Bất ngờ “kéo” cổ phiếu nhóm ngân hàng, VnIndex tăng vọt 10 điểm cuối phiên
Đến phiên ATC, sự bất ngờ xuất hiện khi lực cầu vào nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ đẩy hàng loạt cổ phiếu lên giá trần.
Về gần cuối ngày giao dịch, thị trường chứng khoán gây bất ngờ với cú “rung” khiến nhiều nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu. Theo quan sát của chúng tôi, đến khoảng 14h chiều, rung lắc mạnh khiến VnIndex về sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, ngay sau khoảng 15′ rung lắc, lực bán giảm đi khi nhận thấy dòng tiền mua cổ phiếu vẫn đều đặn đổ vào chứng khoán.
Đến phiên ATC, sự bất ngờ xuất hiện khi lực cầu vào nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ đẩy hàng loạt cổ phiếu lên giá trần. HDB, EIB chốt phiên giao dịch ở mức giá trần trong khi trong phiên có giá vàng, giá đỏ. TCB của Techcombank cũng tăng mạnh 4,5%. CTG, BID, VCB, MBB đều tăng trên 1% cuối phiên. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thu hút dòng tiền khi mà CTG, STB giao dịch trên 10 triệu cổ phiếu; MBB, VPB giao dịch trên 6 triệu cổ phiếu.
Trong nhóm VN30 chỉ có 2 cổ phiếu giảm giá nhẹ là VRE và CTD, mức giảm không quá 1%.
KDC tiếp tục là “một sự tiếc nuối lớn” đối với nhiều nhà đầu tư. Dù biết rằng, cổ phiếu ngành dầu ăn này hưởng lợi đáng kể khi dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu cao và kết quả kinh doanh của các công ty nhóm KDC tăng khá mạnh nhưng không ai có thể ngờ tới KDC có thể bứt phá “bằng lần” như hiện tại. So với giá đáy Covid-19 là khoảng dưới 15.000 đồng/cổ phiếu thì KDC hiện đã tăng gần gấp đôi.
=============
Chốt phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán hạ nhiệt một chút so với đầu phiên. Tuy nhiên, lực cầu vẫn rất mạnh mẽ hấp thụ tốt lực cung chốt lãi.
SAB gây ấn tượng với mức tăng 2,4%- mạnh nhất nhóm VN30 bất chấp việc nghị định 100 tiếp tục được áp dụng trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội. Với vốn hoá cao nhưng thanh khoản thấp, việc tăng hay giảm của giá cổ phiếu SAB chủ yếu mang tính chất tác động yếu tố tâm lý nhà đầu tư do SAB tác động đáng kể lên chỉ số chung.
Phía giảm giá, PNJ, HPG điều chỉnh. PNJ hiện đã tăng rất mạnh kể từ tháng 3 và HPG đã vượt qua giá trước thời điểm Covid-19 nên câu chuyện nhà đầu tư chốt lãi và cổ phiếu điều chỉnh giảm nhẹ là điều khá dễ hiểu. PNJ cũng vừa công bố kết quả không mấy khả quan trong tháng 4 do đóng cửa nhiều cửa hàng dịp giãn cách xã hội.
Thanh khoản thị trường vẫn là điều đáng chú ý hiện tại. Sàn HoSE hôm nay đạt giá trị giao dịch gần 2.700 tỷ đồng phiên sáng; sàn HNX đạt gần 300 tỷ. Đây là mức thanh khoản khá cao.
Video đang HOT
============
Mở cửa phiên giao dịch ngày 20/5, thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên tăng mạnh. VnIndex hiện tăng gần 7 điểm lên ngưỡng 860 điểm. Diễn biến của thị trường chứng khoán hôm nay có thể một phần do tối qua, Dow jones tiếp tục có phiên bứt phá tăng ngoạn mục. Thị trường tài chính toàn cầu đang cho thấy sức mạnh bất ngờ của dòng tiền đầu tư.
Tại nhóm VN30, các cổ phiếu ngành ngân hàng, bảo hiểm tăng khá tốt. BID của BIDV hiện tăng 2,3% lên 40.050 đồng; CTG tăng 1,6% và STB tăng 1%. Đáng chú ý có BVH tăng mạnh mẽ 3% và hiện đã lên ngưỡng 51.000 đồng. BVH là cổ phiếu tăng mạnh kể từ tháng 3 với mức tăng giá từ ngưỡng ~32.000 đồng lên 51.000 đồng hiện tại.
Trong cả nhóm VN30 hiện chỉ có 4 cổ phiếu đang giảm nhẹ với mức giảm dưới 1%.
Thanh khoản thị trường vẫn là một điểm nhấn đáng chú ý giai đoạn hiện tại. Chúng tôi phải nói thêm rằng, VnIndex đã có mức tăng đáng kể từ đáy Covid-19 nên câu chuyện những nhà đầu tư cũ chốt lãi là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lực cầu hiện tại cũng đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi mà bên bán bán ra bao nhiêu thì cầu hấp thụ tốt bấy nhiêu.
Phiên hôm qua và cả mấy phiên gần đây nhất, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt. Khi Covid-19 gần như đã được đẩy lùi ở Việt Nam với 33 ngày liên tiếp không có ca nhiễm trong cộng đồng thì việc rút vốn ồ ạt của khối ngoại đã dừng lại. Khối ngoại đã mua ròng trở lại ở mức giá cao hơn rất nhiều giai đoạn tháng 3.
Phiên 6/3: Nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ, VN-Index giảm điểm
Phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa có một số mã tăng lên sắc tím cùng MSN. Tuy nhiên, nhóm VN30 đồng loạt chìm trong sắc đỏ đến 20 mã, khiến VN-Index giảm điểm.
Phiên sáng nhóm cổ phiếu bluechip gây áp lực
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục đón nhận thông tin thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc mạnh, mất từ 3,1 - 3,8%.
Ngay khi mở cửa, thị trường chứng khoán trong nước lao nhanh xuống mốc 885 điểm. Nhóm cổ phiếu VN30 giảm hơn 20 mã, chỉ còn 6 mã tăng.
Những cổ phiếu giảm giá mạnh có nhóm họ nhà Vin, nhóm ngân hàng, xăng dầu.
Trong đó, VIC giảm 2,2% xuống 103.300 đồng/CP; VHM giảm 1,7% xuống 79.600 đồng/CP; VRE giảm 1,2% xuống 28.250 đồng/CP; SAB giảm mạnh 4% xuống 162.200 đồng/CP; cùng giảm mạnh trên 1% còn có VNM, BID, CTG, GAS, PLX, BVH ...
Những mã VN30 còn giữ được sắc xanh nhạt có HPG, MSN, ROS, STB, VCB, CTD.
Nhóm cổ phiếu thị trường HCD, CLG, QBS, AMD tăng lên giá trần. Trong đó, AMD tăng trần liên tiếp 5 phiên liền, khớp hơn 1 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần tới gần 10,7 triệu đơn vị. Mã QCG có lúc lên giá trần, nhưng cuối phiên còn tăng 6,6% lên mức 5.950 đồng/CP; cùng các sắc xanh HAI, DXG, LDG, ASM...
Đóng cửa phiên sáng, sàn HOSE có 105 mã tăng và 228 mã giảm, VN-Index giảm 9,34 điểm tương đương 1,05%, xuống 883,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 110,32 triệu đơn vị, giá trị 1.825,6 tỷ đồng, giảm 21,5% về khối lượng và giảm 6,4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Phiên chiều VN-Index thu hẹp biên độ giảm
Nhóm cổ phiếu VN30 chịu áp lực bán mạnh, VN-Index giảm điểm.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, nhóm cổ phiếu bluechip vẫn có đến 21 mã giảm giá, 6 mã tăng giá. Tuy nhiên, một số mã trong nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa cùng với mã MSN tăng lên giá trần đã giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm so với sáng.
Lực cầu bắt đáy ngay khi mở cửa, càng về cuối phiên, dòng tiền càng chảy mạnh vào thị trường giúp cho VN-Index đi thẳng lên gần sát mốc tham chiếu khi đóng cửa.
Như đã nói ở trên, nửa cuối phiên chiều MSN tăng lên giá trần với mức tăng 6,9% lên 54.400 đồng/CP, khớp lệnh gần 2,8 triệu đơn vị; VCB nới biên độ tăng1,7% lên 84.500 đồng/CP; CTD tăng 4,1% lên 70.000 đồng/CP; tăng nhẹ dưới 1% còn có STB, HPG, NVL, BID. Trong đó, khớp cao nhất nhóm VN30 với trên 12 triệu đơn vị; HPG khớp trên 3 triệu đơn vị; MBB đứng tham chiếu khớp trên 3,8 triệu đơn vị.
Ngược lại, nhóm VN30 giảm giá khá sâu trên 1% có PNJ, VPB, VJC, SBT, PLX, CTG, FPT, ROS; giảm nhẹ dưới 1% có VHM, VNM, BVH, GAS, VIC, POW, TCB, ...
