Bát mì vằn thắn Hà Nội
Từng nếm thử các loại mì Hàn, mì Nhật, mì Thái Lan, thậm chí cả mì Campuchia ở ngay đất nước của họ, trong những kỳ đi du lịch khác nhau, cảm giác của tôi là vẫn gì bằng mì vằn thắn ở Hà Nội.
Tuy nước dùng và một vài nguyên phụ liệu trong hai món tương đối giống nhau, thơm mùi xương ninh cùng sá sùng, mực nướng, tôm khô với một chút đường kính, tạo vị dịu mềm đặc biệt Trung Hoa, nhưng cái khác cơ bản của hai món mì vằn thắn và sủi cảo chính là ở phần nhân viên trong bọc bột cán mỏng kia. Viên sủi cảo thì thường lớn hơn viên vằn thắn. Nhân viên sủi cảo thì có thêm tôm tươi băm nhỏ hay để nguyên. Bát sủi cảo thì thường không có mì sợi mà có thêm miếng bóng bì thả.
Trong danh mục những món ăn Trung Hoa tại Hà Nội, sủi cảo và mì vằn thắn có thể coi là hai thức quà điểm tâm có tính phổ biến và đại chúng khá cao. Đương nhiên vẫn xếp sau các món phở, bún, miến. Những quán mì vằn thắn và sủi cảo cổ xưa nhất của Hà Nội có lẽ không nằm ngoài khu phố được coi là khu phố Tàu của Hà Nội thời trước, như Tạ Hiện, Hàng Buồm, Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Hàng Giày..vv…
Cho đến giờ, thì hàng sủi cảo mì vằn thắn trên phố Lương Văn Can dễ có đến hơn nửa thế kỷ rồi cũng nên. Hương vị cũng không mấy thay đổi. Nước dùng ngọt và trong. Tuy nhiên sợi mì hơi nồng mùi nước tro và có màu vàng sậm.
Ngày trước ở phố Đinh Liệt có hai hàng mì vằn thắn, sủi cảo. Đông khách ngang ngửa nhau. Lâu rồi chỉ còn lại duy nhất một hàng. Hồi Đài Hà Nội chúng tôi còn đứng chân ở phố Hàng Dầu, năm thì mười họa, đúng vào kỳ lĩnh lương, đám phóng viên chúng tôi mới thì thụt rủ nhau ra gọi mỗi người một bát xì xụp. Bây giờ thi thoảng về thăm chốn cũ, mấy chị em lại rủ nhau ra bờ hồ chụp kiểu ảnh kỷ niệm rồi về Đinh Liệt ăn bát mì, cũng kỷ niệm nốt, trước khi chia tay.
Tuy nhiên, chị em chúng tôi nhất thiết yêu cầu chủ hàng bỏ đi miếng sủi cảo rán. Nó vừa lắm dầu mỡ vừa khô cứng, lủng củng, lại lạc vị nữa. Món này trước không có trong bát sủi cảo mì vằn thắn, mà mới có chừng độ vài mươi năm nay. Nó thích hợp với thực khách trẻ hơn chúng tôi cũng nên. Nhưng có người lại nói, chẳng qua miếng sủi cảo rán ấy, cũng như cái quẩy thôi, ăn cho nó đa dạng hương vị, cũng ảnh hưởng gì đâu.
Video đang HOT
Có một trong hai nhà hàng sủi cảo, mì vằn thắn khá đông khách trên phố Hoà Mã. Chị chủ cửa hàng vốn là con gái của một phụ nữ gốc Hoa là bà Đàm Tuyết Mai. Gia đình bà Mai vẫn dọn hàng sủi cảo mì vằn thắn gia truyền trên phố Mai Hắc Đế đã từ mấy chục năm trước. Tuy nhiên, trong ba cô con gái của bà Mai, chỉ có mình chị là theo được nghề của mẹ.
Trăm hay chẳng bằng tay quen, chị thực ra cũng cho rằng mình chẳng có bí quyết gì nhiều trong chế biến hai món quà gốc gác quê mẹ này. Mà cái duyên bán hàng vẫn tươi thắm lắm.
Suy đi ngẫm lại, thì có lẽ người Hoa và con cháu họ sinh sống hành nghề ở Hà Nội lâu năm, họ cũng rất biết cách nghiên cứu khẩu vị của thực khách Hà Nội để chế món ăn ngày một thích ứng thị hiếu ẩm thực của người Hà Nội.
