Bất ngờ ở Đồng Nai lại có rừng gỗ tếch cổ thụ lớn nhất cả nước liên quan đến bà Trần Lệ Xuân
Với diện tích gần 150ha trải dài trên địa bàn 2 huyện Tân Phú và Định Quán, rừng cây giá tỵ ( cây gỗ tếch) trên đất Đồng Nai được trồng từ trước giải phóng.
Đây là rừng cây gỗ tếch cổ thụ (rừng cây giá tỵ) và lớn nhất cả nước hiện nay.
Điểm đặc biệt của rừng giá tỵ (cây gỗ tếch) ở Đồng Nai là có quốc lộ 20 băng ngang, có 2 thị trấn án ngữ 2 đầu, vì thế, nhiều người qua đây có cảm nhận khu rừng vừa xưa cũ vừa hiện đại.
Rừng cây giá tỵ mùa thay lá. Ảnh: Ban mai
Tháng 5, tháng 6 là mùa giá tỵ đơm bông. Những bông giá tỵ vàng ươm, thơm mát xen lẫn màu xanh lá mạ của chồi non; tiếng kêu của ve sầu xen lẫn tiếng chim gọi bầy vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đa âm sắc…
Loài cây có giá trị
Tài liệu lịch sử ghi lại, rừng giá tỵ ở vùng Tân Phú, Định Quán do bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm cho triển khai trồng từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước với mục đích lấy gỗ làm báng súng và tạo rừng cây tự nhiên trên vùng đất đá sỏi.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước năm 1975, nhiều người dân ở các tỉnh và TP.Biên Hòa về đây định cư, khai hoang đất trồng trọt và chăn nuôi nên diện tích rừng giá tỵ giảm đáng kể.
Nhiều năm trước, Đồng Nai có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên để bảo vệ hệ đa dạng sinh học, trong đó có rừng cây giá tỵ nằm trong hệ thống rừng phòng hộ Tân Phú nên rừng cây này ngày càng sinh sôi, phát triển nhiều tầng tán.
Cây giá tỵ có tên khoa học là Teektonafrandick, thường được gọi là gỗ tếch. Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, sau đó phát triển ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Đồng Nai, cây giá tỵ được trồng lần đầu là những năm 50 của thế kỷ trước trên vùng đất Tân Phú, Định Quán. Hiện tại, ngoài các lâm trường, Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, nhiều hộ dân cũng trồng cây giá tỵ nhằm mục đích lấy gỗ bán. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, việc phát triển loại cây này còn có ý nghĩa lớn đối với bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nhà văn Nguyễn Thái Hải, người từng dành thời gian tìm hiểu và viết nên những áng văn về rừng giá tỵ cho rằng, cảm nhận đầu tiên của ông khi đến với rừng giá tỵ là đan xen những nét vừa xưa vừa nay, vừa cũ vừa hiện đại.
Nét xưa ở đây là yếu tố lịch sử, là những cây cổ thụ hàng nửa thế kỷ vẫn hiên ngang sừng sững giữa trời, che chắn và bảo vệ cho lớp cây non đang vươn mình lớn dần. Còn hiện đại ở chỗ, tuy là rừng nhưng có đường quốc lộ băng ngang, việc đi lại vô cùng tiện lợi.
Video đang HOT
Hằng ngày, xe cộ đi lại nườm nượp dưới tán cây rừng, người ta trồng cây ăn quả, làm vườn ngay sau cánh rừng. Ông gọi là “rừng trong phố, phố xen rừng”.
Về giá trị, theo tài liệu ghi lại, thân cây giá tỵ khô màu vàng sẫm, có mùi thơm mát nên thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ. Đặc biệt hơn, gỗ giá tỵ chắc và nhẹ, không bị mối mọt và lâu mục nát nên thường được ưu tiên dùng đóng tàu biển và làm báng súng trong các đơn vị quân đội.
