Bất ngờ số người đồng ý thải bỏ xe máy cũ
Từ năm 2026, xe máy từ 3-5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa có báo cáo kết quả Chương trình đo kiểm khí thải môtô, xe gắn máy cũ và đề xuất lộ trình kiểm định khí thải trên địa bàn thành phố.
Hà Nội hiện có hơn 6,5 triệu môtô các loại
Theo Sở TN-MT Hà Nội, khi kiểm tra ngẫu nhiên khí thải của 5.240 xe môtô, xe gắn máy có tuổi đời trên 5 năm sử dụng có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép hiện nay (tỉ lệ xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 là 54,2% và không đạt mức 2 là 60,65%). Đồng thời, việc bảo dưỡng đã được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí thải xe máy, cụ thể xe không đạt TCVN 6438:2018 mức 1 sau bảo dưỡng giảm mạnh còn 9,54%.
Từ 12-11-2021 đến 3-2022, chỉ có 4 xe máy được người dân tự nguyện đồng ý thải bỏ và nhận hỗ trợ đổi xe máy mới theo quy định của chương trình.
Khảo sát trực tiếp trên 3.867 chủ xe máy trên địa bàn cho thấy đa số người dân (86%) ủng hộ chính sách kiểm soát khí thải. Mức phí kiểm tra được nhiều người dân đồng thuận, khoảng 30.000-50.000 đồng/lần với tần suất 1 lần 1 năm. Có khoảng 29% người dân cho biết sẽ đưa xe máy cũ, thải bỏ tới các điểm thu hồi theo quy định.
Sở TN-MT Hà Nội cho biết dự kiến năm 2023 các đơn chức năng của thành phố sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí và hạn chế xe máy.
Video đang HOT
Giai đoạn 2024-2025, thành phố tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Giai đoạn này cũng bắt đầu áp dụng phân vùng khu vực theo tiêu chuẩn khí thải.
Sau thí điểm, từ năm 2026, xe 3-5 năm sử dụng trở lên phải kiểm định khí thải định kỳ, đồng thời hạn chế các xe không đạt tiêu chuẩn khí thải tại khu vực đã phân vùng. Hà Nội dự kiến sẽ nghiên cứu áp dụng thu phí khí thải cho các khu vực theo phân vùng bảo vệ.
Dự kiến, Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy bao gồm 170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có); đầu tư trạm kiểm định khí thải lưu động (xử lý đo ngay bên đường để xử phạt các xe xả khói đen)…
Sở TN-MT Hà Nội cho rằng kiểm soát khí thải xe máy thông qua kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sẽ thu được nhiều lợi ích: Sẽ không làm phát sinh chi phí cho người dân do chi phí từ việc tiết kiệm nhiên liệu) nếu bảo dưỡng định kỳ sẽ tiết kiệm đến 7% lượng nhiên liệu tiêu thụ) có thể bù đắp cho chi phí kiểm tra và bảo dưỡng xe; chính sách này sẽ giúp giảm 35,55% tổng lượng CO, 40% tổng lượng HC phát thải; chính sách này tạo thêm việc làm cho người lao động và doanh thu từ việc kiểm tra và bảo dưỡng xe máy cho đơn vị kiểm định theo quy định của pháp luật…
Tùy theo từng giai đoạn, Hà Nội có thể điều chỉnh nội dung của kịch bản. Ví dụ trong giai đoạn đầu, khi người dân chưa làm quen với kiểm định khí thải xe máy định kỳ, thành phố có thể chỉ kiểm soát theo đối tượng; sau một thời gian sẽ kết hợp kiểm soát theo cả đối tượng và khu vực; khi các điều kiện về hạ tầng, giao thông công cộng đảm bảo sẽ nghiên cứu kết hợp cả thu phí khí thải xe máy.
Với những xe không đạt tiêu chuẩn khí thải, đã cũ nát… thành phố có chính hỗ trợ chủ xe phải thu hồi từ các nguồn ngân sách, xã hội hóa, hỗ trợ của doanh nghiệp để chuyển đổi phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải hoặc chuyển đổi sinh kế.
Trước đó, tháng 8-2021, Hà Nội tổ chức kiểm định khí thải xe máy nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe máy cũ, làm cơ sở khoa học xây dựng và thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, đến tháng 7-2022, Hà Nội có hơn 7,6 triệu phương tiện, trong đó hơn một triệu ôtô, gần 6,5 triệu môtô các loại, chưa bao gồm phương tiện của các tỉnh khác lưu thông trên thành phố.