Cho đến bây giờ, tôi hoàn toàn có thể khẳng định được rằng:
Không đâu trên thế giới, kể cả ở đất nước Trung Hoa, có được món sủi cảo hay mì vằn thắn tuyệt hảo, hợp khẩu vị người Hà Nội như ở đất Hà Nội. Thật thế! Nếu không tin, các bạn cứ tự tiến hành cuộc thử nghiệm riêng của mình, trước khi trở về với những quán sủi cảo, mì vằn thắn ở Hà Nội. Nếu có thể nói điều gì khác đi, xin hãy bổ sung ý kiến
Theo Ngaynay.
Những món khô siêu ngon ở chợ Campuchia giữa lòng Sài Gòn !
Hàng trăm loại đặc sản trong đó nhiều nhất là khô mắm của đất nước chùa tháp được bày bán tại một chợ nhỏ ở quận 10.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Hồng Phong, quận 10, TP HCM, chợ Campuchia, hay còn gọi là chợ Miên, chợ Cam gồm hàng chục gian hàng lớn nhỏ chuyên kinh doanh sỉ lẻ các loại đặc sản được mang đến từ xứ Angkor.
Nhiều nhất là các loại khô mà đặc sản nổi bật nhất là món khô cá trèn. Đây là loại khô độc nhất có hương vị đặc trưng của chợ Cam.
Khô cá lóc Biển Hồ cũng thu hút nhiều bà nội trở bởi thịt khô mềm sau khi chế biến lại có hương vị thơm ngon rất phù hợp để chế biến mồi nhậu.
Chợ cũng bày bán nhiều khô cá sặc. Đặc điểm của khô cá sặc Campuchia là vị mặn vừa phải, con cá khô vừa tươi vừa khô ráo. Đây là loại nguyên liệu phù hợp cho món gỏi xoài.
Khô cá lóc đồng được xẻ như hình bàn tay ướp với tỏi ớt, tiêu và muối. Loại khô này có thể chiên ăn với cơm trắng.
Khô nhái Campuchia cũng được xem như loại đặc sản quý giá của chợ.
Chợ cũng bán cả lá sầu đâu dành để trộn khô. Gỏi khô trèn sầu đâu cũng là món ăn đặc sản của người Campuchia.
Mắm ba khía, dưa mắm, mắm cá lóc trộn đu đủ cũng được bày bán quanh năm.
Được bán nhiều nhất là khô tra lăn phồng Biển Hồ. Không giống ca tra Việt Nam, loại cá này có phần mỡ vàng và thơm. Khi chiên, miếng khô sẽ phồng to. Khô ăn ngon với cơm trắng, canh rau.
Khô trâu gác bếp là một trong những món độc đáo nhất của chợ Miên. Trâu được cắt miếng dài khoảng 50 cm, tẩm ướp gia vị đặc biệt và xông khói nên có mùi vị thơm ngon khi nướng.
Cá chốt đồng phơi khô là món ngon miệng được nhiều người Việt chọn mua ở chợ Campuachia. Đây cũng là món ăn phổ biến tại đất nước láng giềng.
Lạp xưởng bò treo thành những dây dài hơn 2 mét. Lạp xưởng làm từ thịt và mỡ bò có mùi thơm khi chiên. Không như lạp xưởng của người hoa, lạp xưởng bò của người Campuchia được ướp bằng loại gia vị đặc biệt nên có vị nồng chua lạ miệng.
Khô rắn bông súng còn để nguyên xương trông lạ mắt. Đặc sản này dùng để chiên giòn hoặc nướng trên bếp than.
Ngoài khô mắm, đường thốt nốt cũng được nhiều tiểu thương bày bán. Thành lập từ hơn 20 năm nay, chợ Campuchia Lê Hồng Phong là chợ duy nhất tập trung tất cả các mặt hàng thực phẩm của Campuchia. Tiểu thương của chợ hầu hết là người Việt từng sang sinh sống tại Campuchia hoặc người Việt gốc Khơ Me.
Theo Iunauan
Biến tấu đơn giản nhưng lạ miệng với thịt heo rang gừng lá chanh Từng miếng thịt ba chỉ xém cạnh, vàng nâu đẹp mắt thấm đậm gia vị lại quyện mùi thơm của gừng, lá chanh ăn cùng cơm trắng là đúng chuẩn. Nguyên liệu cần chuẩn bị - Thịt heo nạc nguyên hoặc ba chỉ - Gừng, lá chanh - Hành củ - Dầu ăn, đường, bột nêm - Vài lá rau thơm hay ngò....