này, các tác giả đã sử dụng phương pháp xác định niên đại từ địa tầng, một phương pháp định tuổi dựa vào trạng thái từ trường của Trái Đất tại thời điểm trầm tích hình thành, để nghiên cứu 5 di chỉ ở vùng Orce của Tây Ban Nha.
Năm di chỉ này đều được phân tầng và nằm trong một chuỗi trầm tích dài hơn 80 m.
Họ đã xác định được 3 di chỉ trong số đó có dấu vết của các loài thuộc chi Homo, có niên đại lần lượt là 1,32 triệu năm (di chỉ Venta Micena), 1,28 triệu năm (Barranco León-5) và 1,23 triệu năm (Fuente Nueva-3).
Tất nhiên, với niên đại này, loài người chinh phục châu Âu không phải loài chúng ta. Vào thời điểm đó, trên Trái Đất có rất nhiều loài người tồn tại, nổi bật nhất có thể kể đến Homo erectus, biệt danh “người đứng thẳng”, vốn ra đời khoảng 2 triệu năm trước.
Mãi đến 300.000 năm trước, Homo sapiens – tức “người tinh khôn”, là chúng ta – mới ra đời.
Phát hiện mới cho thấy eo biển Gibraltar – một eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương – có thể từng là cửa ngõ quan trọng cho một cuộc di cư lớn của nhiều loài từ châu Phi đến châu Âu, từ vượn người cho đến hà mã.
Về lý do con người tìm đến châu Âu sau châu Á, nhóm nghiên cứu cho rằng là vì họ phải đợi đến khi có đủ công nghệ cần thiết để vượt qua rào cản hàng hải, giống như đã từng xảy ra cách đây 1 triệu năm trên đảo Flores – Indonesia.
Tuyến đường Gibraltar hiện nay bao gồm tuyến đường biển dài tới 14 km. Nhưng có lẽ trong quá khứ, khoảng cách này từng ngắn hơn vào một số thời điểm do hoạt động kiến tạo mạnh trong khu vực và mực nước biển dao động lớn, có khi ở mức rất thấp.
Nhiều động vật châu Phi khác cũng đã di cư qua Gibraltar vào khoảng 6,2 và 5,5 triệu năm, khi eo biển này hẹp hơn bây giờ rất nhiều.
Trung Đông thay châu Âu trở thành miền đất hứa của chương trình 'thị thực vàng'
Trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang xem xét từ bỏ chương trình "thị thực vàng" do lo ngại về an ninh và tham nhũng thì Trung Đông lại rục rịch thâm nhập vào lĩnh vực này.
Xu hướng ở Trung Đông
Người nước ngoài có thể được cấp quốc tịch nếu đầu tư 300.000 USD tại Ai Cập, ví dụ như mua bất động sản. Ảnh: DW
"Thị thực vàng" còn gọi là chương trình RBI, tạo điều kiện cấp quyền cư trú cho các nhà đầu tư giàu có người nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có chương trình "hộ chiếu vàng" cấp quyền công dân thông qua đầu tư nhưng thường đòi hỏi nguồn vốn lớn cùng nhiều thủ tục và thời gian.
Ở Trung Đông, các quốc gia cung cấp "thị thực vàng" hoặc "hộ chiếu vàng" muốn khuyến khích đầu tư và tiền gửi ngoại tệ. Trong khi đó, những cá nhân tham gia hai chương trình này sẽ được hưởng quyền chọn lối sống tốt hơn, hộ chiếu thứ hai mang lại nhiều khả năng đi lại hơn và cơ hội thoát khỏi các vấn đề chính trị, bất ổn kinh tế hoặc xung đột ở quê nhà.
Canada, Mỹ và các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đều triển khai những chương trình này. Nhưng chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, ý tưởng này mới trở nên phổ biến ở Trung Đông.