6 người trong gia đình tử vong ở Bình Dương: Cảnh giác "sát thủ" giấu mặt mang tên... máy phát điện!
Kết luận cuối cùng sẽ được cơ quan chức năng đưa ra, nhưng những dấu hiệu tại hiện trường vụ 6 người trong cùng gia đình tử vong ở tỉnh Bình Dương cho thấy nhiều khả năng, các nạn nhân đã bị ngạt bởi khí thải từ máy phát điện.
Theo thông tin ban đầu, trưa nay (24-7), một người dân ở phường Thới Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gọi điện nhiều lần cho ông Lý Quốc Pháp (47 tuổi, làm nghề cơ khí), trú ở đường DJ15, phường Thới Hoà, nhưng không được.
Ngôi nhà xảy ra vụ việc đau lòng
Sốt ruột, người này đến tận nhà, thì nhận thấy cửa khóa, bên trong vẫn có tiếng máy phát điện hoạt động. Tối hôm trước, khu vực phường Thới Hoà, mất điện, một số hộ dân, trong đó có gia đình ông Pháp, đã phải sử dụng máy phát điện trong nhà.
Linh cảm điều bất thường, người dân trong khu vực đã báo tin đến cơ quan Công an. Khi cánh cửa ngôi nhà được phá, các nhân chứng bàng hoàng phát hiện nhiều người bên trong nằm bất động. Kiểm tra, tổng cộng có 6 người, và đều tử vong.
Danh tính các nạn nhân xấu số là: ông Lý Quốc Pháp (47 tuổi), bà Đỗ Thị Tặng (37 tuổi), các cháu Huỳnh Thúy Duy, Đỗ Nguyễn Mỹ Lâm (cùng 15 tuổi), cháu Lý Bảo Khang (7 tuổi) và cháu Lý Quốc Thịnh (2 tuổi).
Nguyên nhân và kết luận cuối cùng sẽ được cơ quan chức năng đưa ra, nhưng những dấu hiệu tại hiện trường vụ việc đau lòng này cho thấy, nhiều khả năng, các nạn nhân đã bị ngạt bởi khí thải từ máy phát điện.
Theo tìm hiểu, máy phát điện thải CO, loại khí rất độc cho hệ hô hấp và tuần hoàn, có thể gây chết người trong môi trường kín. Điều nguy hiểm là khí CO không gây kích ứng nên khó cảm nhận được trong không khí. Khi vào phổi, CO là tác nhân khiến máu không thể chở oxy đến tế bào; và loại khí này còn gây tổn thương tim.
Dấu hiệu ngộ độc CO gồm nhức đầu, chóng mặt, yếu, buồn nôn, nôn mửa, đau ngực và lú lẫn.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu nghi ngờ bị ngộ độc CO, cần nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, lấy khăn thấm nước che kín miệng để không bị ngạt khí, đồng thời gọi cấp cứu hoặc tìm đến các dịch vụ chăm sóc y tế gần nhất tại địa phương.
Ngoài CO, máy phát điện tạo ra nhiều khí độc hại với hệ hô hấp của con người như hơi xăng thừa, SO2, NO2, bụi than... Theo tiêu chuẩn thì ở nơi sinh hoạt bình thường, lượng SO2 cho phép là 0,075 mg/m3. Trong khi đó, nếu chạy máy phát điện một giờ trong phòng thì lượng khí này lên đến 9 g/m3. Nếu người sử dụng máy phát điện đóng kín cửa thì tác hại sẽ chẳng khác gì việc đun than tổ ong trong phòng kín, chỉ sau một giờ là bị ngạt, gây hại thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.
Làm gì để tránh "đối mặt" tử thần máy phát điện?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tuyệt đối không nên để máy phát điện ngay trong phòng sinh hoạt. Đối với nhà không có sân vườn, phải chọn nơi rộng, thoáng để đặt máy. Trong phòng sinh hoạt cũng phải bảo đảm có nhiều dưỡng khí để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.
Máy phát điện cũ, kém chất lượng thì lượng khí xả càng lớn do nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn và chỗ còn thừa sẽ trở thành khí độc. Vì vậy khi mua máy phát điện, các gia đình nên chọn loại có hiệu suất biến đổi năng lượng cao để tiêu thụ tốt số xăng dầu đưa vào, biến nó thành điện thay vì khí thải độc hại.
Việt Nam sẽ có khu công nghiệp, đô thị không phát thải Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết sẽ quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, không phát thải chất thải, khí thải. Tại "Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn" ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường...