Bật mí thế giới “mại dâm bãi cỏ” Hà thành Kỳ 3
“Những tưởng các “bà cô” cave đã ở bên kia “sườn dốc sự nghiệp” đi làm gái đứng đường hay có một tên gọi khác: “cave bãi cỏ”, là những kẻ đếm ngày sống để chờ…
Giữa trời rét căm căm, các “bà cô” cave bãi cỏ vẫn “hành nghề”
“Đạo đức nghề nghiệp”
Nhóm phóng viên tiếp cận được một “bà cô” cave hoạt động ngay cạnh khu vực bãi cỏ. Những câu chuyện “bí mật” của thế giới cave “trong bãi cỏ” trên đoạn đường Phạm Văn Đồng cũng dần dần được hé mở qua chính “bà cô” cave này.
Những tưởng các “bà cô” cave đã ở bên kia “sườn dốc sự nghiệp” đi làm gái đứng đường hay có một tên gọi khác: “cave bãi cỏ”, là những kẻ đếm ngày sống để chờ… ngày chết nhưng có lẽ chúng tôi đã sai.
Trên thực tế, ngay trong chính “đội quân” các “bà cô” cave già khú đế hết thời cũng có “chiến tranh lạnh” với nhau.
Theo lời “bà cô” cave mà nhóm phóng viên tiếp cận được, trong giới cave bãi cỏ ở đường Phạm Văn Đồng tự chia ra làm hai nhóm riêng biệt. Trong đó, nhóm “trong bãi” và nhóm “ngoài bãi” là hoàn toàn khác nhau về cách thức hoạt động cũng như “lương tâm nghề nghiệp”.
“Trong bãi” là nhóm cave già thường xuyên đứng ở mỗi gốc cây xà cừ bẩn thỉu trắng xóa và hành sự với khách ở trong bãi đất trống đằng sau lưng. “Cave ngoài bãi” là ý nói những “bà cô” cave khác bị đánh bật ra ngoài rìa để kiếm cơm.
Địa bàn của các “bà cô” cave già hoạt động ngoài bãi cỏ là hoàn toàn riêng biệt với các “bà cô” ở trong bãi cỏ và thường đi lang thang hai bên đường để kiếm khách. “Yêu nghề” có lẽ là điểm chung duy nhất của hai nhóm cave hết đát này.
“Bà cô” cave bãi cỏ trên đường Phạm Văn Đồng chia sẻ những “khó khăn” trong khi “hành nghề”
Cô cave mà nhóm PV tiếp cận thuộc loại “ngoài bãi”. Bởi vậy khi đề cập đến nhóm cave già “trong bãi cỏ”, “bà cô” cave hoạt động “ngoài bãi” này như chạm đúng dây và bắt đầu tuôn cả tràng xối xả. Theo bà cô này, ra khỏi bãi cỏ cũng đồng nghĩa với việc làm ăn khó khăn hơn. Tuy nhiên, “bà cô” cave này lý giải, những cave già làm ở ngoài rìa lại có… “tình người” hơn những cave già hoạt động trong bãi cỏ.
“Vào trong bãi cỏ ấy thế nào khách cũng bị trộm đồ sạch bách. Bọn em không thích như thế. Người ta cũng là dân lao động vất vả kiếm từng xu từng hào. Mình muốn thì xin thêm. Họ không cho thì thôi. Bọn em không bao giờ làm cái trò như bọn ở trong bãi cỏ”, “bà cô” cave với gương mặt nhàu nhĩ, già nua dù độ tuổi có khi chỉ mới sát 30 là cùng nói với chúng tôi.
Video đang HOT
Thì ra, chuyện ăn trộm, ăn cướp đồ của khách làng chơi của các “bà cô” cave già là chuyện như cơm bữa. Tiết lộ thêm về “đạo đức nghề nghiệp” của đội quân cave già hoạt động trong bãi cỏ, “bà cô” cave đang nói chuyện với chúng tôi chẳng úp mở gì nói thẳng luôn.
“Bọn trong đó chúng nó quái lắm. Nói là giá 100.000 đồng mới đi nhưng thực chất 50.000 chúng cũng sẵn sàng gật đầu. Cái chính là đã tia được khách làng chơi có cái gì để xoáy được hay không. Bọn em làm ở đây chủ yếu là khách quen thôi. Thời bão giá thế này, làm gái như bọn em cũng ế lắm. Đa phần là người lao động ra đây “giải khuây” thế mà còn bị lột sạch. Có lần có trường hợp vào “chơi” quên tiền ở nhà, mấy mụ cave già quay lại tẩn cho một trận nhừ xương”.
