Bất ngờ quốc gia giúp Hải quân Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông
Không phải Nga mà Đức – đồng minh thân cận của Mỹ mới là quốc gia cung cấp nhiều công nghệ quân sự đặc biệt giúp Hải quân Trung Quốc hùng mạnh.
Khi các thủy thủ trên tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ đang thực hiện các cuộc diễn tập ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Okinawa như thường lệ. Họ không thể ngờ được rằng một tàu ngầm lớp Song đang do thám ở cách đó chỉ 9 km. Cần lưu ý rằng, động cơ của tàu ngầm này là của hãng MTU Friedrichshafen của Đức, động cơ hoạt động rất êm nên các hệ thống sonar của USS Kitty Hawk không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào.
Sự việc này là một sự việc đáng xấu hổ của Hải quân Mỹ, cũng là một cú sốc với phương Tây khi Trung Quốc đã phát triển cho họ một đội tàu ngầm hùng hậu với sự giúp đỡ của Đức. Sự việc trên xảy ra vào năm 2006.
Tàu ngầm lớp Song (Tống) của Trung Quốc được cho là trang bị động cơ do Đức chế tạo.
Gần đây nhất, trong tháng 10/2015, một tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đã lặng lẽ theo đuôi tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan. Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ tàu ngầm Trung Quốc có được khả năng “im lặng” như vậy là nhờ động cơ của Đức.
Các công ty của Đức, cùng với các nhà cung cấp vũ khí của Pháp và Anh đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm nóng lên mồi lửa quân sự nguy hiểm nhất thế giới. Trong tháng 7 vừa qua. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước như Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng lực lượng hàng hải của họ và xâm nhập vùng biển truyền thống của Nhật Bản, Trung Quốc đã có các cuộc va chạm hàng hải với hầu hết các quốc gia láng giềng của họ cũng như với Mỹ.
Các trường hợp các biệt này đã gây nên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tính từ năm 2009, các quốc gia quanh Biển Đông đã gia tăng nhập khẩu vũ khí lên đến 71%, đạt 6,7 tỷ USD trong năm 2015. Trong cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á, các công ty của Đức không chỉ trang bị cho Trung Quốc mà còn cả cho các quốc gia khác có liên quan tới tranh chấp Biển Đông như Brunei, Malaysia hay Việt Nam.
Đây là những mặt tối của ngành công nghiệp xuất khẩu của Đức. Trong năm 2015, Đức đã xuất khẩu các trang bị vũ khí đạt 7,86 tỷ USD, mức cao kỷ lục và gần gấp đôi so với năm 2014. Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ năm thế giới về trang thiết bị quân sự, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp.
Doanh số bán hàng của Đức sang Trung Quốc đã làm cho Mỹ và các quốc gia đồng minh ở châu Á lo lắng. Liên minh châu Âu và Mỹ đã có một lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989. Tuy nhiên, trong khi Mỹ cấm việc xuất khẩu bất kỳ các trang thiết bị vũ khí và thành phần liên quan đến Trung Quốc, thì các kẽ hở ở châu Âu lại lộ rõ.
Động cơ của Đức giúp cho hàng chục tàu hộ vệ, khu trục của Trung Quốc hoạt động.
Việc bán các trang bị vũ khí cho Trung Quốc là bị cấm, tuy nhiên các thành phần, bộ phận với múc đích sử dụng kép cho các mục đích dân sự và quân sự thì bị buông lỏng. Các động cơ “siêu im lặng” MTU có thể sử dụng cho việc đóng tàu dân sự và không nằm trong lệnh cấm của EU. Nhưng đối với Trung Quốc, các động cơ MTU là một thành phần quan trọng để góp phần gia tăng năng lực lực lượng hải quân của họ, chúng không chỉ được trang bị cho tàu ngầm mà còn được trang bị cho các tàu khu trục của Trung Quốc. Động cơ Đức đã được trang bị cho những tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu khu trục Lữ Dương, bay giờ chúng đang tuần tra các cùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Video đang HOT
Các công ty quốc phòng của Pháp và Anh cũng vui vẻ lách luật EU để cung cấp trang trang bị như động cơ phản lực cho máy bay ném bom và công nghệ tàu chiến tiên tiến cho Trung Quốc. Tính từ năm 1990 đến 2015, Pháp đã bán các trang bị vũ khí cho Trung Quốc với giá trị khoảng 4 tỷ USD, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Trong khi đó, nước Anh cùng khoảng thời gian trên cũng bán cho Trung Quốc khoảng 800 triệu USD, và Đức là 259 triệu USD.
