Bất ngờ trước vẻ đẹp Bát Xát mùa nước đổ
Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai những ngày này sẽ thấy cả vùng đại ngàn trông tựa như một bức tranh họa đồ.
Màu xanh biếc của trời, màu trắng của mây, màu vàng của nắng và màu xanh thẫm của cánh rừng già đang đổ bóng xuống những cánh đồng ruộng bậc thang trùng điệp nối tiếp nhau trải dài ngút tầm mắt.
Bát Xát bốn mùa đều là tuyệt phẩm của tự nhiên! Mùa nước đổ – Mùa đổ ải cuốn hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp ngút ngàn. Ruộng bậc thang nơi đây không chỉ đẹp khi ngả màu vàng rực của lúa chín vào mùa thu tháng 8, hay phủ màu xanh mướt của lúa non vào tháng 7 mà còn là đẹp đến nao lòng khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa hạ.
Mùa nước đổ bắt đầu từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6 hàng năm. Thời điểm đổ nước đẹp nhất ở Bát Xát chính là khoảng giữa tháng 5.
Du khách thập phương, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, đều gọi mùa này với cái tên âu yếm: “Tháng 5 mùa đất thức” hay “Sắc màu tháng 5″.
Đến với Bát Xát dịp này, không một người nghệ sỹ hay một nhiếp ảnh gia nào có thể cưỡng lại được vẻ đẹp thật sự choáng ngợp trước bức họa do người dân nơi đây tạo ra.
Cũng thật khó mà diễn tả hết những cung bậc cảm xúc khi đứng từ trên cao phóng tầm mắt ra xa xa, tận cuối những vạt rừng đại ngàn, thả hồn vào những đường cong uốn lượn, quanh co, tầng tầng, lớp lớp…
Diện tích ruộng bậc thang ở Bát Xát khoảng hơn 1.000 ha. Do độ cao hơn 2.500m so với mực nước biển và đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, người dân chỉ canh tác 1 vụ/ năm.
Khởi đầu vụ mới là vào cuối tháng tư, khi những cơn mưa đầu mùa hạ bắt đầu trút xuống cũng là lúc bà con xuống đồng cày xới, đánh thức những mảnh đất vốn khô cằn, sau những ngày đông giá rét để chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Video đang HOT
Bà con các dân tộc bắt đầu gọi nhau ra đồng, mọi bản làng đều đầy ắp tiếng í ới gọi nhau của người già, của trẻ nhỏ, của những âm thanh lao động và cả của tiếng nước chảy thành dòng nối đuôi nhau trên những mó nước dẫn vào đồng ruộng.
Những dòng nước miệt mài nối tiếp nhau từ bậc thang này sang bậc thang khác, len lỏi qua những bờ đá lô nhô, chạy vào từng mảng ruộng, đến khi nước xấm xấp mặt đất, phản chiếu đủ màu sắc như màu vàng của đất, màu nâu của phù sa, màu xanh non của mạ, màu xanh biếc của bầu trời, màu trắng của mây quyện với sắc trắng của màn sương buổi sớm, sắc ửng hồng bình minh khi mặt trời vừa ló rạng, sắc vàng của nắng, sắc xanh của bầu trời lúc vào hạ và sắc đỏ rực lúc hoàng hôn…
Tất cả hòa quyện thành những gam màu tương phản sống động tạo lên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.
