Bất ngờ khi đội tuyển Việt Nam chỉ bằng nửa giá Thái Lan
Theo trang định giá chuyển nhượng quốc tế Transfermarkt, thì giá trị đội tuyển Việt Nam chỉ bằng một nửa giá trị đội tuyển Thái Lan.
Do thi đấu trong nước nên Quang Hải bị định giá thấp
Khi vòng loại World Cup 2022 châu Á bảng G sắp thi đấu trở lại, trang Transfermarkt cũng có những cập nhật mới về giá trị cầu thủ và các đội bóng.
Theo Transfermarkt, giá trị đội tuyển Thái Lan có giá lên đến 9,55 triệu euro, trong khi giá trị đội tuyển Việt Nam chỉ có giá 4,63 triệu euro.
Thoạt nhìn điều này có vẻ mâu thuẫn bởi bóng đá Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đội tuyển Việt Nam cũng đang thông lĩnh khu vực, cũng như đang tạm dẫn đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 trong khi Thái Lan chỉ xếp thứ 3 sau cả Malaysia.
Tuy nhiên, việc giá trị đội tuyển Việt Nam thấp hơn được lý giải, bởi các ngôi sao Thái Lan thi đấu quốc tế có giá trị cao hơn hẳn các ngôi sao Việt Nam thi đấu trong nước.
Đơn cử như Chanathip Songkrasin của Thái Lan đang thi đấu cho CLB Nhật Bản Consadole Sapporo được Transfermarkt định giá lên đến 1,7 triệu euro, trong khi cầu thủ hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Quang Hải đang thi đấu trong nước nên chỉ được định giá 300.000 euro, chưa bằng 1/5 Chanathip.
Video đang HOT
Nguyễn Công Phượng, cầu thủ có giá trị thương mại cao bởi độ hot với các bản hợp đồng quảng cáo, cũng chỉ được Transfermarkt định giá 250.000 euro, thua quá xa so với Chanathip vì Công Phượng đang thi đấu trong nước cho HAGL.
Điều này cho thấy, giá trị cầu thủ chỉ được định giá cao khi thi đấu cho các CLB quốc tế, được sự quan tâm của nhiều CLB lớn của châu Á.
Chạy sau Quang Hải, nhưng Chanathip được định giá đến 1,7 triệu euro
Dù thua Thái Lan về giá trị thương mại trên thị trường chuyển nhượng, nhưng về chất lượng, đội tuyển Việt Nam vẫn nhỉnh hơn người Thái.
Các học trò của HLV Park Hang-seo sẽ nỗ lực đoạt ngôi đầu bảng G vòng loại World Cup 2022 cũng như bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup vào cuối năm nay để chứng tỏ Việt Nam xếp trên Thái Lan và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Câu lạc bộ Hà Nội và quãng nghỉ COVID-19
Các đội bóng tại V.League 2021 bắt đầu bước vào quãng nghỉ vì dịch COVID-19. Đây là khoảng thời gian để câu lạc bộ không có thành tích tốt như Hà Nội ổn định về cả mặt tâm lý cũng như lực lượng.
Sau hai vòng đấu đầu tiên tại V.League 2021, Câu lạc bộ Hà Nội xếp cuối bảng với hai trận thua liên tiếp. Thậm chí, Hà Nội còn để thủng lưới đến 6 bàn. Đó là sự khởi đầu khá tệ. Đây là mùa giải mà Hà Nội không có sự ổn định ở hàng thủ khi cả Đình Trọng, Duy Mạnh đều chưa thể có được 100% phong độ.
Đặc biệt, họ mất đi cầu thủ đánh chặn là Moses do chấn thương khiến cho hàng thủ lại trở thành điểm yếu. Thành Chung cũng không may dính chấn thương đầu mùa và mới trở lại. Một mình Bùi Hoàng Việt Anh không thể giúp Hà Nộ đứng vững. Trong khi có, hai ngoại binh là Geovane và Bruno chưa thể hoà nhập với đội bóng.
Câu lạc bộ Hà Nội có quãng nghỉ cần thiết. Ảnh: HT.
Hà Nội luôn sống trong áp lực là phải có thành tích cao cũng như thi đấu cống hiến. Thế nên, hai trận thua liên tiếp đầu mùa giải được xem là rất khó chấp nhận. Chính vì thế mà thầy trò huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm gặp nhiều áp lực trước vòng đấu thứ 3 với trận đấu trên sân Lạch Tray trước Hải Phòng.
Tuy nhiên, trận đấu này đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cùng với đó, nhiều trận đấu khác thuộc vòng 3 V.League 2021 cũng đã phải tạm dừng. VPF cũng đã ra thông báo hoãn vô thời hạn với V.League 2021 từ vòng đấu thứ 4. Điều này đồng nghĩa với việc các đội bóng sẽ nghỉ Tết sớm. Dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến guồng quay của các câu lạc bộ, nhất là những đội bóng đang có phong độ tốt. Ngược lại, với các đội bóng đang không có sự ổn định như Hà Nội thì đây là dịp để họ có sự chuẩn bị cho sự trở lại.
Điều này đã được chứng minh ở mùa giải 2020, sau vòng 12, V.League 2020 tạm hoãn lần thứ 2 vì dịch COVID-19. Thời điểm đó, Sài Gòn là đội vô địch lượt đi với chuỗi 11 trận bất bại. Trong khi đó, Hà Nội lại không có phong độ tốt khi có hai trận liên tiếp ở vòng 11, vòng 12, họ chỉ giành được 1 điểm.
