Bất ngờ: Thưởng Tết của “ăn mày” cao nhất cả nước?
Trong khi các đơn vị, doanh nghiệp đang đau đầu với mức thưởng Tết thời khủng hoảng kinh tế thì trong tháng “củ mật” là dịp bội thu của cánh ăn mày.
Những tưởng thưởng Tết của nhóm “đại gia” như: Ngành ngân hàng, điện lực, dầu khí, doanh nghiệp ăn nên làm ra sẽ có mức thưởng Tết từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng đã là “khủng” lắm rồi. Nhưng ít người tin và nghĩ rằng, “lương” cộng với “thưởng” trong dịp Tết của cánh ăn mày được xếp vào nhóm được thưởng cao nhất cả nước(!?).
Người làm “nghề” ăn mày “thưởng” Tết cao nhất cả nước?
Nghe có vẻ khó tin, nhưng trên thực tế dịp áp Tết là lúc thời điểm ăn mày bắt đầu nở rộ và đang kiếm bộ thu trong dịp này. Bởi, với ngày thường họ chỉ có thể nhận được sự thương cảm của mọi người là những đồng tiền lẻ, một vài nghìn đồng. Nhưng những ngày áp Tết, thường mọi người túi luôn rủng rỉnh gồm các khoản tiền lương, thưởng nên cũng chẳng tiếc gì “bố thí” cho cánh ăn mày một vài chục nghìn, thậm chí, tiền trăm với những người lắm của nhiều tiền vẫn ngày ngày đi vào nơi ăn chơi “đốt tiền” tiêu khiển thì tính toán làm chi cho mệt đầu?.
Vậy là những ngày cuối năm, cánh ăn mày sẽ tìm mọi cách, hình thức để lân la tiếp cận từ các ngõ ngách đến những nơi sang trọng, nơi tập trung đông người qua lại. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý, đạo lý và nghĩa cử cao đẹp luôn đồng hành cùng truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Cả năm có thể đi đâu cũng được, nhưng dịp Tết đến, Xuân sẽ là ngày đoàn viên, chờ mong của mỗi gia đình. Và cái không khí đầm ấm, tràn ngập niềm vui ấy chắc hẳn mọi người cũng muốn san sẻ với những kẻ khốn khổ, những người ăn xin khi năm hết hết, Tết đến.
Cánh ăn mày bội thu trong dịp lễ, Tết
Vì thế, cánh ăn mày dịp này xuất hiện nhiều hơn với đủ mọi vẻ, muôn sắc thái, lứa tuổi. Tích tiểu thành đại, những đồng tiền được người ta “bố thí” cho cánh ăn mày sẽ lớn đến mức bạn không thể tin được, đó không phải là chuyện bịa mà lại thực. Theo con số thống kê, khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi, một ngày thường trung bình có thể xin được vài trăm nghìn đồng. Nhưng những ngày lễ, Tết, con số đó sẽ tăng gấp vài chục lần, có khi hàng trăm lần cũng nên.
Chẳng hạn như hồi đầu năm nay, tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM phối hợp với Công an phường Phước Long A (quận 9 – TP. HCM) đưa một gia đình 3 người đi ăn xin về đây, khiến các cán bộ có mặt đều bất ngờ. Số tài sản mà mẹ con nhà ăn mày này sở hữu gồm có hơn 72 triệu đồng tiền mặt, 1 đồng hồ, 1 dây chuyền, 3 chiếc nhẫn và 2 bông tai vàng, tổng trị giá ước tính trên 100 triệu đồng. Cũng theo nhóm đối này, dịp trước Tết có thể sẽ được nhiều tiền hơn vì gần như xin mọi người đều ít nhiều cho cả.
Video đang HOT
Những “Top ten” thưởng Tết thử so sánh với dân ăn mày xem sao?