Ngoài khung cảnh tuyệt kỹ vào mùa nước đổ, du khách còn có thể tìm hiểu câu chuyện về nghề canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì, người Mông nơi biên cương của Tổ quốc, những câu chuyện về người đắp bờ, dẫn nước, người dắt trâu cầy xới hoặc làm đất bằng những chiếc máy cày nhỏ, họ khéo léo di chuyển từ bậc ruộng này sang bậc ruộng khác, những người phụ nữ trong trang phục dân tộc gieo hạt, nhổ mạ, cấy lúa, nhiều người địu theo cả con nhỏ trên lưng hoặc để con ngồi chơi nơi khô ráo để mẹ vừa trông con vừa làm việc…
Khung cảnh Y Tý những ngày đổ ải sẽ đưa du khách trở về miền tích xưa yên bình, ấm áp và dung dị biết bao nhiêu. Những năm đầu lập bản, người Hà Nhì trước khi nhổ mạ sẽ làm Nghi lễ cúng tại nơi gieo hạt thóc gọi là Lễ ” Hu khử gư” hay gọi là Lễ nhổ mạ, với ý nghĩa là để cầu thần linh phù hộ, cầu mong mưa thuận gió hòa, một mùa màng tươi tốt, bội thu, ngày nay khi xã hội phát triển, nghi lễ này không còn nữa nhưng trong tâm niệm của mỗi người, họ luôn trân trọng thành kính với tổ tiên, với thần linh.
Mọi hoạt động thời gian này của người dân khắp bản dường như bước vào ngày hội trồng cấy, nét mặt từng người đều toát lên sự mới mẻ, rộn ràng vào vụ mùa mới.
Mảng màu xanh dần hình thành trên ô ruộng ở thung lũng Thiên Sinh sau khi được nông dân cấy mạ, hứa hẹn một vụ mùa mới ấm no.
“Mùa này, nước ruộng đổ từ bậc ruộng này sang bậc ruộng khác, cuốn theo màu của phù sa hòa lẫn với màu của bầu trời phản chiếu, làm tôi cảm giác như đang ngắm một bức tranh vẽ”, nhiếp ảnh gia Phạm An chia sẻ.
Du khách đặt chân đến huyện Bát Xát còn được trải nghiệm cuộc sống văn hóa đậm chất vùng cao của các dân tộc như Hà Nhì, Mông, Dao hay Giáy.
Mỗi dân tộc có nét sinh hoạt riêng nhưng điểm chung khi ra đồng là sử dụng trâu cày bừa để ải đất, chuẩn bị cho vụ cấy. Những năm gần đây đồng bào đã đưa máy cày xuống ruộng tuy nhiên đặc thù những thửa ruộng bậc thang hẹp về bề ngang nên việc vận hành khá khó khăn.
Du khách hãy đến với Bát Xát dịp này để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ mà đặc sắc, riêng có của vùng cao Tây Bắc. Hãy đến Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Mường Hum, A Lù, Ngải Thầu, đặc biệt là di tích quốc gia thung lũng ruộng bậc thang Thề Pả để tận mắt cảm nhận vẻ đẹp muôn màu của những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ nơi đây.
Hành trình đến đường đá cổ Pavie
Ở Lào Cai có một con đường đá cổ đã có tuổi đời cả trăm năm tuổi. Con đường đá cổ Pavi được xây dựng từ thời Thực dân Pháp cách đây cả trăm năm trước, Khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, vùng đất này thuộc sự thống trị của thống sứ Pavie (nhà chính trị) thuộc khu tự trị Thái ở tây bắc, với chủ trương xây dựng đế chế của khu tự trị, thống sứ Pavie cho khảo sát và xây dựng con đường lát đá dài 80km từ Mường Hum - Sàng Ma Sáo - Dền Sáng (Lào Cai) - Sàng Ma Pho - Sin Suối Hồ - Mường So (Lai Châu).
Đường đá cổ Pavie rêu phong dấu thời gian
Con đường này rộng 3m, dài 80km. Một tuyến giao thông huyết mạch như đường tuần tra biên giới, vận chuyển hàng hoá cho cứ điểm Phong Thổ (Lai Châu). Trải qua hàng trăm năm mưa nắng, sự thay đổi, phát triển, sinh sống và khai phá các vùng đất mới của người đồng bào, chủ yếu là H'Mong, ngày nay chỉ còn lại khoảng 16km nguyên vẹn từ Chà Phà tới Sàng Ma Pho.