Sau quãng nghỉ vì dịch, Sài Gòn bước vào giai đoạn 2 với một tâm thế không còn hưng phấn, phong độ của họ cũng giảm đi khi bị ngắt mạch bất bại trước Viettel ở vòng 12. Trong khi đó, Hà Nội đã trở lại và có 7 trận bất bại ở giai đoạn 2. Họ chỉ bị Viettel cầm hoà 1 trận duy nhất. Thầy trò huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm đã đưa cuộc đua vô địch đến tận vòng đấu cuối cùng và chấp nhận về Nhì đến phút cuối cùng. Còn Sài Gòn đã sớm bị loại khỏi cuộc đua vô địch trước đó 1 vòng. Họ thua chính Hà Nội ở trận đấu quyết định giai đoạn 2.
Chính vì vậy mà ở quãng nghỉ ở mùa giải 2021 cũng là cơ hội để Hà Nội ổn định về mặt tâm lý và đội hình. Trong thời gian từ nay đến sau Tết Nguyên đán, nếu V.League trở lại, các trụ cột của họ có thể đạt được 100% phong độ, những ca chấn thương cũng có thể phục hồi. Đây là điều giúp Hà Nội đảm bảo chiều sâu đội hình để triển khai ý đồ chiến thuật như mong muốn.
Bên cạnh đó, quãng nghỉ đó cũng là thời điểm để các cầu thủ cởi bỏ tâm lý nặng nề trước áp lực từ hai trận thua đầu tiên. Mùa giải này, Hà Nội hướng đến 3 mục tiêu lớn là vô địch V.League, Cúp Quốc gia và vào chung kết AFC Cup. Đó là những nhiệm vụ khá nặng nề, họ cần sự ổn định cả về lực lượng và tâm lý.
Với sân chơi V.League, còn quá sớm để gạch tên đội bóng của bầu Hiển khỏi cuộc đua vô địch V.League 2021, tuy nhiên chặng đường còn lại sẽ rất khó khăn với Hà Nội. V.League 2021 với một thể thức được áp dụng như ở mùa giải 2020 sẽ rất khó để sửa sai. Những đối thủ của Hà Nội sẽ khó có thể bỏ lỡ cơ hội này để vươn lên. Chính vì vậy, đội bóng Thủ đô sẽ không được phép thua thêm. Mùa giải 2020, họ chỉ lỡ nhịp giai đoạn đầu mà cuối cùng mất chức vô địch vào tay Viettel, đó là bài học mà đội bóng thủ đô cần rút ra sau quãng nghỉ vì dịch COVID-19.
VFF chờ lịch thi đấu Vòng loại World Cup 2022 từ AFC
Vòng loại World Cup 2022 dự kiến sẽ trở lại vào tháng 3/2021. Theo lịch, tuyển Malaysia sẽ có trận giao hữu gặp Bahrain, đồng thời thi đấu 2 trận vòng loại World Cup gặp UAE (sân khách, 25/3) và đội tuyển Việt Nam (sân nhà, 30/3).
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, AFC cho phép các đội tự thương lượng để tìm phương thức tổ chức ổn nhất, với điều kiện kết thúc trước ngày 15/6. Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) đề xuất việc tổ chức các trận vòng loại theo thể thức tập trung tại một địa điểm, với các trận diễn ra trong tháng 6.
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng là Trưởng ban thi đấu AFC cho biết việc Malaysia xin dời lịch thi đấu sang tháng 6 cũng là điều hợp lý. Bởi căn cứ vào tình hình dịch bệnh hiện tại, rất khó để các trận đấu có thể diễn ra trong tháng 3. Tuy nhiên, đó mới là ý kiến của Malaysia, VFF sẽ đợi vào quyết định cuối cùng của AFC.
Quỹ thời gian từ tháng 6/2021đến 2022 rất ngắn, nhiệm vụ của AFC là phải chọn ra các đội xuất sắc nhất tham dự World Cup Qatar 2022. Vì vậy, AFC tiếp tục bám sát tình hình tại các quốc gia để đề ra phương án dự phòng. Nếu như đến tháng 3/2021, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và không thể tổ chức theo thể thức lượt đi - lượt về, AFC sẽ có giải pháp khác.
Có thể giống như AFC Champion League hiện nay, phương án đá tập trung sẽ được áp dụng để hoàn thành các trận cuối cùng. Đội tuyển Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để đi tiếp khi dẫn đầu bảng G với 11 điểm cùng thành tích bất bại. Xếp ngay sau lần lượt là Malaysia (9 điểm), Thái Lan (8 điểm), UAE (6 điểm) và Indonesia (0 điểm).
Vì sao Đặng Văn Lâm được FIFA cấp phép chuyển nhượng? Đặng Văn Lâm được FIFA cấp giấy phép chuyển nhượng, nhưng Muangthong United có 10 ngày khiếu nại để yêu cầu rút lại giấy phép này. Đặng Văn Lâm và Muangthong United vẫn đang theo đuổi kiện tụng về hợp đồng. FIFA cấp ITC (giấy chuyển nhượng quốc tế) cho Đặng Văn Lâm hôm 27/1. Việc này mở ra cánh cửa để thủ...