Bất ngờ món quà ngư dân Philippines tặng để trả ơn cứu mạng của tàu cá Việt Nam
Ngư dân tàu cá Gem-Ver để lại một chú chó cho tàu cá Việt Nam đã giải cứu họ như một cử chỉ của tình bạn và lòng biết ơn.
Theo Rappler, trong lúc giải cứu tàu cá Philippines Gem-Ver, các thuyền viên Việt Nam rất bất ngờ khi thấy chú chó Jimboy của nhóm ngư dân nước bạn ngồi trên cabin con tàu.
“Họ nhìn thấy nó và để nó cùng chúng tôi lên tàu của họ”, Jaypee Gordionez, một trong các ngư dân Philippines cho biết.
Justin Pascual, người đã chèo chiếc thuyền nhỏ tới tàu cá Việt Nam cùng Gordionez nói rằng các ngư dân Việt Nam gọi con chó là “aw aw” (gâu gâu).
“Khi tàu cá Việt Nam thấy chúng tôi, họ bảo chúng tôi mang “gâu gâu” cùng lên tàu”, ông Pascual nhớ lại.
Tàu cá Gem-Ver hư hại nghiêm trọng sau khi được kéo vào bờ. (Ảnh: Rappler)
Gordionez cho biết các thuyền viên Việt Nam rất thích Jimboy. Thậm chí khi ngư dân Philippinesrời đi, một người Việt Nam ngỏ ý hỏi có thể đưa Jimboy đi cùng không.
“Một trong số họ hỏi tôi rằng anh ta có thể nhận nuôi “gâu gâu” được không, tôi nói tất nhiên rồi”, Melquiadez Tiamzon, một thuyền viên Philippines kể lại.
Theo các ngư dân tàu Gem-Ver, Jimboy rất thân thiết với các thuyền viên. Nó song hành cùng họ trong rất nhiều chuyến ra khơi trước đây từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành.
Tối 9/6, tàu cá FB Gem-Ver 1 của Philippines va chạm với tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông. Vụ va chạm khiến tàu Philippines bị chìm, còn tàu Trung Quốc rời hiện trường ngay lập tức, bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trên chiếc tàu đắm. Nhóm ngư dân này phải bơ vơ giữa biển trong nhiều giờ trước khi được một tàu Việt Nam cứu hộ.
Hành động này của tàu cá Việt Nam nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng quốc tế và lời cảm ơn, tri ân của nước bạn Philippines.
Video đang HOT
Ngay sau vụ việc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana gửi lời cảm ơn tới thuyền trưởng và các thuyền viên tàu Việt Nam.
Trong Hội nghị lần thứ 29 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ( UNCLOS) tại New York, Mỹ hôm 17/6, Ngoại trưởng Philippines nói thêm rằng Manila mãi mãi mắc nợ Việt Nam.
“22 ngư dân Philippines bị bỏ lại bơ vơ giữa biển cho đến khi một tàu Việt Nam tới và đưa họ lên tàu. Chúng ta mãi mãi mắc nợ đối tác chiến lược của chúng ta, Việt Nam, vì ơn huệ và hành động đàng hoàng này của họ”, ông Locsin nhấn mạnh.
(Nguồn: Rappler)
SONG HY
Theo VTC
Tàu Philippines bị đâm chìm: Thế tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Duterte
Tổng thống Duterte, nổi tiếng với những phát ngôn cứng rắn, bất ngờ bị kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phản ứng với vụ tàu cá nước này bị đâm chìm.
Nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte, nổi tiếng với những phát ngôn cứng rắn, bất ngờ bị kẹt lại giữa tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phản ứng với sự cố xảy ra tại bãi Cỏ Rong trên biển Đông gần 10 ngày trước. Ông vừa muốn xoa dịu người dân và các chính trị gia trong nước vốn rất uất hận trước hành động của tàu cá Trung Quốc, nhưng cũng vừa muốn không kéo quá căng căng thẳng với Bắc Kinh.
Tình thế khó xử này phần nào còn phản ánh qua phản ứng bối rối của các quan chức chính quyền.
12 trong số 22 thuyền viên tàu Philippines được đưa về cảng Caminawit ở San Jose, sau khi họ được tàu cá Việt Nam cứu giữa biển khơi. (Ảnh: Philippines Navy)
Tối 9/6, tàu cá FB Gimver 1 của Philippines va chạm với tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông. Vụ va chạm khiến tàu Philippines bị chìm, còn tàu Trung Quốc rời hiện trường ngay lập tức, bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trên chiếc tàu đắm. Nhóm ngư dân này phải bơ vơ giữa biển trong nhiều giờ trước khi được một tàu Việt Nam cứu hộ.
3 ngày sau, đúng vào Quốc khánh Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana lên án gay gắt hành động "vô nhân đạo" của tàu cá Trung Quốc.
Vài giờ sau, Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin Jr làm dậy sóng Twitter với dòng trạng thái chỉ trích kịch liệt tàu Trung Quốc. Ông thậm chí cón báo hiệu sự thay đổi trong chính sách của Philippines với Trung Quốc, gợi mở việc mở rộng hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Philippines trong tương lai.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, Salvador Panelo cảnh báo có thể cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh nếu phát hiện vụ việc là hành động có chủ đích.
Nhưng chỉ một ngày sau đó, mọi thứ bắt đầu "xoay vần". Các quan chức Philippines bắt đầu dao động, đưa ra các tuyên bố chối bỏ hoặc từ bỏ các cáo buộc trực tiếp chống lại Trung Quốc. Họ đề cập tới khả năng đây có thể là một vụ va chạm vô tình bất chấp việc các ngư dân một mực khẳng định bị tàu Trung Quốc đâm phải và kêu gọi chính phủ giúp đỡ tìm kiếm công lý.
