Bất ngờ về lý do 3 cán bộ xã “bớt xén” tiền đền bù đất của dân
Nhà nước chi trả tiền đền bù đất cho dân giá cao, tuy nhiên nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Phong (Yên Mô, Ninh Bình) lại “bớt xén”, lập quỹ riêng để chi trả cho xây dựng cơ bản của địa phương để lấy… thành tích.
Ngày 19/10, tại TAND tỉnh Ninh Bình, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm năm 2006 – 2010, UBND huyện Yên Mô có chủ trương thu hồi đất 313 của một số hộ dân xã Yên Phong để giao cho người dân làm nhà ở.
Lê Xuân Bảy, nguyên Chủ tịch UBND xã Yên Phong, huyện Yên Mô (Ninh Bình) trước vành móng ngựa.
Lê Xuân Bảy (SN 1960) khi đó là Chủ tịch UBND xã Yên Phong làm thành viên hội đồng giải phóng mặt bằng thu hồi đất, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo Nguyễn Thị Hường (SN 1960), nguyên Kế toán xã và Nguyễn Văn Đạt (SN 1953), nguyên cán bộ Địa chính xã vận động được 43 hộ dân tại xóm Thị và xóm Nam Thành tự nguyện trả lại đất và nhận tiền đền bù, hỗ trợ theo quy định.
Trong khi phương án đền bù, thu hồi đất chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Lê Xuân Bảy đã tự ý đặt ra giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, sau đó chỉ đạo Nguyễn Thị Hường và Nguyễn Văn Đạt đi vay hơn 250 triệu đồng của một hộ dân trong xã để chi trả cho các hộ dân (mức giá 14 – 15.000 đồng/m2).
Video đang HOT
Sau đó, UBND huyện Yên Mô phê duyệt giá đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của 43 hộ dân và chuyển tiền về cho UBND xã Yên Phong chi trả với giá cao hơn so với giá mà UBND Yên Phong đã ứng cho các hộ dân trước đó. Tuy nhiên, Lê Xuân Bảy chỉ chi trả đủ và thừa cho 4 hộ dân, còn lại 39 hộ không được chi trả đầy đủ tiền đền bù, hỗ trợ như Quyết định được UBND huyện Yên Mô phê duyệt.
3 Lãnh đạo, cán bộ xã Yên Phong (từ phải qua: ông Đạt, bà Hường và ông Bảy) phải ngồi tù vì “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Tổng số tiền không chỉ trả cho 39 hộ dân là gần 600 triệu đồng được Lê Xuân Bảy chỉ đạo kế toán chuyển vào tài khoản Ngân sách xã mở tại kho bạc huyện Yên Mô, sau đó sử dụng để chi trả cho các công trình xây dựng cơ bản của xã, nhằm mục đích tạo ra những thành tích trong nhiệm kỳ làm chủ tịch, hướng đến chức vụ cao hơn trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Tại phiên tòa, 3 bị cáo thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, HĐXX tuyên phạt Lê Xuân Bảy 8 năm tù giam, Nguyễn Thị Hường 5 năm tù và Nguyễn Văn Đạt án 3 năm tù.
Thái Bá
Theo Dantri
Điều tra lại vụ chiếm đoạt 46 tỷ đồng cổ phiếu OTC
Qua nhiều phiên xét xử trong 6 năm, vụ án nữ bị cáo chiếm đoạt 46 tỷ đồng lừa mua chứng khoán chưa lên sàn - OTC vẫn chưa có phán quyết cuối cùng.
Ảnh minh họa
Ngày 18/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Đoàn Vũ Thanh Nghĩa (47 tuổi, quận Hai Bà Trưng). Tuy nhiên, cấp phúc thẩm đã tuyên hủy bản án sơ thẩm (năm 2013) do nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm rõ.
Năm 2007-2008, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động, nhiều nhà đầu tư bỏ tiền tỷ để "chơi". Nắm bắt được nhu cầu của người "chơi" chứng khoán, Nghĩa khoe có mối quan hệ nên mua được cổ phiếu ưu đãi của các doanh nghiệp đang cổ phần hóa, chưa đưa lên sàn giao dịch, rồi bán lại các cổ phiếu này thu lãi cao.
Theo lời Nghĩa, khi cổ phiếu OTC được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư sẽ lãi 5-10%. Tuy nhiên, việc mua bán cổ phiếu của công ty nào, giá cả, số lượng phải do Nghĩa giao dịch. Người mua chỉ chuyển tiền cho chị ta và không được đứng tên.
Từ tháng 3/2007 đến 1/2008, 6 người đã giao tiền trực tiếp, hoặc qua chuyển khoản để nhờ Nghĩa mua và bán chứng khoán nhằm hưởng lãi, tổng cộng hơn 46 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền của các bị hại, Nghĩa chiếm đoạt, không mua, bán cổ phiếu OTC như đã hứa hẹn. Ôm tiền của những người nhẹ dạ, Nghĩa bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
Năm 2010, Nghĩa bị đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu và không đồng tình với cáo buộc của cơ quan công tố. Bị cáo phủ nhận tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù thừa nhận có việc giao, nhận và chuyển tiền qua tài khoản như cơ quan điều tra thống kế. Song Nghĩa cho rằng số tiền đó là các bị hại trả nợ bị cáo. Bị cáo chỉ thừa nhận chiếm đoạt 300 triệu đồng. Cũng tại phiên sơ thẩm này, Nghĩa tố kiểm sát viên gợi ý "chạy án" nên tòa đã hoãn xét xử. Tuy nhiên, kết quả điều tra không có cơ sở kết luận việc "chạy án" như Nghĩa khai.
Năm 2011, phiên tòa sơ thẩm lần hai, Nghĩa bị tuyên phạt tù chung thân tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Năm 2012, TAND Tối cao tuyên hủy bản án sơ thâm, với lý do cáo trạng chỉ đề nghị truy tố Nghĩa chiếm đoạt hơn 42 tỷ đông, nhưng tòa sơ thẩm lại kêt tôi chiếm đoạt hơn 46 tỷ. Câp phuc thâm cung cho răng viêc tuyên Nghia pham tôi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa có căn cứ, "có chăng bị cáo chỉ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Năm 2013, Nghĩa tiếp tục ra tòa sơ thẩm lần 3 và bị tuyên phạt tù chung thân, vì chiếm đoạt 46 tỷ đồng.
Việt Dũng
Theo VNE
Điều tra lại vụ nữ doanh nhân chiếm đoạt 31 tỷ đồng Cựu chủ tịch HĐQT một ông ty tư vấn kiến trúc bị cáo buộc lừa các nhà đầu tư mua căn hộ ở vị trí "đất vàng" Hà Nội, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, nên công ty phải trả nợ thay. Ảnh minh họa Trong hai ngày 11 và 12/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng...