Bất ngờ chạm trán cá voi xám 45 tấn ở cự li cực gần
Những người tham gia chuyến du ngoạn trên thuyền đến Vịnh Magdalena ở Mexico chứng kiến sự việc hi hữu khi tiếp xúc với cá voi xám ở cự li rất gần.
Alex Banky, 36 tuổi, đến từ Rhode tham gia chuyến du ngoạn trên thuyền đến Vịnh Magdalena ở Mexico đã ghi lại cuộc chạm trán với cá voi xám nặng đến 45 tấn.
Người dân địa phương trên đảo Rohde cho biết gặp cá voi trong chuyến đi biển là một trải nghiệm tuyệt vời. Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ trong suốt nhiều năm đi biển.
Video ghi lại cho thấy khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi một con cá voi xám phi thân lên khỏi mặt nước, ghé sát vào chiếc thuyền chở đầy khách du lịch rồi phun nước trêu đùa họ. Những con cá voi xám hiền lành, thích được vuốt ve như thú cưng trong nhà.
Con cá voi xuất hiện ở cự li gần đến mức du khách có thể chạm vào chiếc cằm khổng lồ của nó.
Video lan truyền nhận được gần 250 nghìn lượt xem. Alex Banky cho biết: “Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ chạm trán cá voi ở cự li gần như vậy. Khoảnh khắc có một không hai trong đời. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được có ngày tôi chạm vào, thậm chí hôn một con cá voi. Con cá voi có mùi đại dương, mềm và mịn khi chạm vào”.
Video đang HOT
Cá voi xám không có răng. Chúng nghiền nát thức ăn thông qua cấu trúc lông đặc biệt trong miệng. Chúng có thể ăn 1.200 kg thức ăn trong một ngày.
Cá voi xám dành phần lớn thời gian cuộc đời kiếm ăn ở những vùng nước nông. Đàn cá voi xám thực hiện chuyến di cư khứ hồi 19.312 km hàng năm.
Thông thường, vào mùa hè, khoảng từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, cá voi xám bơi đến ngoài khơi bờ biển Nga để kiếm ăn.
Vào mùa thu, chúng hướng đến miền Nam Trung Quốc trước khi quay trở lại bờ biển phía tây Mỹ và Mexico để sinh sản.
Cá voi xám phân bố rộng khắp ở vùng biển đông bắc Thái Bình Dương. Năm 2019, người ta phát hiện một cá thể bạch tạng cực kỳ hiếm. Đó mới là lần thứ ba cá voi bạch tạng xuất hiện trên vịnh Magdalena. Màu trắng bất thường của con vật được cho là do một đột biến gene ngăn chặn các protein sản xuất sắc tố gây ra.
Đàn cá voi sát thủ cắn xé và ăn thịt cá voi xanh
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science cho thấy cá voi sát thủ đã gây ra ba vụ tấn công tàn khốc cá voi xanh ngoài khơi Australia, theo Guardian.
Theo nghiên cứu, cả ba vụ tấn công đều diễn ra ở vùng biển gần vịnh Bremer, ngoài khơi bang Tây Australia, cách đất liền chưa đầy 60 km. Các vụ việc được phát hiện bởi các tàu cung cấp dịch vụ ngắm cá voi vì mục đích thương mại.
Vụ việc đầu tiên được ghi nhận tháng 3/2019, với nạn nhân là một con cá voi xanh trưởng thành dài khoảng 20 m. Nhóm cá voi sát thủ tấn công gồm ít nhất 12 cá thể, với 8 con cái và một con đực dẫn đầu. Các con cá voi sát thủ con cũng ở đó quan sát.
Khi con người đến địa điểm diễn ra vụ việc, nhiều mảng da và mỡ đã bị xé ra khỏi con cá voi xanh. Hầu hết vây cá cũng bị cắn rách.
Con cá voi xanh rách hết vây khi bị cá voi sát thủ tấn công. Ảnh: Isabella M. Reeves/Marine Mammal Science.
Sau một giờ tấn công, ba con cá voi sát thủ cá dàn hàng ngang và đâm thẳng vào sườn con cá voi xanh, đẩy nó xuống lòng biển, trong khi hai cá thể khác tấn công vào đầu. Một con cá voi sát thủ thậm chí chui vào mồm con cá voi xanh để ăn lưỡi, bộ phận có nhiều chất dinh dưỡng.
Trong 6 giờ tiếp theo, khoảng 50 con cá voi sát thủ và hơn 200 con hải âu cùng ăn thịt con cá voi xanh. Nhiều loài chim cũng tiếp tục "thưởng thức" xác cá voi nhiều ngày sau đó. Vùng biển bóng loáng vì mỡ từ con cá voi, nhóm nghiên cứu cho biết.
Vụ việc thứ hai diễn ra sau đó vài tuần, với nạn nhân là một con cá voi xanh con dài hơn 10 m. Cuộc tấn công được dẫn đầu bởi 22 con cá voi sát thủ cái và 3 con đực. Một con cái cũng chui đầu vào miệng cá voi để ăn lưỡi, giống như vụ tấn công đầu tiên.
Vụ việc thứ ba xảy ra năm 2019 nhằm vào một con cá voi xanh khoảng một tuổi, dài từ 12-14 m. Đàn cá voi sát thủ lặp lại chiến thuật dàn hàng ngang và đẩy con cá voi xanh xuống biển, cũng như tấn công vào khu vực miệng.
Con cá voi ở vụ tấn công thứ hai bị rách mảng thịt lớn. Ảnh: Pia Markovic/Marine Mammal Science.
Đã có những báo cáo về việc cá voi sát thủ đuổi cá voi xanh, nhưng đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận về các vụ tấn công và ăn thịt. Theo các chuyên gia, đây có thể là tin tốt khi cho thấy đàn cá voi xanh đã phục hồi sau hàng thế kỷ bị con người săn bắt.
Trước đây, số cá thể cá voi xanh có thể lên tới 300.000. Giờ đây, con số này chỉ còn 15.000-20.000, nhưng đang có chiều hướng gia tăng.
"Có thể chúng ta đang thấy đại dương trở về thời điểm như trước khi con người săn bắt hầu hết cá voi lớn. Khi một bộ phận cá voi phục hồi, chúng ta có nhiều khả năng hơn để thấy cách hệ sinh thái biển thông thường vận hành", tiến sĩ Robert Pitman tại Đại học bang Oregon, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, tuyên bố.
Khoảnh khắc nữ thợ lặn chạm trán với cá voi lưng gù và cái kết Nữ thợ lặn 24 tuổi có khoảnh khắc đáng nhớ khi chạm trán với cá voi lưng gù trong lúc đi bơi ở ngoài đảo Tahiti, Thái Bình Dương. Mitch Brown, 27 tuổi và bạn gái Yanna Xian, 24 tuổi, đang bơi trong chuyến du ngoạn bằng thuyền ở Moorea, Đảo Tahiti, nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Khoảnh khắc bất ngờ...