Trong đó, SAB giảm sâu 3,8% xuống 162.600 đồng/CP; CTG giảm 1,33% xuống 25.800 đồng/CP; FPT giảm hơn 1% xuống 54.000 đồng/CP; SBT giảm gần 4% xuống 20.100 đồng/Cp; VPB giảm 1,2% xuống 27.500 đồng/CP; PLX giảm gần 1,2% xuống 49.700 đồng/CP; PNJ giảm 1,22% xuống 80.700 đồng/CP; GAS giảm 0,7% xuống 77.500 đồng/CP ...
Trong đó, ROS khớp trên 6,14 triệu đơn vị; CTG khớp 5,35 triệu đơn vị; SBT khớp 2,5 triệu đơn vị; các mã POW, VPB, TCB khớp từ 2,1 - 2,3 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phiên chiều có khá nhiều mã tăng lên giá trần, như: HQC, LDG, DXG, QCG, HCD, AMD, TNT ...
Trong đó, HQC đứng phiên tại 1.150 đồng/CP, thanh khoản cao nhất sàn HOSE với 13,15 triệu đơn vị; LDG khớp trên 5 triệu đơn vị; DXG khớp 4,82 triệu đơn vị; QCG khớp trên 4 triệu đơn vị; HCD khớp trên 2 triệu đơn vị.
Ngoài ra, còn có một số mã tăng và khớp cao có: HAI khớp trên 5,78 triệu đơn vị; ASM khớp 3,42 triệu đơn vị.
Ngược lại, FLC và DLG giảm giá giá và khớp lần lượt 7,9 và 7,4 triệu đơn vị, đứng thứ 3 và 4 thanh khoản trên HOSE.
Chốt phiên cuối tuần, với 148 mã tăng và 199 mã giảm, VN-Index giảm 1,87 điểm tương đương giảm 0,21% xuống 891,44 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 214,34 triệu đơn vị, giá trị 3.939,72 tỷ đồng, giảm 7,34% về khối lượng ngược lại tăng hơn 10% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX, hôm nay nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn đều giảm mạnh, khiến cho chỉ số HNX-Index giảm sâu cả phiên sáng và chiều.
Nhóm gây áp lực mạnh lên chỉ số có, mã SHB bị áp lực bán chốt lời sau 9 phiên tăng phi mã giá trần trước đó. Đóng cửa SHB giảm 3,9% xuống 12.400 đồng/CP, thanh khoản cao nhất thị trường với 22,24 triệu đơn vị, nhưng vẫn giảm mạnh so với những phiên trước. Cùng nhóm ngân hàng, mã ACB cũng giảm 1,2% xuống 25.300 đồng/CP và khớp 3,96 triệu đơn vị; NVB giảm 2,2% xuống 8.700 đồng/CP, khớp 1,74 triệu đơn vị.
Các mã bluechip VCS, PVS, CEO cũng giảm những ở mức dưới 1%. Trong đó PVS khớp trên 1,5 triệu đơn vị.
Nhóm thị trường cũng có một số tăng trần như: KLF, MBG, HHG, SPI, MEC; ART tăng mạnh. Trong đó, KLF, MBG cùng khớp 2,1 triệu đơn vị; ART khớp trên 3,6 triệu đơn vị.
Chốt phiên, với 37 mã tăng và 39 mã giảm, HNX-Index giảm 1,37 điểm tương đương giảm 1,19% xuống 113,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 50,49 đơn vị, giá trị 576,3 tỷ đồng.
Thị trường UPCoM, hôm nay cả phiên sáng và phiên chiều chỉ số UPCoM-Index đều giao dịch trong sắc đỏ. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy mạnh vào cuối phiên chiều, khiến chỉ số UPCoM-Index tăng lên áp sát tham chiếu.
Chốt phiên, với 31 mã tăng và 25 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm tương đương giảm 0,06%) về 55,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 12,97 triệu đơn vị, giá trị 114,38 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn
Sau khi chốt lời cổ phiếu tăng nóng, nhóm thế vai liệu có hút dòng tiền? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục theo cùng chiều với sự hồi phục của thị trường thế giới, kể từ ngày 1/4 - 20/5/2020, các chỉ số chính như VN-Index tăng 29,2%, chỉ số VN30 tăng 29,3% và hiện các chỉ số đang gần tiếp cận với vùng lân cận đỉnh trước khi dịch bùng nổ tại Trung Quốc. Cổ...