Ngoài ra, lá cây giá tỵ cũng được tận dụng để làm phân bón hữu cơ. Thông thường, khoảng tháng 1-4 dương lịch là giá tỵ rụng lá, mỗi ngày có từ vài chục đến hàng trăm người dân ở Tân Phú, Định Quán vào rừng nhặt lá giá tỵ thuê kiếm tiền.
Chị Ngô Thị Hiếu (xã Phú Vinh, huyện Định Quán) chia sẻ: “Trước đây, vào mùa lá rụng, chúng tôi vào rừng nhặt lá khô bán cho các cơ sở thu mua. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, có đơn vị thầu mua lá khô nguyên cả rừng nên chúng tôi nhặt thuê cho họ…”.
“Trung bình mỗi ký lá khô được trả công từ 1,5-2 ngàn đồng. Người nhặt chăm cũng kiếm được 200 ngàn đồng mỗi ngày. Số tiền tuy không nhiều nhưng là nguồn thu đáng kể lúc nông nhàn. Hơn nữa, việc nhặt lá giá tỵ cũng được các ngành chức năng cho phép nhằm hạn chế tình trạng cháy rừng vào mùa khô”, chị Ngô Thị Hiếu cho biết thêm.
Trồng cây, gây rừng
Nhiều người từng đi trên quốc lộ 20 đoạn giao thoa giữa TT.Định Quán (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) với TT.Tân Phú (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) đều phải trầm trồ bởi đoạn đường thẳng tắp được bao bọc hai bên là những cây giá tỵ cao sừng sững đến 30-40m.
Mùa khô, rừng giá tỵ rụng lá để trơ những cành cây khẳng khiu vươn cao giữa trời, ngoài những người đi nhặt lá, nhiều đoàn học sinh, sinh viên, thậm chí cả đoàn làm phim đến đây tham quan, ghi lại những bức hình ấn tượng. Mùa mưa đến, rừng cây giá tỵ cho lá sum suê, những chùm hoa vàng thơm dịu lại cảm giác yên bình và mát mẻ.
Anh Văn Như Sương (xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) tỉa cành cho vườn cây giá tỵ (cây gỗ tếch) 3 năm tuổi.
Những năm gần đây, đáp ứng chủ trương trồng cây, gây rừng, hàng chục ha cây giá tỵ được trồng mới bên kia sông La Ngà thuộc địa phận các xã Thanh Sơn, Ngọc Định, H.Định Quán.
Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình có nhiều đất ở vùng Tân Phú, Định Quán cũng bắt tay chuyển đổi diện tích cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng giá tỵ lấy gỗ. Đồng Nai trở thành “thủ phủ” cây giá tỵ lớn nhất cả nước.
Anh Văn Như Sương (xã Phú Vinh, H.Định Quán), một hộ dân tiên phong chuyển đổi hơn 2ha điều già cỗi sang trồng cây giá tỵ được 3 năm nay cho biết: “Tôi trồng cây giá tỵ bằng phương pháp gieo hạt nhặt ở trong rừng. Cây lớn nhanh, khỏe mạnh, không tốn nhiều công chăm sóc. Tôi trồng vườn giá tỵ của mình tiếp giáp với rừng giá tỵ của lâm trường, vừa góp phần gây rừng vừa hy vọng có thêm nguồn thu” – anh Sương nói.
Anh Sương cũng cho biết, dự định mùa mưa năm nay anh sẽ xuống giống thêm khoảng 1ha giá tỵ nữa. Anh trồng xen canh các loại cây như: thơm, chuối để lấy ngắn nuôi dài.
Theo anh Sương, mỗi cây giá tỵ 10 năm tuổi có giá khoảng 3 triệu đồng, nhưng nếu để 15 năm sẽ có giá gấp 3 lần và đủ 20 năm tuổi, cây được bán với giá khoảng 1,5 ngàn USD/cây hoặc 20 triệu đồng/m3 gỗ. Hiện các nguồn thu mua cây giá tỵ để bán cho cơ sở sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là chủ yếu.