Có vẻ như chưa hết “bức xúc”, “bà cô” cave kia lại tiếp tục “chém” tưng bừng với chúng tôi mà không ngần ngại. Hóa ra, “bà cô” cave này trước đây cũng có được một vị trí ngon lành ở một “gốc cây” xà cừ trong bãi nhưng sau đó vì nhiều lý do đã bị đánh bật ra khỏi và phải đi lang thang kiếm ăn riêng. Chính vì vậy, “bà cô” cave này nắm được hành tung và đủ mọi phi vụ của gái mại dâm bãi cỏ.
“Cách đây ít lâu có một ông khách nhìn tướng cũng chỉ là dân lao động vào kiếm “hàng” ở khu vực bãi cỏ. Chẳng hiểu thế nào mà ông này sau đó kêu mất 200 triệu trong cốp xe. Trước đó, ông này có rủ một em ở trong bãi đi “nằm” (nhà nghỉ – PV) và bị bọn chúng tia được số tiền lớn để trong xe. Vào yên vị rồi, đến lúc ông này bước ra khỏi nhà nghỉ lấy tiền trả thì toàn bộ số tiền đã không cánh mà bay sạch. Nghe đồn, bọn chúng gọi nhau đến cạy cốp xe của ông khách “đại gia chân đất” này trước đó rồi”, “bà cô” cave kể.
Làm cave bãi cỏ “lãi” hơn trong nhà chứa
Đồng hồ đã điểm gần 11h đêm, câu chuyện của chúng tôi và “bà cô” cave già vẫn chưa kết thúc. Địa điểm mà chúng tôi ngồi “chém gió” với “bà cô” cave này ở ngay sát đoạn bãi trống mà đội quân cave già vẫn đang đứng xếp hàng gió bắt đầu lùa mạnh và rét hơn. Tuy nhiên, chẳng cần chúng tôi phải “mồi”, “bà cô” cave già liến thoắng miệng kể thêm nhiều chiến tích của mình và gọi chúng tôi bằng… “anh” ngọt xớt:
“Nói anh không tin chứ, ở đây trước thi thoảng cũng có… đại gia đến kiếm hàng đấy. Nhưng giờ thì hiếm hoi lắm. Có khi thời bão giá nên các “sếp” cũng được bổng lộc ít hơn nên chẳng đến tìm bọn em nữa. Bão giá kinh khủng thật anh ạ”.
Nghe đến đây, chúng tôi cảm nhận được rằng “văn” của “bà cô” cave này cũng thuộc hàng “ghê gớm”.
“Thời buổi này làm gì cũng khó khăn. Bọn em làm ở đây có khi còn… lãi hơn ở trong quán (nhà chứa – PV) ấy chứ. Giá vừa rẻ hơn lại thoải mái chẳng ai biết. Ở trong quán chúng nó còn phải nộp đủ thứ tiền cho chủ, sinh hoạt, son phấn… Chả như bọn em ở đây, tối om mom, nhà ngói cũng như nhà tranh nên đôi khi cũng bớt được nhiều khoản chi phí. Có điều như bọn em làm ở ngoài rìa này thì chỉ có đi nằm (nhà nghỉ -PV) được thôi chứ không có “giường” như hội trong kia. Mọi năm như thời điểm này, “đi làm” bọn em chả có thời gian mà ngồi chơi ấy chứ. Lúc nào cũng “tất bật” khách ra, khách vào. Năm nay thì ế xưng nên mới ngồi nói chuyện với anh được thế này. Năm nay làm ăn chán lắm anh ạ. Bão giá cũng ảnh hưởng đến bọn em nhiều lắm”, “bà cô” cave thở dài rầu rĩ vì kinh tế khó khăn nên các khách quen cũng ngại đi tìm hàng để “giải trí”.
Nghe những gì mà “bà cô” cave này “chém gió”, chúng tôi không khỏi giật mình nếu những thông tin đó là sự thật. Sẽ chẳng có ai khẳng định được các “bà cô” cave này không bị mắc các căn bệnh xã hội. Đó là chưa kể đến việc có thể dính HIV là chuyện bình thường vì hầu hết các “bà cô” này đã kinh qua mọi thứ kinh hoàng nhất của “đời cave”. Hết thời nên các “bà cô” này mới dạt về khu vực Phạm Văn Đồng này để kiếm những đồng còm cõi từ những khách làng chơi là dân lao động ít tiền.
