Bất ngờ độc lực cực mạnh của vũ khí sinh hóa học thời cổ đại
Vào thời cổ đại, đế chế La Mã và Hy Lạp… đã biết sử dụng các chất độc chiết xuất từ thực vật để làm vũ khí sinh hóa học. Những vũ khí chết chóc này giúp quân đội của các nền văn minh cổ xưa có được lợi thế trên chiến trường.
Người La Mã và Hy Lạp thời cổ đại biết sử dụng các chất độc có trong cây cối để làm vũ khí sinh hóa học. Họ biết tới ít nhất 20 loại cây có độc. Nếu con người tiếp xúc với các cây độc này sẽ mất mạng nếu không có thuốc giải kịp thời.
Biết được điều này, quân đội của đế chế La Mã và Hy Lạp đã tẩm chất độc chiết xuất từ những cây độc dược lên đầu các mũi tên.
Khi quân địch trúng tên độc thì sẽ có các triệu chứng co giật, mê sảng… trước khi tử vong. Một số loại độc còn khiến con người tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
Bên cạnh việc tẩm chất độc lên mũi tên, người Hy Lạp thời cổ đại còn tạo ra một loại vũ khí nguy hiểm hơn.
Cụ thể, trong cuộc chiến vây hãm thành Kirrha vào khoảng năm 590 trước Công nguyên, binh sĩ Hy Lạp thu thập lượng lớn chất độc từ các loài cây cực độc.
Kế đến, binh sĩ Hy Lạp bí mật đổ độc dược xuống nguồn nước mà binh lính và người dân trong thành Kirrha sử dụng trong sinh hoạt. Sau khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc, toàn bộ người trong thành Kirrha có các triệu chứng nhiễm độc dẫn đến sức chiến đấu giảm rõ rệt.
Nhờ vậy, quân Hy Lạp giành chiến thắng nhanh chóng mà không vấp phải sự chống trả dữ dội.
Vào thời cổ đại, một vũ khí sinh hóa học được sử dụng là bom bọ cạp. Người Iraq đã sử dụng vũ khí này để chống lại Hoàng đế cLa Mã Lucius Septimius Severus từ năm 198 – 199 sau Công nguyên.
Binh sĩ Iraq nhét đầy bọ cạp độc vào các bình bằng gốm rồi bịt kín miệng lại. Khi giao chiến với kẻ thù, người Iraq sẽ ném các chiếc bình trên về phía quân địch.
Theo đó, những con bọ cạp cực độc sẽ bò ra và “tấn công” binh sĩ La Mã. Những binh sĩ bị bọ cạp cắn sẽ trúng độc và gây thương vong không nhỏ cũng như khiến tâm lý binh lính trở nên hoang mang, sợ hãi.
Mời độc giả xem video: Vũ khí nhiệt áp – Đòn thù mà Mỹ dành cho Taliban. Nguồn: QPVN.
Ai là người đã xây dựng vùng đất cổ xưa đầy bí ẩn này?
Teotihuacan, một trong những thành phố lớn đầu tiên của Tây bán cầu, được xây dựng rất hoành tráng nhưng cho đến nay nguồn gốc của nó là một bí ẩn, là một câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ học.
Teotihuacan, nằm ở miền Trung Mexico, được xây dựng rất hoành tráng với hai kim tự tháp khổng lồ, một đại lộ linh thiêng rất lớn, kiến trúc, nghệ thuật và tôn giáo của nó đã ảnh hưởng đến tất cả các nền văn hóa Mesoamerican tiếp theo, và ngày nay nó vẫn là địa điểm cổ xưa được ghé thăm nhiều nhất ở Mexico. Teotihuacan cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Nằm trong thung lũng cùng tên, Teotihuacan được hình thành từ năm 150 trước Công nguyên. Các cấu trúc lớn nhất tại địa điểm này đã được hoàn thành trước thế kỷ thứ 3, và thành phố đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ 4 với dân số lên tới 200.000 người. Teotihuacan là tên của người Aztec đặt cho thành phố, có nghĩa là "Nơi của các vị thần".
Khi những người Aztec đặt chân tới miền trung Mexico, họ đã phát hiện ra thành phố được xây dựng từ 1000 năm trước nên củng cố lại nó cũng như đặt tên Teotihuacan cho vùng đất này.
Tại một địa điểm khảo cổ nổi tiếng nằm cách thành phố Mexico khoảng 50km, nhà khảo cổ học George Cowgill thuộc Đại học bang Arizona vẫn đang trên con đường tìm kiếm câu trả lời "Ai đã xây dựng nên thành phố bí ẩn này?"
"Đây là thành phố lớn nhất ở bất cứ nơi nào thuộc Tây bán cầu trước những năm 1400," Cowgill cho biết. "Trong quá trình khảo cổ, chúng tôi đã tìm ra các dấu vết của hàng ngàn dân cư và các kim tự tháp tương đương với các kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập."
Kỳ lạ thay, Teotihuacan, với một con đường trung tâm đồ sộ và các tòa nhà lớn bao gồm Đền mặt trời và Đền mặt trăng, lại không có cấu trúc quân sự nào, mặc dù các chuyên gia nói rằng sự ảnh hưởng về văn hóa và quân sự của Teotihuacan tràn ra khắp khu vực.
Nhà khảo cổ học Cowgill cũng chia sẻ thêm rằng bề mặt có thể nhìn thấy của cả vùng đất đã được lập bản đồ chi tiết, nhưng có lẽ mới chỉ khai quật được một số phần. Bất kể những người xây dựng thành phố này là ai, nhưng ở thời điểm đó, bằng những thiết bị bí ẩn nào, họ vẫn thật vĩ đại.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy Teotihuacan là sự chắp vá của các nền văn hóa như Maya, Mixtec và Zapotec. Có giả thuyết cho rằng một ngọn núi lửa đang phun trào đã buộc một lượng lớn dân cư chuyển vào thung lũng Teotihuacan và những người tị nạn đó đã xây dựng lên thành phố này.
Bên trong ngôi đền, các nhà nghiên cứu tìm thấy các thi thể của con người và động vật bị chôn vùi, đây có thể là những người đã hy sinh cho các lớp kim tự tháp khi nó được xây dựng.
Hiện chúng ta vẫn không rõ tại sao Teotihuacan sụp đổ. Một giả thuyết cho rằng các tầng lớp nghèo hơn đã thực hiện một cuộc nổi dậy nội bộ chống lại giới thượng lưu.
Vào khoảng năm 600, các tòa nhà lớn của Teotihuacan đã bị lửa cố tình phá hủy, các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc tôn giáo cũng đã bị hủy hoại theo. Tiếp theo, xói mòn đất và hạn hán tàn phá thêm thành phố, mặc dù khu vực rộng lớn và vĩ đại này vẫn tồn tại trong hai thế kỷ nữa nhưng sự thống trị chỉ còn là ký ức.
Những mối họa cổ xưa đang 'đội mồ sống dậy' Sự cố tràn dầu ở Vòng Bắc Cực mới đây tại Nga là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu những mối họa khôn lường sẽ xuất phát từ việc Trái Đất nóng lên. Ngày 29/5, một bể chứa dầu diesel thuộc nhà máy nhiệt điện thành phố Norilsk, Liên bang Nga, nằm phía trên Vòng Bắc Cực bị nứt vỡ, làm thất...