Bất ngờ các loại vitamin có ở thực phẩm dưới đây giúp đánh bay hôi miệng
Hôi miệng là mùi hôi phát ra từ khoang miệng hoặc xoang mũi, cổ họng… Hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội cũng như sức khỏe tâm lý của người bệnh.
Thông thường tình trạng hôi miệng có mối quan hệ mật thiết với bệnh đường hô hấp, bệnh về tiêu hóa, suy giảm chức năng nội tạng, nhiễm xeton axit do đái tháo đường, thiếu vitamin. Thực phẩm cũng góp phần gây ra tình trạng này, tuy nhiên trên thực tế lại có những thực phẩm giàu vitamin thiết yếu giúp đánh bay hôi miệng.
Theo một số nghiên cứu, các loại vitamin chứa trong một số rau củ quả và trái cây giúp giảm thiểu hơi thở nặng mùi rất hiệu quả.
Dưới đây là những thực phẩm có chứa loại vitamin cực hữu ích để tăng cường sức khỏe răng miệng, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung vitamin thiết yếu để chống hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, súp lơ, các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi,…); các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, mù tạc, củ cải xanh,…) là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho.
Thiếu hụt lượng vitamin C là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vitamin C là một loại dưỡng chất tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể, hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong vitamin C giúp làm chắc răng lợi, nâng cao sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng miệng.
Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C mỗi ngày đóng vai trò quan trọng, có tác dụng hữu hiệu khiến cho hơi thở luôn được tươi mát, tự tin khi giao tiếp.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D chứa nhiều trong các thực phẩm như: Cá, nấm, sữa tươi, yến mạch, thịt lợn thăn, ngũ cốc,… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Với vai trò quan trọng, vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, tạo nên sự chắc khỏe cho xương và răng. Đối với người trưởng thành, lượng vitamin D không đủ sẽ gây nên các vấn đề về xương khớp và răng miệng.
Vì vậy, cung cấp vitamin D giúp đảm bảo cho hệ thống răng miệng được khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi.
Thực phẩm giàu vitamin A
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, quả bí, dưa đỏ, ớt chuông, hải sản (cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm, cá thu)… giúp chúng ta lấy lại hơi thở thơm tho, ngừa hôi miệng.
Video đang HOT
Vitamin A có chức năng hình thành nên các mô liên kết khỏe mạnh của xương mềm có trong lợi, từ đó duy trì độ chắc khỏe của lợi và góp phần ổn định lượng nước bọt lưu thông trong miệng. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về răng miệng, đồng thời tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hơi thở có mùi. Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn là cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát và hệ thống răng miệng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm giàu vitamin B
Một cách để hạn chế hiện tượng hơi thở nặng mùi là nên bổ sung thêm lượng vitamin B cần thiết có trong các loại thực phẩm như: chuối, sữa, dâu tây, cà chua, cà rốt, đậu hà lan,… Bởi vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể, giúp làm giảm viêm lưỡi, giữ cho các vết loét không bị lây lan, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Thực phẩm giàu vitamin K
Nên đi khám răng miệng theo định kỳ.
Người có hơi thở nặng mùi nên tăng cường bổ sung vitamin K, tránh sự yếu kém về sức khỏe răng miệng do thiếu hụt lượng vitamin K thiết yếu. Rau cải bó xôi, măng tây, trứng, xà lách… là nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin K. Vitamin K là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu, thiếu vitamin K là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng, chảy máu chân răng.
Bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không những giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng mà còn có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Điều này giúp mang lại một hơi thở thơm mát để bạn tự tin hơn, vui tươi và hạnh phúc trong cuộc sống.
Chảy máu chân răng cần phải biết 5 cách khắc phục dưới đây
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng.
Ngoài chảy máu, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu...
Chảy máu chân răng là triệu chứng của một trong những bệnh răng miệng, viêm nha chu, viêm nướu. Nghiêm trọng hơn đây còn là biểu hiện của căn bệnh nghiêm trọng như ung thư miệng. Vậy khi bị chảy máu chân phải làm thế nào?
Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân
Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu... hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác.
Đôi khi chảy máu chân răng chỉ đơn thuần do các nguyên nhân như: Sự thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng vì cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, K cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng.
Ở phái nữ, khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.
Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam... thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Chảy máu chân răng là triệu chứng của viêm nha chu.
Tuy nhiên, đôi khi chảy máu chân răng còn có thể do nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư miệng: Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng...
Hoặc các bệnh lý khác như: Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú... một số bệnh lý khác có thể gây chảy máu ở răng.
Hậu quả của chảy máu chân răng
Mặc dù chảy máu chân răng không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng có thể biến chứng thành những hậu quả nghiêm trọng khác. Chảy máu chân răng phải đối mặt với nguy cơ sau:
- Bị hôi miệng
Hôi miệng là biểu hiện hàng đầu của các bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng. Vùng chân răng bị tổn thương dẫn tới xung huyết là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi khó chịu.
- Nguy cơ gây tụt lợi, mất răng hàng loạt
Tụt lợi, tiêu xương hàm là những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo nếu không điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng. Vùng mô mềm bị sưng viêm dẫn tới hiện tượng tụt lợi. Phần lợi tụt xuống khiến chân răng lung lay và dần mất đi sự bảo vệ. Từ đó, vi khuẩn có thêm cơ hội tấn công vào chân răng dẫn tới rụng răng, mất răng hàng loạt.
- Tiêu xương hàm
Sau khi mất răng, các mô xương hàm không còn được kích thích trong quá trình ăn nhai. Điều này khiến các mô xương giảm dần theo thời gian, từ đó giảm thể tích vùng xương hàm răng bị mất.
Sau từ 3 - 6 tháng, biến chứng tiêu xương hàm bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau 1 năm, tỷ lệ tiêu xương hàm là 25%. Tiêu xương hàm không chỉ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt mà còn khiến răng xô lệch, bệnh nhân bị lão hóa sớm.
Điều trị chảy máu chân răng
Trước tiên, khi bị chảy máu chân răng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám và kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
- Cần vệ sinh răng miệng tốt
Chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chảy máu chân răng. Nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không gây tổn thương cho nướu.
Ngoài đánh răng, có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để sát trùng giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng.
Đồng thời cần đi khám nha sĩ 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu và điều trị tình trạng sâu răng (nếu có).
- Không hút thuốc
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc còn có liên quan đến bệnh nướu răng. Trên thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng.
Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn mảng bám hơn. Bỏ hút thuốc có thể giúp nướu khỏe mạnh, đông thời làm giảm căng thẳng cảm xúc, từ đó có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch làm tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng nướu.
Thăm khám và điều trị răng miệng 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K
Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng.
Ngoài ra, có thể uống bổ sung vitamin K cũng có thể làm giảm chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
- Uống trà xanh
Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên
Thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm cũng có thể làm giảm vi khuẩn gây viêm nưới và cầm máu: Pha một nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây, 3-4 lần một ngày.
5 việc cần làm khi bị hôi miệng Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây hôi miệng Hôi miệng tác động xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân, và tương đối khá phổ biến....