Bất ngờ có thêm hạn ngạch 38 ngàn tấn gạo xuất khẩu
Do gao nêp không tinh trong han ngach xuât khâu gao 400 nghin tân cua thang 4, cho nên vân con hơn 38.000 tân gao te đươc phep xuât khâu.
Tổng cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cục hải quan các tỉnh, thành phố xử lý lượng hạn ngạch được hồi lại của tháng 4/2020.
Đươc xuât hơn 38.600 tân gao te do han ngach 400 nghin tân trong thang 4 chưa hêt.
Qua thống kê trên hệ thống của cơ quan Hải quan thì hơn 38.600 tấn gạo nếp đã đăng ký tờ khai hải quan được cộng trở lại số lượng hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020.
Tổng cục Hải quan thiết lập trên Hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu các lô hà ng gạo trong số hạn ngạch được hồi lại của tháng 4/2020 từ 0 giờ 00 phút ngày 26/4/2020 theo các nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Điều 2 Quyết định 1106/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ngay 24/4, Tông cuc Hai quan cung đa thiết lập hệ thống để các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ 00 phút ngày 25/4/2020 đến hết ngày 30/4/2020 đối với các lô hà ng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan.
Video đang HOT
L.Băng
Khẩu trang tồn kho, Bộ Công Thương đề xuất tháo gỡ
Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất khẩu trang vải của ngành dệt may lên tới 11 triệu chiếc/ngày và đang tồn kho lên tới 20 triệu chiếc. Cùng với đó, năng lực sản xuất khẩu trang y tế là hàng chục triệu chiếc/ngày nhưng việc xuất khẩu gặp khó khăn.
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện năng lực sản xuất khẩu trang vải lên tới 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cũng như viện trợ nhiều nước. Tuy nhiên, năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp, nên việc tiêu thụ khó khăn khi tổng lượng tồn kho từ số liệu của 20 doanh nghiệp lên tới 20 triệu chiếc.
Đối với khẩu trang y tế, ông Hoài cho biết năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng được tăng lên tới hàng chục triệu chiếc/ngày. Tuy nhiên, vướng mắc trong hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch của ngành y tế đã gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu. Trong 60 triệu chiếc khẩu trang y tế cần dự trữ cho phòng dịch mới mua được 46 triệu chiếc.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh: "Chính phủ đã ra kết luận về việc cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế. Hiện nay, năng lực sản xuất lớn nhưng chỉ vì ngành y tế chưa mua đủ 14 triệu chiếc mà gây khó khăn chung".
Do đó ngành y tế cần đẩy nhanh việc mua đủ lượng khẩu trang y tế dự trữ còn thiếu thông qua cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn.
Trên thực tế, sau khi Thu tương cho phep xuất khẩu khẩu trang y tế, Bô Y tê đang lây y kiên cac bô, nganh vê dư thao Tơ trinh gưi Chinh phu vê viêc xuât khâu măt hang nay trong giai đoan phong chông dich COVID-19.
Trong văn bản gửi Bộ Y tế mới đây về phương án sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương nêu rõ: Dự thảo Tờ trình đề xuất cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc có văn bản thỏa thuận hỗ trợ cho sơ sở y tế trong nước tối thiểu 20% số lượng dự kiến xuất khẩu, quy định này trên thực tế khó triển khai. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký được hợp đồng bán khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước trong thời gian ngắn, chưa kể trường hợp cơ sở y tế không có nhu cầu mua hoặc chỉ có thể mua được số lượng rất nhỏ.
Bên cạnh đó, việc tiến hành đấu thầu hoặc thương lượng để đi đến ký hợp đồng cũng không thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Do vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng đã ký với cơ sở y tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.
Trong trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ (được hiểu là cung cấp miễn phí) khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước mới được xuất khẩu, tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ 20% có thể là quá cao.
Để tận dụng thời cơ xuất khẩu khẩu trang y tế, đồng thời đảm bảo có thể huy động khẩu trang y tế bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, Bộ Công Thương đề nghị cơ chế quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế đó là duy trì chế độ cấp phép.
Doanh nghiệp được cấp phép được xuất khẩu không hạn chế, nhưng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải cam kết sẵn sàng cung cấp số lượng tối thiểu 10% năng lực sản xuất đã kê khai với Bộ Y tế cho nhu cầu sử dụng trong nước trong trường hợp được huy động.
Với những doanh nghiệp xuất trình được tài liệu chứng minh đã tham gia bán hoặc hỗ trợ khẩu trang cho Bộ Y tế, cơ sở y tế tối thiểu 10% năng lực sản xuất thì được miễn yêu cầu cam kết nói trên.
Khi yêu cầu chống dịch trong nước tăng cao, Bộ Y tế có quyền hạn chế số lượng cấp phép hoặc dừng cấp phép. Giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép khi nhu cầu dự trữ đã được đáp ứng hoặc lập lại chế độ cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi có nhu cầu.
Bộ Công Thương cũng đề nghị giao Bộ Tài chính nhiệm vụ cung cấp thường xuyên cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 số liệu về xuất khẩu khẩu trang (bao gồm cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải) để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu kịp thời.
Theo dự thảo Tờ trình của Bộ Y tế, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp có thể lên đến 25,5 triệu chiếc khẩu trang/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất. Bộ này thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng đến nay mới ký hợp đồng mua 46 triệu chiếc (trong đó 23 triệu chiếc có thể cung cấp trong tháng 4/2020 và 12 triệu chiếc sẽ được cung cấp trong tháng 5/2020). Hiện còn 14 triệu chiếc chưa mua được theo kế hoạch được giao.
Trung Hiếu
Đẩy mạnh sản xuất đảm bảo nhu cầu gạo trong nước và xuất khẩu Tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới nên nhu cầu an ninh lương thực của nhiều quốc gia; trong đó có Việt Nam luôn được đặt lên hàng đầu. Để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, đồng thời xuất khẩu có kiểm soát, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các...