Bất ngờ khi mở quan tài pharaoh 3.500 tuổi, ‘2 lần bị ướp xác’
Các nhà khoa học đã dùng phương pháp “mở quan tài kỹ thuật số” để khám phá xác ướp pharaoh Amenhotep I nổi tiếng, và bị sốc khi nhận thấy kỹ thuật ướp xác cổ đại đã 2 lần được thực hiện trên cơ thể ông.
Sau 3.500 năm yên nghỉ, pharaoh Amenhotep I nổi tiếng của Ai Cập đã được “đưa ra thế giới” lần nữa qua những hình ảnh độc đáo. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Sahar Saleem từ Khoa Y Đại học Cairo (Ai Cập).
Theo Science Alert, Amenhotep I trị vì trong triều đại thứ 18 của Ai Cập, khoảng năm 1525 đến năm 1504 trước Công Nguyên và chết khá trẻ. Trong triều đại của mình, ông đã khởi xướng những chương trình xây dựng quy mô lớn nhằm mở rộng nhiều ngôi đền. Không ai biết ông đã chết thế nào hoặc đâu là nơi chôn cất ban đầu.
Quan tài vị pharaoh trẻ tuổi với chiếc mặt nạ tuyệt đẹp. Ảnh: Sahar Saleem/Z. Hawass.
Chiếc quan tài nổi tiếng của ông đã được tìm thấy vào thế kỷ thứ 19, nhưng kiểm tra sơ lược cho thấy xác ướp được bọc rất tinh tế và trang trí công phu bằng nhiều vòng hoa, nên các nhà khoa học đã do dự chưa mở xác ướp ra. Đến nay, kỹ thuật mở kỹ thuật số cho phép họ hé mở bí mật lịch sử mà không cần tác động trực tiếp vào xác ướp.
Video đang HOT
Bài công bố trên Frontiers in Medicine cho hay Amenhotep I được chôn cất với một chiếc vòng độc đáo quanh eo, làm từ các hạt vàng và khoảng 30 chiếc bùa hộ mệnh nằm bên trong các lớp vải liệm. Nhưng có vẻ, chiếc vòng vàng đã được đặt lên cơ thể ông… 5 thế kỷ sau khi qua đời.
Bên trong quan tài là một người đàn ông thấp nhỏ hơn so với chiếc quan tài, nhưng vẫn có chiều cao rất ấn tượng so với thời đó: 1,69m, qua đời khi 35 tuổi. Ông có hàm răng tốt cho thấy một sức khỏe còn tráng kiện, không rõ nguyên nhân qua đời.
Điều đáng buồn là trên cơ thể vị pharaoh là dấu tích của một vụ trộm mộ thảm khốc, khiến chiếc cổ của xác ướp bị gẫy, nhiều bộ phận cơ thể bị hư hại.
Tuy nhiên dựa theo những ghi chép cũ và dấu tích trên cơ thể xác ướp, các nhà khoa học đã giải mã được sự kiện xảy ra vào triều đại thứ 21 (khoảng năm 1070 trước Công Nguyên đến năm 945 trước Công nguyên). Các linh mục Ai Cập đã cố gắng gắn các phần tay chân bị rời ra của xác ướp bằng nhựa thông và quấn vị pharaoh mà họ tôn thờ bằng một lớp băng mới.
Ảnh chụp phần đầu của xác ướp, đã được tái tạo nhưng thấy rõ phần cổ gãy, là một tổn thương sau khi qua đời và được ướp xác, do những kẻ trộm mộ – Ảnh: Sahar Saleem/Z. Hawass.
Cũng chính họ đã đặt lên cơ thể xác ướp chiếc vòng vàng và các lá bùa hộ mệnh và trang hoàng cho xác ướp rất tinh tế như những gì chúng ta thấy ngày nay. Các đồ tùy táng cũ của Amenhotep I có thể đã bị kẻ trộm mộ cổ đại lấy đi. Sau đó, ông được cải táng vào một lăng mộ mới.
Phát hiện đã đem đến hiểu biết về một nghi lễ hiếm thấy ở Ai Cập: cải táng theo phương thức như một lần “ướp xác” thứ 2, với đầy đủ nghi lễ cho các xác ướp bị hư hại.
Tái dựng xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 năm, dung nhan thật khiến nhiều người bất ngờ
Các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của 3 xác ướp Ai Cập bằng cách sử dụng ADN cổ đại được trích xuất từ cơ thể của họ
Tái dựng xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 năm, dung nhan thật khiến nhiều người bất ngờ
Khuôn mặt của ba người đàn ông Ai Cập cổ đại sống cách đây 2.797 năm đã được tái tạo bằng cách sử dụng ADN trích xuất từ hài cốt ướp xác của họ. Đây là lần đầu tiên một kỹ thuật như này sử dụng trên ADN của con người sống cách đây hơn 2.000 năm.
Bộ ba đến từ Abusir el-Meleq, một thành phố cổ trên vùng ngập lũ ở phía nam Cairo. Các nhà nghiên cứu từ Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân loại và Đại học Tubingen ở Đức đã tiến hành sửa chữa tổn thương trên mỗi xác ướp bằng enzym trước khi tiến hành giải trình tự ADN.
Các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ ADN mang tên Parabon NanoLabs có trụ sở tại Virginia, đã sử dụng dữ liệu di truyền đó để tạo ra các mô hình 3D về khuôn mặt của các xác ướp.
Việc sử dụng phân tích di truyền giúp các nhà khoa học dự đoán di truyền, màu mắt, màu tóc, màu da, tàn nhang và hình dạng khuôn mặt ở các cá nhân từ bất kỳ dân tộc nào.
Bài kiểm tra cho thấy một người có mắt xanh lục với độ tin cậy 61%, xanh lam với độ tin cậy 79% và họ chắc chắn không có mắt nâu với độ tin cậy 99%. Khuôn mặt của 3 người đàn ông sống ở Ai Cập cổ đại mô tả những người đàn ông ở độ tuổi 25.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng ba người đàn ông Ai Cập, sinh sống ở cộng đồng sông Nile cổ đại và ước tính sống từ 2.023 đến 2.797 năm trước, có làn da nâu nhạt, mắt và tóc sẫm màu.
Điều thú vị là cấu tạo gen của cả 3 gần với cấu tạo gen của những người hiện đại ở Địa Trung Hải hoặc Trung Đông hơn là với người Ai Cập hiện đại.
Trước đó, cuối tháng 3/2021, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học ở Sicily, Italia đã công bố kết quả nghiên cứu khiến cả thế giới bất ngờ. Nhóm các nhà khoa học đã tiến hành tái tạo lại khuôn mặt của một Pharaoh Ai Cập cổ đại, có thể là cha của vua Tutankhamun, nhưng bằng cách sử dụng hình ảnh kỹ thuật số.
Rùng mình 'thủ phạm' cướp đi mạng sống của hàng loạt kẻ trộm mộ Có rất nhiều những kẻ trộm mộ đã phải bỏ mạng khi hành nghề vì những lí do vô cùng bí ẩn. Liệu có phải đây là sự trừng phạt của những người đã khuất? Thứ đầu tiên luôn rình rập để đoạt mạng những kẻ trộm mộ chính là khí độc. Trong các ngôi mộ có vô vàn những chất có hại,...