Vào 1 buổi sáng đẹp trời, một người chị gọi cho tôi nói muốn tổ chức cho nhóm khoảng 20 người muốn khám phá cung đường đá cổ Pavie. Vậy là tôi liền lên lịch trình cụ thể rồi báo mọi người trong đoàn để chuẩn bị cho hành trình đã định. 6h30 sáng ngày 1 chúng tôi hẹn nhau và tập trung tại thành phố Lào Cai. Chúng tôi gặp nhau và bắt đầu hành trình di chuyển hơn 60km. Đoàn bao gồm có 15 người nhưng chúng tôi di chuyển bằng xe ô tô County 29 chỗ, sở dĩ đi xe rộng vậy bởi vì hành lý chúng tôi mang theo rất nhiều.
Sau khi vượt qua 60km theo tuyến đường Lào Cai - Bát Xát - Bản Vược - Mường Hum. Và điểm ô tô dừng chân chính là xã Dền Sáng - Huyện Bát Xát. Đến đây các anh trai tráng địa phương chạy xe ôm đã chờ sẵn (khoảng 25 xe). Chúng tôi sử dụng 18 xe cho đoàn để vận chuyển người và hành lý. Các xe ôm của trai tráng bản địa vận chuyển chúng tôi 7km qua những con đường trơn trượt sau mưa, nhiều đoạn đường một bên là vách núi, một bên là vực sâu, đi qua những thửa ruộng bậc thang vút tầm mắt. Dưới chân núi Nhìu Cồ San là bản Chà Phà, cũng là điểm đầu chúng tôi chính thức bước vào chặng đường trekking. Sau khi vượt qua khu dân cư bản Chà Phà chúng tôi dần tiến sâu vào rừng bắt đầu bước vào đường đá cổ Pavi.
Theo tôi được biết thì Đường Đá Pavi có tổng quãng đường khoảng 80km. Trước kia con đường này là tuyến đường giao thông từ Lục Xuân - Phổ Nhĩ (Trung Quốc) - Phong Thổ (Lai Châu) - Bát Xát - Lào Cai (Việt Nam). Đây là tuyến giao thông huyết mạch với các mục đích như luân chuyển hàng hoá, muối, đạn, dược hay thuốc phiện....Vùng đất này trước kia thuộc quyền Trung Quốc. Sau năm 1895 khi có công ước Pháp - Thanh thì vùng đất này mới thuộc về quản lý của Việt Nam.
Khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, vùng đất này thuộc sự thống trị của thống sứ Pavie (nhà chính trị) thuộc khu tự trị Thái ở tây bắc, với chủ trương xây dựng đế chế của khu tự trị, thống sứ Pavie cho khảo sát và xây dựng con đường lát đá dài 80km từ Mường Hum - Sàng Ma Sáo - Dền Sáng (Lào Cai) - Sàng Ma Pho - Sin Suối Hồ - Mường So (Lai Châu). Con đường này rộng 3m, dài 80km. Một tuyến giao thông huyết mạch như đường tuần tra biên giới, vận chuyển hàng hoá cho cứ điểm Phong Thổ (Lai Châu). Trải qua hàng trăm năm mưa nắng, sự thay đổi, phát triển, sinh sống và khai phá các vùng đất mới của người đồng bào, chủ yếu là H'Mong, ngày nay chỉ còn lại khoảng 16km nguyên vẹn từ Chà Phà - Sàng Ma Pho.
Sau khi gặp gỡ poster (người vận chuyển đồ đạc) phân chia hành lý, đồ đạc chúng tôi bắt đầu hành trình trekking, khoảng 1 km đầu tiên chung tôi đi qua ngôi làng của đồng bào dân tộc H'Mong, hai bên đường đi là những thửa ruộng bậc thang mới được thu hoạch. Bước qua ngôi làng phía trước mặt chúng tôi mở ra là một thảo nguyên rộng lớn dưới bầu trời xanh mây trắng, giữa thảo nguyên là những đàn gia súc lớn như: ngựa, dê, trâu, lợn...Giữa thảo nguyên có một đầm nước nên gia súc thường tập trung tại đây để uống nước, kiếm ăn. Bỗng dưng lúc đó có một chú chó đốm ra đuổi đàn lợn con chạy quanh khu đầm khiến chúng chạy hoảng loạn cả lên, cũng lúc đó chúng tôi phát hiện ra một người bạn vô cùng thân thiện cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt hành trình đó chính là chú chó đốm của người thợ sửa xe ở phía ngoài Dền Sáng, đây cũng là thành viên, vị khách không mời nhưng đáng yêu và biết diễn rất sâu khi chụp ảnh.