Với con số đáng kinh ngạc này, nếu ta giả sử sẽ có khoảng 100 trường hợp như vậy (chưa nói đến số lượng cụ thể, chính xác các đối tượng đi hành khất là bao nhiêu nhưng sẽ nhiều hơn rất rất nhiều) thì số tiền mà những người ăn mày được hiểu như một khoản “lương” và “thưởng” trong dịp Tết sẽ lên đến tiền tỷ Việt Nam đồng là hoàn toàn có thể…
Như vậy, so sánh với thưởng Tết của nhóm “đại gia” như: Ngành ngân hàng, điện lực, dầu khí, doanh nghiệp… ăn nên làm ra của ngành điện lực năm 2012 khối văn phòng tầm khoảng 30 triệu đồng, rồi một số ngân hàng trong năm 2011, thưởng Tết Dương lịch tại ngân hàng này từ 10-70 triệu đồng thì thưởng tết của cánh ăn mày cũng chẳng thua kém gì.
Theo Giáo Dục VN
Tháng củ mật sinh viên liên tiếp mất đồ
Bước vào tháng giáp Tết Âm Lịch( tháng củ mật), sinh viên lại liên tiếp "chịu trận" mất đồ. Những đồ đạc có giá trị như: laptop, điện thoại, xe đạp, xe máy, thậm chí tiền bạc, quần áo...cứ không cánh mà bay. Địa điểm để cánh "đạo chích" hoạt động là những khu xóm trọ sinh viên.
Đột kích xóm trọ
Hầu hết các vụ mất trộm đều xảy ra ở những xóm trọ sinh viên. Nhiều xóm trọ xây đã lâu, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, tường rêu ẩm mốc hoặc nhiều chỗ bị nứt, cửa bằng gỗ đã bị mối ăn mòn... Mặc dù biết an ninh không tốt nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn quyết định thuê phòng ở đây vì giá phòng rẻ hơn những nơi khác. Nhất là đối với những bạn sinh viên trọ một mình hay những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hình ảnh xóm trọ tồi tàn, không đảm bảo an ninh. Ảnh: Baomoi.com
Các xóm trọ thường chung nhau phòng vệ sinh nên sinh hoạt không mấy thỏa mái. Đây cũng chính là điều kiện để " đạo chích" thực hiện mưu đồ khi các bạn sinh viên sơ ý.
Vũ Thu Trang, sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền buồn bã chia sẻ : " Mình đi tắm nên chỉ khép cửa bỏ đấy, ai ngờ khi vào phòng đã không thấy chiếc laptop đâu, kiểm tra mới biết đã mất ví, trong đó có hơn 800 ngàn và nhiều giấy tờ khác. Chỉ có chiếc điện thoại mình để dưới gối là không bị mất."
Do thiếu cẩn trọng, không khóa cửa phòng nên Trang đã bị " khoắng" laptop. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên dù đã cẩn thận khóa phòng song vẫn bị cánh đạo chích "dòm".
"Biết là bây giờ trộm cắp nhiều, nhất là giáp Tết này, thế nên trước khi đi học mình đã khóa phòng cẩn thận, cất laptop trong hòm rồi dùng khóa khóa lại. Thế mà khi đi học về, thấy phòng không còn khóa nữa, cái laptop thì đã " không cánh mà bay". Nguyễn Hùng, sinh viên Đại học Công Nghiệp bùi ngùi kể lại.
Không chỉ tập kích riêng lẻ từng đối tượng, cánh đạo chích còn thực hiện "chiến dịch" tập kích cả xóm trọ.
Một xóm trọ ở làng Nguyên Xá, nằm sau Đại học Công Nghiệp đã bị mất 3 chiếc xe đạp, 1 xe máy Wave và 1 xe Air Blade chỉ sau một đêm. Nguyên nhân là do xóm trọ này chưa từng bị mất trộm, có tường cao bao quanh nên các bạn sinh viên chủ quan bỏ phương tiện ở ngoài mà không cho vào trong phòng.
Do tâm lý chủ quan, không đề phòng kẻ trộm đột nhập ăn cắp đồ; cư ngụ ở những phòng trọ rẻ tiền an ninh không tốt nên nhiều sinh viên chỉ biết kêu trời khi đánh mất những đồ dùng, vật phẩm có giá trị như: xe máy, điện thoại, laptop...
Phùng Xuân Đức, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội tâm sự: " Mình học ngành Sư phạm tin học nên rất cần đến máy tính. Kỳ vừa rồi bố mẹ ở quê tích cóp mãi được hơn 10 triệu để mua cho mình chiếc laptop Acer. Cuối cùng bị trộm lấy mất, bây giờ mình không biết ăn nói thế nào với bố mẹ."
Nghi phạm
"Đang đêm nằm ngủ, thấy có tiếng động lạ nên mình thức dậy, bật điện mở cửa ra ngoài xem thế nào. Đúng lúc đấy mình soi đèn sang phòng bên cạnh, thấy có người đàn ông đang phá khóa cửa phòng. Mình hô hoán mọi người "Trộm! Trộm!", nhưng tiếc tên trộm đã nhanh chân trèo qua tường và biến mất." - Doãn Tuấn hồi hộp kể lại.
Bất cẩn để xe ở ngoài khi vắng người. Ảnh: VTC
Đối tương thực hiện hành vi ăn trộm ở xóm trọ sinh viên rất đa dạng. Thường là những nhóm trộm cắp chuyên nghiệp, một số thành phần nghiện ngập, cần tiền hút chích. Số khác là những kẻ ăn trộm vặt... Để bắt được quả tang hành vi ăn trộm không phải là việc đơn giản bởi chúng thường nhằm những lúc xóm trọ vắng vẻ hoặc lúc nửa đêm để hoạt động.
Tuy nhiên, thành phần ăn trộm đồ đạc của các sinh viên không phải lúc nào cũng do bọn côn đồ này thực hiện. Thật đáng tiếc là nhiều khi chính các bạn sinh viên lại ăn trộm đồ của nhau.
Kí túc xá Đại học Giao Thông là nơi đã từng xẩy ra rất nhiều vụ ăn trộm mà thủ phạm được xác định, không ai khác chính là các bạn sinh viên.
Bạn Nguyễn Thị Thủy đã từng bị người bạn cùng phòng của mình ăn trộm 2 chiếc điện thoại mang đi bán, rồi dùng số tiền đó để mua quà sinh nhật tặng bạn trai. Khi việc vỡ lở, hai bạn đã không thể tiếp tục làm bạn với nhau.
Thủy cho biết : " Mình để hai chiếc điện thoại trong vỏ gối, mình đi giặt quần áo vào thì không thấy nữa, trước đấy chỉ có mình H ở phòng. Tối về mình đã cố tình hỏi khéo H về 2 chiếc điện thoại, cuối cùng H đã nhận tội, H ôm mình khóc và kể lể về hoàn cảnh của bản thân. Tuy vậy mình quyết định không chơi với H nữa vì H đã có hành vi này nhiều lần trước đó với các bạn khác.
Một số sinh viên có sở thích " sắm đồ" trong khi điều kiện không cho phép. Nhiều người trong số đó đã chọn cách ăn trộm đồ của bạn cùng phòng rồi mang đi cắm, bán...Chính bởi vậy, những sinh viên này bị các bạn coi thường vì hành vi thiếu đạo đức này.
"Chiến dịch" bảo vệ đồ
Chứng kiến cảnh bạn mình liên tiếp mất đồ, nhiều sinh viên đã thực hiện chiến dịch bảo vệ đồ đạc của mình.
Hầu hết các bạn sinh viên khi bị mất đồ thì chuyển phòng đến những khu trọ có an ninh tốt hơn. Nhiều bạn mách nhau đến ở trọ với nhà dân, mặc dù không được thoải mái lắm nhưng an toàn.
Ngoài ra, khi đi học hoặc có việc phải đi ra ngoài, các bạn thường gửi những đồ có giá trị, dễ bị ăn trộm sang phòng bên cạnh hoặc gửi bạn bè, những người thân cận, có thể tin tưởng được.
Để an toàn, nhiều bạn đã kì công luôn mang theo những thứ có giá trị bên mình. Hoàng Lâm, sinh viên Học viện Ngoại Giao chia sẻ: "Mình luôn mang laptop trong balo, cả máy ảnh và máy nghe nhạc, như thế là an toàn nhất để kiểm soát đồ đạc của mình, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra".
Theo VietNamNet
Cảnh giác tội phạm dịp gần tết Chỉ còn gần 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn - 2012. Khoảng thời gian áp tết mà chúng ta vẫn quen gọi là tháng "củ mật" này, bọn tội phạm thường lợi dụng để hoạt động. Công an Hà Nội khám nghiệm hiện trường một vụ trộm trong tháng "củ mật" Tội phạm nơi công cộng Buổi chiều đầu...