Việc giữ gìn và phát triển rừng cây giá tỵ ngoài ý nghĩa về kinh tế, môi trường còn mở ra cơ hội phát triển du lịch cho địa phương.
Đánh giá về tiềm năng khai thác du lịch ở rừng giá tỵ trên đất Đồng Nai, ông Nguyễn Nho Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Meerkat Travel (H.Định Quán) cho rằng, rừng giá tỵ hiện nay như một rừng nguyên sinh có hệ động thực vật phong phú, thích hợp với du lịch dã ngoại, cắm trại. Ngoài ra, ở rừng giá tỵ cũng có nhiều hang dơi, một điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
Thực tế hiện nay có nhiều đoàn học sinh, sinh viên, du khách nước ngoài đến đây tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu về rừng. Chúng tôi hoàn toàn có thể thiết kế tour du lịch rừng núi với các điểm dừng chân là Vườn quốc gia Cát Tiên, Thác Mai – Bàu Nước Nóng, Khu du lịch Suối Mơ, di tích Đá Ba Chồng và rừng giá tỵ. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, các huyện miền núi cần có thêm dịch vụ lưu trú, ẩm thực trong cộng đồng”.
Ông Nguyễn Nho Kiên Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Meerkat Travel (H.Định Quán)
Trồng loài cây chế ra thứ dầu thơm "điếc mũi", cứ 1ml bán giá 1 triệu
Là người nổi tiếng với sáng chế độc quyền tạo trầm trên cây dó bầu từ nhiều năm nay, ông Trương Thanh Khoan (xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) vẫn đang nỗ lực tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm trầm sạch của mình và ngày càng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tìm đến.
Tuy nhiên, bản thân ông Khoan vẫn còn nhiều trăn trở với nghề làm trầm hương trên mảnh đất Tân Phú. Ông mong muốn không chỉ trầm hương của cá nhân mình mà tất cả người dân làm trầm tại Tân Phú được nhiều người biết đến với đặc trưng là sản phẩm trầm hương sạch.
Ông Trương Thanh Khoan bên cây dó bầu đang tạo trầm mới khoảng 1 năm. Ảnh:M.Quân.
Cải tiến công nghệ làm tinh dầu trầm
Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất trầm hương của ông Trương Thanh Khoan vào một buổi trưa nắng gắt, tại đây, 3 nồi chưng cất trầm hương đang hoạt động nhưng vẫn không làm tăng thêm độ nóng cho căn nhà vì các nồi chưng cất trầm hương bằng điện đều được ông Trương Thanh Khoan tự sáng tạo và đặt làm theo thiết kế riêng, có lớp cách nhiệt nên dù mỗi nồi trầm hương phải nấu liên tục trong 24 tiếng, nhiệt độ xung quanh vẫn không thay đổi.
Để có được thiết bị sản xuất tinh dầu và nước cất từ trầm, ông Khoan phải cùng thợ tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ nồi nấu trầm vì phải bảo đảm lấy được tinh dầu trầm với số lượng nhiều nhất có thể.
Bên cạnh việc làm tinh dầu và nước cất từ trầm hương, ông Khoan còn chọn những cây có hình dáng đẹp để tạo ra sản phẩm trầm cảnh. Với những cây được chọn để làm trầm cảnh, sau khi lớp trầm trên cây được sủi ra, những người thợ lành nghề bắt đầu tạo dáng cho phần thân cây còn lại.
Ông Khoan cho biết, để tạo nên trầm cảnh đẹp, đòi hỏi người thợ sủi và tạo dáng trầm phải có tay nghề cao.
Ông Trương Thanh Khoan cho biết, chế phẩm tạo trầm vi sinh, trong đó có bầy kiến xanh trong rừng được ông Khoan mang về nhà để thuần dưỡng nhằm lấy dịch tạo chế phẩm cho trầm đang được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ độc quyền sáng chế trong 20 năm. Hiện tại, tinh dầu trầm của ông cũng được đối tác Hàn Quốc tạo nhãn hàng hóa cho thị trường Hàn Quốc.
Sản phẩm tinh dầu trầm hương của gia đình ông Trương Thanh Khoan chiết xuất được. Ảnh:M.Quân.
"Thời gian tới, các sản phẩm tinh dầu và nước cất từ nấu trầm sẽ được đóng gói, dán nhãn tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đối với đối tác Nhật Bản thì tôi vẫn cung cấp nguyên liệu thô. Có khá nhiều đoàn nước ngoài về tham quan và yêu cầu được cung cấp sản phẩm nhưng chúng tôi không thể làm vì còn nhiều hạn chế về nguồn nguyên liệu" - ông Khoan cho biết thêm.
Hiện tại, ông Khoan đang có 2 người thợ sủi và tạo dáng trầm hương được UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen thợ giỏi. Đây là những người thợ do chính tay ông Khoan đào tạo.
"Đặc điểm của cây trầm là không bị mối mọt, không thay đổi màu sắc. Đây cũng là điều khiến trầm hương sạch khác với các loại trầm được tạo từ hóa chất, với những cây trầm được tạo từ hóa chất chỉ sau một thời gian cây sẽ bị ố vàng, xuống sắc" - ông Khoan cho hay.
Với những sáng tạo của mình, hiện nay các sản phẩm về trầm hương của ông Khoan được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại, ông đang cung cấp tinh dầu trầm và nước cất trầm cho các đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, do số lượng trầm còn hạn chế nên ông Khoan không dám ký hợp đồng cung cấp trầm hương với doanh nghiệp vì sợ không đủ hàng cung cấp.
Phát triển trầm sạch
Vốn nổi tiếng với sáng chế cấy tạo trầm từ chế phẩm tạo trầm vi sinh, các sản phẩm trầm hương của ông Khoan được tin dùng và có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. Ông Khoan hiện có khoảng 10.000 cây dó bầu đang cấy ghép trầm tại xã Phú Sơn, huyện Tân Phú và một số điểm tại tỉnh Bình Thuận.
Trước nhu cầu về các sản phẩm trầm sạch trên thị trường, ông Khoan cho rằng cần phải có nguồn nguyên liệu ổn định và bảo đảm chất lượng. Trong khi đó, điều kiện phát triển vùng nguyên liệu là cây dó bầu thực tế tại huyện Tân Phú không khó.
Tuy nhiên, theo ông Khoan, cần phải kiểm tra và gửi giám định chất lượng trầm để bảo đảm trầm sạch. Vì theo ông Khoan, nếu để trầm hương được tạo từ hóa chất cung cấp ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, thì sản phẩm trầm hương do ông Khoan gầy dựng nhiều năm nay sẽ bị "vạ lây", dẫn đến nguy cơ mất hợp đồng cung cấp sản phẩm.
Chia sẻ về định hướng phát triển trầm hương trong tương lai, ông Khoan cho rằng: "Để có những sản phẩm trầm hương sạch, tôi dự định thời gian tới sẽ xin chủ trương thành lập hợp tác xã, tạo chuỗi liên kết trong quá trình tạo trầm, bảo đảm tất cả trầm hương khi tôi sử dụng, thu mua phải đúng chuẩn sạch, do tôi cung cấp chế phẩm tạo trầm cho các hộ dân cấy ghép, có như thế tôi mới chủ động được đầu vào của sản phẩm để tìm kiếm đối tác tạo đầu ra ổn định".
Theo Minh Quân (Báo Đồng Nai)
Điều chuyển 53 cảnh sát giao thông Đồng Nai về huyện, xã Có 53 cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại các đội CSGT Công an tỉnh Đồng Nai về nhận nhiệm vụ ở các huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Chiều 6-1, Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định điều động 53 cảnh sát giao thông (CSGT) về các huyện, thành phố trên địa bàn công tác. Theo đó,...