Trekking cùng Vietup Travel giữa trên con đường đá cổ Pavie
Đi qua thảo nguyên, tiến sâu vào trong rừng lúc này đường đá cổ chính thức hiện ra rõ nét, hai bên đường là những rừng hoa mua, đặc biệt là "hoa đĩa" bung nở toả ngát khắp cả khu rừng. Lúc này những người đàn ông đi trong đoàn thể hiện sự ga lăng của mình bằng việc hái những bông hoa thơm ngắt tặng cho người bạn đồng hành của mình, các chị em thích và vui mừng lắm. Có lẽ đã rất lâu rồi trưa được cảm nhận cảm giác mộc mạc và lãn g mạn giữa thiên nhiên như vậy.
Qua bìa rừng chúng tôi bước vào cánh rừng nguyên sinh với những cây gỗ cổ thụ, dưới tán cây cổ thụ là những vựa cây "thảo quả" bạt ngàn (có lẽ đây là những rừng cây thảo quả lớn nhất cả nước). Vượt qua quãng đường 3km chúng tôi đến một con suối lớn, nước rất trong và mát, lúc này vào chừng 12h30' các thành viên trong đoàn cũng đã đói. Đoàn dừng chân bên suối rửa mặt, tay trong làn nước mát lạnh chảy ra từ rừng già. Chúng tôi ăn trưa và nghỉ ngơi bên suối.
Sau khi nghỉ trưa, chúng tôi tiếp tục hành trình, vì phải chuẩn bị chỗ hạ trại, bữa ăn tối cho đoàn nên tôi cùng với 4 poster vượt lên phía trước để tìm điểm hạ trại, càng vào sâu trong rừng không khí càng trong lành, rừng âm u hơn, cây gỗ lớn hơn, con đường đá cổ cũng nhiều rêu xanh hơn do trong rừng độ ẩm rất cao.
Vốn là người hay vận động nên tôi cùng với 4 poster mang theo hành lý chỉ mất khoảng 1 tiếng để băng qua những cánh rừng nguyên sinh, vượt độ cao từ 1.400m lên điểm nghỉ 1.800m. Đến một dòng suối lớn, quan sát xung quanh, tôi quyết định hạ trại nghỉ đêm tại đây. Đến đây 4 anh em chúng tôi mỗi người 1 việc, người lấy củi, người bổ củi, người nhóm lửa, còn tôi thì tìm điểm hạ trại cho đoàn. Chúng tôi ngủ đêm trên con đường đá cổ Pavie giữa rừng già Y Tý.
Sáng sớm tinh mơ ngày 2, chúng tôi thức dậy giữa rừng, được nghe chim hót, ve kêu giữa rừng già, cảm giác thật thư thái và khoan khoái trong làn sương sớm lãng đãng, những giọt nước còn đọng trong lá... Có dậy sớm giữa rừng, rửa mặt bên dòng suối, sau đó nhâm nhi ly trà nóng, cafe và ngắm bình minh lên qua những tán cây rừng mới thấy mọi thứ thật trong lành và nguyên vẹn như đúng cái tên nguyên sinh của những cánh rừng ở Bát Xát.
7h30 chúng tôi thu dọn hành lý, dọn sạch rác nơi chúng tôi hạ trại để trả lại trạng thái sạch sẽ cho thiên nhiên nơi đã cho chúng tôi trú ngụ qua đêm, đoàn xuất phát và tiếp tục hành trình chinh phục quãng đường còn lại.