Đỉnh điểm nhất là mới đây, Tổng thống Duterte khẳng định vụ việc hôm 9/6 "chỉ là một tai nạn hàng hải nhỏ", kêu gọi người dân "chờ đợi và lắng nghe bên liên quan lên tiếng".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: The Star)
Sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Philippines, một trong các quan chức đầu tiên đưa ra chỉ trích nhằm vào Trung Quốc là Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana quay ngoắt thái độ. Ông nói nghi ngờ về những gì đã xảy ra và rằng không rõ đó là hành động vô ý hay cố ý.
Các tuyên bố này của 2 quan chức hàng đầu trong chính quyền khiến người dân và các chính khách thất vọng.
Đảng Bayan Muna trong tuyên bố đưa ra chiều 18/6 gọi tuyên bố của ông Duterte là lời tha thứ cho Trung Quốc và "minh oan" cho Bắc Kinh sau vụ việc.
"Cuộc sống của ngư dân ít quan trọng hơn nhiều đối với Tổng thống cùng Nội các của ông ấy. Vấn đề này đang bị coi nhẹ bất chấp sự thật rằng tất cả các nhân chứng, bằng chứng đều cho thấy tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu nước ta", Neri Colmenares, lãnh đạo Đảng Bayan Muna cho biết.
Ông Colmenares tin rằng việc tàu Trung Quốc bỏ rơi ngư dân Philippines không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn cả luật pháp Philippines.
"Theo Điều 375 của Bộ luật hình sự sửa đổi về việc bỏ rơi người gặp nguy hiểm và nạn nhân của chính mình, từ chối giúp đỡ người gặp nguy hiểm là hành vi phạm tội. Nhưng ông Duterte lại chọn đứng về phía Trung Quốc bất chấp lời khai của ngư dân. Nó chẳng khác nào minh oan cho Trung Quốc", ông này phân tích.
Trong khi đó, một đại diện của đảng Bayan Muna, ông Carlos Zarate cho rằng, nhà lãnh đạo Philippines thực tế đã "đầu hàng" trước Trung Quốc.
"Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Duterte từ bỏ chính sách hiện nay với Trung Quốc. Chúng ta không thể từ bỏ chủ quyền của mình chỉ vì các khoản vay hấp dẫn mà họ đang đưa ra. Nếu còn các quan chức yêu nước trong chính quyền, đã đến lúc họ phải lên tiếng và kêu gọi Tổng thống Duterte đứng về phía người dân Philippines", ông này nói.
Các thành viên đảng Cộng sản Philippines (CPP) thì cho rằng, ông Duterte từng được biết đến như một con nhím với gai nhọn nhưng giờ con nhím đó đã tự nhổ hết số gai trên người.
"Ông ấy thể hiện sự bất lực hoàn toàn trước Trung Quốc. Ông ấy cũng hoàn toàn thất bại trong việc đưa ra các hành động phù hợp với lợi ích chủ quyền của Philippines. Ông ấy lo ngại mất hàng triệu USD và các ân huệ mà Trung Quốc trao tặng.
Vụ việc cũng là bằng chứng cho thấy sự kiêu ngạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong việc xâm phạm lãnh thổ Philippines. Đó là hệ quả từ các chính sách của ông Duterte, sự thất bại trong việc duy trì chủ quyền và luật pháp ở Philippines", CPP cho biết trong tuyên bố chiều 18/6.
Thượng nghị sĩ Ping Lacson tỏ ra thất vọng, nói rằng Tổng thống bất ngờ phá vỡ sự im lặng nhưng rồi lại khiến người dân Philippines đau lòng.
"Ông ấy không nghiên cứu tất cả các nguồn tin sẵn có trước khi thực hiện lựa chọn cuối cùng là đầu hàng. Tôi không gợi ý cho Thế chiến thứ III nhưng ít nhất cần phải cho Trung Quốc thấy được sự cân bằng quyền lực ở biển Đông", Thượng nghị sĩ Ping Lacson viết trong một bài đăng trên Twitter hôm 18/6.
Một số chính khách khác cho rằng chính ông Duterte đã tự mua dây buộc mình bởi ông hoàn toàn có thể đưa ra tuyên bố cứng rắn với Bắc Kinh ngay từ đầu vụ việc để xoa dịu dư luận và tính tới chuyện phân bua với Trung Quốc sau. Chuỗi ngày im lặng đã qua với kết thúc là tuyên bố đầy tranh cãi khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận.
Các chuyên gia lo ngại, kể cả vị Tổng thống Philippines có xử lý ra sao trong những ngày tới, niềm tin của người dân tại quốc gia Đông Nam Á với ông cũng đã giảm sút đáng kể. Họ lo ngại nhiều trường hợp tương tự có thể xảy ra và không nhận được tiếng nói ủng hộ từ chính quyền. Như cách mà thuyền trưởng tàu cá Philippines bị đâm chìm từ chối gặp mặt ông Duterte và tỏ ra thất vọng khi hay tin về tuyên bố của ông.
Theo VTC
Phó Chánh án Tòa tối cao Philippines: Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines có thể là tàu dân quân 'đội lốt' Giới chức Philippines cho rằng có khả năng một tàu dân quân Trung Quốc chứ không phải một tàu cá bình thường là thủ phạm đâm chìm tàu Philippines hôm 9/6. Theo ông Antonio Carpio, Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines, khả năng một tàu cá bình thường của Trung Quốc là thủ phạm không cao bởi thuyền trưởng các tàu...