Bắt một cán bộ công an
Đối tượng bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Chiều 24/7, Đại tá Hầu Văn Lý, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cho biết, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam bị can Lê Anh Hùng (sinh năm 1968, thường trú tại tổ 20, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang), cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Hà Giang.
Đối tượng Lê Anh Hùng bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được quy định tại Điều 281 – Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác và sinh hoạt Đảng đối với Lê Anh Hùng để phục vụ công tác điều tra./.
Theo Minh Tâm
Theo_VOV
Vụ bắt nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN: Ranh giới mong manh về tội danh
Sau khi ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt để điều tra hai tội thuộc nhóm tội danh kinh tế, có nhiều ý kiến cho rằng, liên quan tới hành vi làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN, ông Sơn đáng ra phải bị truy tố với tội danh tham nhũng (khung hình phạt cao nhất là tử hình).
Ông Nguyễn Xuân Sơn. (Ảnh: PVN)
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên, luật sư Tạ Quốc Cường - Giám đốc Công ty Luật hợp danh Sự Thật cho rằng: Hiện nay Bộ luật Hình sự quy định rất nhiều tội danh như tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội thiếu trách nhiệm; tội cố ý làm trái; tội vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng... nhưng mô tả hành vi phạm tội thì gần giống nhau. Điều này gây khó khăn cho người áp dụng, dẫn đến nhiều vụ án cơ quan khởi tố, truy tố có thể tội này hoặc tội kia đều được. Khó khăn lớn khác với các cơ quan tố tụng là quy định hiện chưa rõ ràng về mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội như thế nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để xử lý đúng người, đúng tội. Do đó, việc xử lý án tham nhũng bị kéo dài do gặp rất nhiều vướng mắc.
Cũng theo luật sư Cường, nguyên nhân là về tội danh để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì quan điểm xử lý của cơ quan tố tụng có lúc cũng còn khác nhau bởi cách hiểu về các khái niệm như thế nào là cơ quan, tổ chức có tài sản nhà nước, như thế nào là người có chức vụ, quyền hạn... chưa thống nhất. "Do đó, các tội nặng như tham ô tài sản có thể bị tử hình nhưng khi chuyển qua nhóm tội danh về kinh tế như cố ý làm trái hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn thì hình phạt nhẹ hơn nhiều"- ông Cường nói.
Luật sư Tạ Quốc Cường phân tích thêm, tất cả hành vi nêu trên đều là tham nhũng cả vì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để vụ lợi là một đặc trưng của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng "chức vụ, quyền hạn của mình" như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng...
Theo_Dân việt
Xét xử hải quan tiếp tay buôn lậu 3.774 tấn yến Ngày 4.6, TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án &'buôn lậu' yến sào có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Bị cáo Phượng và Hào - Ảnh: Ngọc Lê Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Võ Ngọc Phượng (42 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM - chủ hộ kinh doanh yến sào Phúc Thịnh); Nguyễn Trung Công...