Đầu tháng 3, Ai Cập đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người nước ngoài trở thành công dân Ai Cập thông qua đầu tư. Ai Cập áp dụng chương trình cấp quốc tịch theo hình thức đầu tư (CBI) từ năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế cũng như nhu cầu gia tăng về đầu tư quốc tế và ngoại tệ nên Ai Cập đã nới lỏng các điều khoản trong năm nay.
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã triển khai chương trình "thị thực vàng" từ năm 2019 nhưng đã sửa đổi vào năm 2022 để khiến nó dễ tiếp cận hơn và rẻ hơn.
Kể từ năm 2018, Jordan đã có chương trình CBI và vào năm 2020 Qatar bắt đầu cung cấp quyền cư trú tạm thời lâu hơn để đổi lấy việc sở hữu bất động sản. Bahrain áp dụng chương trình "thị thực cư trú vàng" từ năm 2022 và ra mắt "giấy phép vàng" cho các khoản đầu tư quy mô lớn trong tháng này. Saudi Arabia cũng công bố chương trình "cư trú cao cấp" trong năm nay.
Châu Âu dần từ bỏ "thị thực vàng"
Thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: DW
Giáo sư Jelena Dzankic tại Viện Đại học châu Âu (Italy) nhận định: "Xu hướng tại Trung Đông trái ngược với những gì chúng ta đang chứng kiến ở châu Âu". Bà Dzankic đang đề cập đến thực tế rằng "hộ chiếu vàng" và các chương trình cư trú đang dần bị loại bỏ tại Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Cyprus.
Bà lý giải: "Châu Âu tiến tới việc bãi bỏ quyền công dân và cư trú theo hình thức đầu tư, do bê bối và rủi ro có liên quan đến chương trình này". Những người chỉ trích thường mô tả những chương trình này tương đương với việc các quốc gia bán quyền công dân cho người trả giá cao nhất. Họ cho rằng nó kéo theo vấn đề an ninh tiềm ẩn, giá bất động sản tăng cao và nguy cơ tham nhũng, rửa tiền.
Ý tưởng hiện đại về đầu tư đổi lấy quyền công dân bắt nguồn từ những năm 1980. Theo Hội đồng Di cư Đầu tư có trụ sở tại Thụy Sĩ, chương trình CBI đầu tiên được áp dụng ở Tonga vào năm 1982, tiếp theo là St. Kitts và Nevis vào năm 1984. Các quốc đảo nhỏ đang gặp khó khăn có thể gây quỹ bằng cách cung cấp quyền công dân hoặc nơi cư trú để đổi lấy đầu tư.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đưa ra một số lộ trình để các nhà đầu tư có được quyền công dân. Các khoản đầu tư bắt buộc dao động từ khoảng 100.000 USD ở Vùng Caribe đến tối đa 3,25 triệu USD ở châu Âu. Một số quốc gia yêu cầu các nhà đầu tư phải cư trú ở nước sở tại trong một số ngày nhất định hoặc thành lập doanh nghiệp, trong khi một số nước khác thậm chí không cần họ đến.
Các chuyên gia cho rằng vẫn chưa thể đoán định được liệu "thị thực vàng" ở Trung Đông có thành công hơn những chương trình trước đó hay không. Ông David Regueiro, đại diện của Hội đồng Di cư Đầu tư nói với DW rằng nhiều chương trình mới sẽ tiếp tục xuất hiện ở Trung Đông. Tuy nhiên, ông dự đoán: "Một xu hướng khác mà chúng ta có thể chứng kiến là gia tăng mức độ giám sát áp dụng cho các chương trình này".
EU với chiến lược mới: 'Giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc' Trước thềm chuyến công du Trung Quốc cùng Tổng thống Pháp Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đưa ra định hướng về quan hệ EU-Trung Quốc trong tương lai. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: @vonderleyen Theo Janne Leino, Giám đốc chương trình về chính sách đối ngoại, an ninh và chủ...