Đón bình minh giữa rừng già trên đường đá cổ Pavie
Đi tiếp khoảng 1 km chúng tôi lên tới điểm cao nhất của cung đường với độ cao 1972m so với mực nước biển. Đây cũng là địa giới giữa 2 tỉnh Lào Cai - Lai Châu
Khi bước sang địa phận phía Lai Châu, khi hậu thay đổi rõ rệt, phía bên kia là khu rừng ẩm ướt, lạnh thì sườn núi bên Lai Châu lại ngược lại, khí hậu nóng hơn, gió phơn thổi mạnh hơn, trời nắng xanh hơn...Có lẽ điều tạo nên sự khác biệt đó chính là do sự tác động của khí quyển lên 2 bên sườn núi đông - tây.
Đoàn trekking của chúng tôi nhìn từ trên cao
Khoảng 11h30 đoàn chúng tôi đặt chân tới thôn Sàng Ma Pho, cũng là điểm cuối trong hành trình trekking và khép lại quãng đường 20km băng rừng. Chúng tôi nán lại nghỉ ngơi tại nhà A Di, chờ đợi các thành viên khác trong đoàn. Lúc này các thanh niên trai tráng chạy xe ôm đã chờ sẵn và sẵn sàng đưa chúng tôi ra điểm ô tô chờ.
Bình minh đẹp mĩ mãn giữa rừng già
Chúng tôi lên xe ôm, mỗi người 1 xe, ngồi trên những chiếc xe Uyn băng qua những con đường nhỏ từ bản Sàng Ma Pho ra trung tâm xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu). Quãng đường chừng 17km, đường rất khó đi, nhiều đoạn một bên là vách núi phía dưới là vực sâu, nếu trời mưa thì không thể đi được.
Khi ra đến điểm ô tô tại trung tâm xã Sin Suối Hồ, chúng tôi di chuyển tới làng sinh thái Sìn Suối Hồ (cách trung tâm xã 2km). Lúc này khoảng 13h, chúng tôi đến với làng sinh thái Sin Suối Hồ, phải nói đây là ngôi làng H'Mong dị biệt, sở dĩ dị biệt bởi cách làm du lịch vô cùng độc đáo của bà con địa phương nơi đây. Và chúng tôi phải thú nhận rằng đây là ngôi làng sạch sẽ nhất Việt Nam, không một cọng rác vương lại trong làng, 2 bên đường vào làng được trồng những chậu địa lan, phong lan, trang trí hoàn toàn bằng các vật liệu từ thiên nhiên.... Con người nơi đây vô cùng thân thiện, do chúng tôi đã đặt ăn trưa tại một nhà hàng ở cuối bản nên quản lý nhà hàng đã cắt cử 2 cô thiếu nữ ra đón và dẫn chúng tôi tới nhà hàng. Đến nhà hàng đoàn thưởng thức các món ăn địa phương rất ngon như: Gà nướng thảo quả; Heo rang thảo quả; Cải mèo chấm muối vừng, măng rừng xào tía tô; xôi nếp nương dẻo thơm...Và kết hợp với 1 chút rượu thóc. Đoàn tổng kết và liên hoan chúc nhau những ly rượu nồng.
Nếu bạn thích một chuyến đi như vậy, một hành trình ngắn mang nhiều trải nghiệm cho bạn, đừng ngại ngần liên hệ với Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai hoặc Vietup Travel tại số 86 đường An Dương Vương (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Tôi tin rằng các chuyến đi trekking & hiking, camping của bạn sẽ khơi nguồn cảm hứng bất tận cho cuộc sống và công việc của bạn.
Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang Mẫu Sơn mùa nước đổ Hằng năm cứ đến độ tháng 3 âm lịch, xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) bước vào mùa vụ mới, các vạt ruộng bậc thang nơi đây lại trở nên nổi bật thu hút nhờ khoác lên mình lớp áo mới với những gam màu đặc trưng của đất, của nước, của mạ non...góp cho bức tranh mùa xuân núi rừng thêm phần...