Tuy đó chỉ là con số nhỏ bé, nhưng tác động của nó không hề nhỏ, các trang thiết bị hàng hải và động cơ MTU đều bị Trung Quốc sao chép và sản xuất bất hợp pháp đã đóng vai trò quan trọng giúp nước này gia tăng sức mạnh hải quân của họ.
Máy bay ném bom JH-7 của Hải quân Trung Quốc trang bị động cơ có nguồn gốc từ Anh.
Các nhà cung cấp khác của Đức đang làm việc với Trung Quốc là MAN Diesel & Turbo. Các thông tin được đăng tải trên trang web quân sự của Trung Quốc cho rằng, các tàu khu trục nhỏ mới nhất của Trung Quốc như tàu Giang Khải I và II được trang bị cả động cơ của Đức và Pháp. Các tàu chiến này đã tham gia nhiều cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong khi đó các công ty MTU và MAN đều cho rằng họ hoạt động đúng luật pháp của EU và Đức.
Các quốcgia đối thủ của Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ trang này cũng quay sang Đức để nâng cấp lực lượng hải quân. Malaysia đã 1,97 tỷ USD để đóng 6 tàu hộ tống lớp Kedah (lớp Meko A-100RMN của Đức). Trong khi đó các công ty Đức cũng đã bán giao tàu pháo cho Brunei. Trong khi đó Singapore cũng đặt hàng hãng ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức hai tàu ngầm với trị giá khoảng 1,6 tỷ USD và bàn giao vào năm 2020. Cùng lúc đó, Ấn Độ cũng đã nâng cấp lực lượng hàng hải của mình bằng các trang thiết bị của Đức.
Ngày 12 tháng 7, tòa án quốc tế đã tuyên bố bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong đường chín đoạn họ tự vạch ra trên Biển Đông. Thay vì chấp hành phán quyết, Trung Quốc đã ngang ngược bác bỏ phán quyến và trước đó họ đã xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cần lưu ý rằng các tàu công trình giúp Trung Quốc nạo vét để bồi đắp các đảo nhân tạo là của người Đức, chúng được thiết kế bởi các công ty kỹ thuật Đức – Hà Lan, chúng được đóng trái phép tại Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng "tuốt kiếm" ở Biển Đông
Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển" và "Trung Quốc không sợ chiến tranh".
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: SinaĐài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa "Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông". Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này.
Trịnh Hạo nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là "bảo vệ chủ quyền". Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ.
Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một "nước lớn về biển". Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa.
Bất kể về "phần cứng" hay "phần mềm", việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự "tiến triển rất dài", bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 - 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển.
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc.
Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền.
Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều.
Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc.
Từ ngày 19 - 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.
Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là "đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển", bởi vì đây là "cánh cửa lớn" của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền.
Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng.
Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc "không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích".
Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc "sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa".
Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do "phòng thủ", trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa.
Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy "để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ".
Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã "có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận".
Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp.
Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.
Từ ngày 5 - 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào.
Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không.
Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng - mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng "nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh". Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này.
Tin liên quanQuân đội Mỹ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông dù có "hiệu ứng ve sầu" ở Lầu Năm GócBáo Đài Loan: Đặc công Việt Nam gây đau đầu, khiến đối phương khó phòng thủAustralia sẽ đến Biển Đông theo dõi Trung Quốc và Nga tập trậnBáo Trung Quốc viết gì về Tư lệnh Hải quân Việt Nam - Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam?
Theo Viettimes.vn
Hai kịch bản tập trận hải quân Nga - Trung trên Biển Đông Nếu lựa chọn tập trận chung với Nga ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ phát đi tín hiệu đáng báo động đối với thế giới. Hải quân Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung tại biển Hoa Đông năm 2014. Ảnh: Reuters Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ...