Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa… 1,3 vạn km
Quan hệ của Triều Tiên và các quốc gia châu Phi có lịch sử hơn 50 năm và vẫn phát triển, bất chấp lệnh cấm vận bủa vây Bình Nhưỡng.
Tượng đài được Triều Tiên xây dựng ở châu Phi.
Gần cực nam của châu Phi, cách thủ đô Bình Nhưỡng gần 13.000 km, một khu công nghiệp hoành tráng đang được Triều Tiên xây dựng.
Trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã coi các quốc gia châu Phi là nguồn cấp tiền quan trọng bằng cách đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, bán vũ khí quân sự. Dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên nhưng nguồn thu từ châu Phi cũng góp phần vào quá trình phát triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo bất kì quốc gia nào có hoạt động kinh tế hoặc quân sự với Triều Tiên. Ông Trump yêu cầu các quốc gia này cắt đứt quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng.
Vậy nhưng, quan chức Namibia lại mô tả Triều Tiên là một quốc gia rất khác – đồng minh lâu năm, đối tác phát triển và nhà thầu tin cậy. Kể từ năm 1960, Triều Tiên hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu. Quan hệ chính trị khăng khít này nhanh chóng chuyển thành mối quan hệ kinh tế bền chặt.
Triều Tiên tham gia nhiều hoạt động xây dựng ở châu Phi.
“Chúng tôi dựa vào họ để phát triển cơ sở hạ tầng”, Frans Kapofi, Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Namibia, nói. Tại châu Phi, những mối quan hệ như vậy không phải hiếm.
Điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết trong năm nay, Triều Tiên đã gửi thiết bị vô tuyến tới Eritrea, vũ khí tự động tới Congo và vũ khí huấn luyện tới Angola và Uganda. “Triều Tiên đang lách cấm vận bằng cách bán những vũ khí bị cấm và tăng dần về quy mô, số lượng, chủng loại”, báo cáo viết.
Video đang HOT
Yoweri Museveni, Tổng thống Uganda nói rằng ông quen biết nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành trong những lần ghé thăm Bình Nhưỡng trước đây. Lãnh đạo Zimbabwe Robert Mugabe từng gửi 2 con tê giác làm quà tặng cho Bình Nhưỡng năm 1980 (hai con này chết ngay sau đó vì quá trình vận chuyển quá xa xôi và khác biệt khí hậu). Tại Mapoti, thủ đô của Mozambique, một con đường mang tên “Đại lộ Kim Nhật Thành” cũng được xây dựng.
Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Phi đang rất cố gắng duy trì quan hệ với Triều Tiên dù Mỹ hiện vẫn là quốc gia tài trợ tiền nhiều nhất cho châu Phi. Tiếp tục được Triều Tiên hỗ trợ hay vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc là câu hỏi làm đau đầu các lãnh đạo châu Phi.
Tượng của Tổng thống Mozambique.
“Quan hệ của Bình Nhưỡng với châu Phi cho thấy rằng nước này vẫn còn nhiều quốc gia bè bạn và được lợi từ sự hỗ trợ chính trị trong quá khứ. Đây cũng là nguồn tiền quan trọng cho Triều Tiên và là địa điểm quan trọng đặt các công ty, nhà máy Triều Tiên”, Andrea Berge, chuyên gia Triều Tiên ở Học viện Middlebury, nói.
Theo Washington Post, chính quyền Namibia đã chi 100 triệu USD vào các dự án của Triều Tiên từ năm 2020 tới nay. Con số này có vẻ lớn nhưng vẫn chưa thấm vào đâu với số hàng xuất khẩu trị giá 3 tỉ USD từ Triều Tiên sang Trung Quốc.
Ngoài hoạt động xây dựng, Namibia còn làm ăn với một công ty Triều Tiên mang trên Mansudae để xây dựng nhà máy sản xuất đạn dược và một học viện quân sự. Đây được xem là công ty buôn bán vũ khí lớn nhất của Triều Tiên ra nước ngoài và cũng gửi nhiều công nhân đi xuất khẩu lao động.
Sau khi bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích vì hợp tác với Triều Tiên, Namibia tuyên bố vào năm 2016 sẽ cắt đứt quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng nhưng khẳng định “quan hệ ngoại giao nồng ấm với Triều Tiên vẫn được duy trì”.
Sau đó một năm, Liên Hiệp Quốc phát hiện ra công nhân Triều Tiên đang làm việc ở dự án xây dựng trụ sở mới của bộ quốc phòng Namibia. “Chúng tôi thấy họ thường xuyên”, một cư dân sống gần công trường, nói. “Họ chưa bao giờ rời đi”. Trong một cuộc phỏng vấn, quan chức chính phủ nói rằng họ muốn kết thúc xong hợp đồng xây dựng mới trục xuất người Triều Tiên về nước.
Tuy nhiên, trước áp lực của Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là Mỹ, một số quốc gia châu Phi đã thể hiện thái độ cứng rắn với Triều Tiên. Sau khi bức ảnh một số sĩ quan Triều Tiên mặc quân phục Uganda xuất hiện năm 2016, ngoại trưởng nước này tuyên bố không hề hợp tác với Triều Tiên và phủ nhận mọi cáo buộc liên quan.
Theo Danviet
Vũ khí đáng sợ không kém của Triều Tiên ngoài tên lửa đạn đạo
Hạm đội tàu sân bay của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên phải cẩn trọng trước loại vũ khí này vì rất có thể, niềm tự hào nước Mỹ sẽ là "miếng mồi ngon" cho quân đội Bình Nhưỡng tập bắn phá.
Triều Tiên đang sở hữu kho vũ khí đáng sợ.
Trong vòng 2 năm qua, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa với tốc độ chưa từng có tiền lệ. Với tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất được phóng hôm 4.7, Bình Nhưỡng cho thấy tham vọng và năng lực thực sự của kho vũ khí nước này sở hữu.
Theo đài CNN, loại tên lửa mới bắn của Triều Tiên "chưa từng được nhìn thấy" và có tầm bắn ít nhất trên 5.000, đủ sức vươn tới bang Alaska của Mỹ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa là loại vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng nếu gắn thêm đầu đạn hạt nhân. Khả năng đánh chặn loại vũ khí này của Mỹ vẫn bị đặt dấu hỏi lớn vì nó có thể lao đi với tốc độ gấp 20 lần vận tốc âm thanh.
Thế giới đổ dồn sự chú ý về tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhưng quên mất rằng quốc gia Đông Á còn sở hữu một thứ vũ khí khác nguy hiểm không kém: tên lửa hành trình các loại.
Tên lửa hành trình là gì?
Tên lửa hành trình là loại vũ khí dẫn đường, dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền hoặc mặt biển. Nó có thể bay với vận tốc cao ở một khoảng cách dài, khác với tên lửa đạn đạo chỉ lao nhanh khi chuyển vào giai đoạn trở lại khí quyển.
Tên lửa hành trình có thể mang theo đầu đạn cỡ lớn, di chuyển quãng đường dài với độ chính xác rất cao khi tấn công mục tiêu. Tên lửa hành trình hiện đại có thể di chuyển với vận tốc siêu âm hoặc cận âm, có khả năng tự định vị và bay tầm cực thấp. Chẳng hạn, tên lửa Tohahawk của Mỹ có thể bay với vận tốc 880 km/giờ trên quãng đường 2.500 km (tùy phiên bản), tầm thấp khoảng 5-10 mét và độ sai lệch khi tấn công chỉ là 15 mét.
Sự nguy hiểm của tên lửa hành trình là khả năng bay tầm thấp, tránh hết mọi radar và có thể được lập trình đường bay cho tới khi tiêu diệt thành công mục tiêu. Sở hữu tên lửa hành trình chẳng khác gì có trong tay "cú đấm thép" với quân đội bất kì quốc gia nào. Và Triều Tiên cũng đang rất tự hào khi sở hữu loại vũ khí đáng sợ này.
Kho tên lửa hành trình của Triều Tiên
Đầu tháng 6.2017, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa nhậm chức được ít ngày thì Bình Nhưỡng "gửi quà mừng" bằng màn bắn cấp tập tên lửa hành trình từ mặt đất. Những quả tên lửa này được xem là bắn hạ thành công mục tiêu tàu chiến trên biển ở khoảng cách hơn 200 km. Đây được xem là lời thách thức của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ khi liên minh quân sự này thường xuyên diễn tập gần khu vực bán đảo Triều Tiên.
Theo đánh giá của tờ Chosun Hàn Quốc, Triều Tiên hiện nay sở hữu 3 loại tên lửa hành trình, định danh Kumsong và đều là "sát thủ diệt hạm". Chúng có tầm bắn rộng, trải dài từ 100 km tới 330 km, khai hỏa linh hoạt, từ nhiều địa điểm trên mặt đất với tốc độ tấn công khoảng 1.000 km/giờ.
Roh Jae-cheon, phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc nói rằng vụ thử tên lửa nhằm thể hiện khả năng tấn công đa dạng và chính xác của Triều Tiên, bên cạnh năng lực chính của tên lửa đạn đạo.
Theo đánh giá của tờ Independent, vụ thử đầu tháng 6 của Triều Tiên đã thành công và tên lửa hành trình này sử dụng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng. Việc chuyển đổi nhiên liệu giúp tên lửa mới tấn công tốt hơn với tốc độ rất cao.
Trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, các tàu khu trục và tàu sân bay của Mỹ cũng như hải quân Hàn Quốc sẽ phải hết sức đề phòng vì số lượng tên lửa hành trình được đánh giá là khoảng vài trăm quả hiện nay của Bình Nhưỡng.
Khi Triều Tiên bắn cấp tập tên lửa hành trình từ mặt đất, tàu sân bay của Mỹ sẽ dễ trở thành "bia tập bắn" và kế hoạch dùng hạm đội hàng không mẫu hạm "hàng khủng" uy hiếp Triều Tiên sẽ đổ bể trong tích tắc.
Theo Danviet
Tên lửa Triều Tiên đủ sức hạ triệu người trong vài phút? Kịch bản cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên rất thảm khốc với sự tham gia của tên lửa và pháo hạng nặng nã vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễn tập. Đài Fox News của Mỹ nhận định, nếu Triều Tiên khai hỏa kho tên lửa của mình, hàng triệu người Nhật Bản và Hàn...