Đang mải huyên thuyên chém gió với chúng tôi, chợt mắt “bà cô” cave kia sáng quắc lên như hai chiếc đèn pha trong đêm tối và reo lên: “A!. Khách quen kia rồi”. Mừng như vớ được… vàng, “bà cô” cave lập tức phi sang bên kia đường để… gọi khách.
Khuất sau những rặng cây xà cừ bên kia đường, “bà cô” cave lẩn rất nhanh vào bóng tối. Dõi theo hướng mà “bà cô” cave kia đi, chúng tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe máy dừng lại vài giây rồi lập tức phóng vụt đi ngay khi “bà cô” cave vừa nói chuyện với chúng tôi yên vị ở yên xe phía sau.
Một đêm dài nữa lại lặng lẽ trôi đi. Các “bà cô” cave bãi cỏ vẫn tiếp tục đi ra, đi vào để rình những “con mồi” đang đi “kiếm hàng”. Thuận mua, vừa bán là lại lôi nhau vào bãi cỏ và sau đó là rất nhiều mối nguy hiểm chờ đợi khách làng chơi. Trời đã về khuya, người đi đường cũng đã thưa dần, văng vẳng đâu đó từ trong bãi cỏ là những âm thanh rên rỉ đầy ma quái ập vào tai khiến bất giác chúng tôi rùng mình…
Theo xahoi
Sởn da gà 'mại dâm giường trời' ở Hà Thành
Dù nắng hay mưa, dù rét buốt đến tê người, những "bóng ma" ấy hàng ngày vẫn ẩn hiện đằng sau những cây xà cừ cao vút, hút người qua đường.
Cave bãi cỏ đường Phạm Văn Đồng vẫn tranh thủ "kiếm ăn" giữa cái rét tê người.
Lạ lùng thế giới của các "bà cô" cave
Trời nhá nhem tối, khi ánh đèn đường leo lét vàng vọt bắt đầu được bật lên, suốt dọc đoạn đường từ ngã tư Cổ Nhuế đến công viên Hòa Bình, len lỏi giữa dòng người hối hả, "đội quân" cave hết "đát" bắt đầu đi kiếm ăn ở các gốc cây xà cừ bụi bặm trắng xóa.
Không như nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, khu vực đường Phạm Văn Đồng từ lâu đã trở thành cái tên "quen thuộc" cho cánh xe ôm, thợ xây hay những người lao động ngoại tỉnh không có nhiều tiền nhưng muốn "giải quyết" nhu cầu... sinh lý.
Mất nhiều ngày quan sát và thực tế xâm nhập, nhóm phóng viên không khỏi bất ngờ vì cách thức hoạt động của đội ngũ cave già cỗi thường xuyên hoạt động trong khu vực rặng cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng này. Thông thường, "đội quân" cave này ban ngày vẫn lấp ló đằng sau những căn nhà nhỏ xập xệ ngay sát đoạn ngã tư Cổ Nhuế để tìm khách. Không khó để nhận ra "đội quân" này vì những cô cave già ăn mặc hở hang, nhàu nhĩ ngồi sau những chiếc cửa sắt hoen gỉ với ánh mắt láo liên mời chào khách. Chỉ cần đi xe sát những căn nhà này, lập tức các "bà cô" cave nhao nhao ra chào mời. Tối đến, các "bà cô" cave này lại lục tục kéo nhau ra đứng ở các gốc cây xà cừ đã được "phân chia" địa bàn rõ ràng, không ai phạm của ai.
Ban đầu, khi chúng tôi trong vai những gã thanh niên đi tìm của lạ, điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi "không được tiếp". Thoáng thấy chúng tôi dựng xe cạnh những gốc cây xà cừ, lập tức, những "bà cô" cave kia lủi vào bãi đất trống mất hút.
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã tìm được cách tiếp cận các "bà cô" cave kia. Trong cái lạnh cắt da, cắt thịt của đêm đông Hà Nội, lần này nhóm phóng viên trong những bộ trang phục "đặc trưng" của cánh thợ xây, người lấm lem vôi vữa đi bộ lững thững đến tìm "hàng". Lập tức, các "bà cô" cave ở các gốc cây xà cừ xông ra chào mời ngay.
Thì ra, khách của đội quân này cũng phải có "phom" của nó. "Thượng đế" của các "bà cô" cave này hầu hết là dân lao động, nếu ăn mặc như những thanh niên bình thường thì "đội quân" này sẽ mặc định là công an mật phục hoặc bọn choai choai đầu gấu đến giở trò. Đó cũng là lý do mà ngày đầu tiên chúng tôi xuất hiện, các "bà cô" cave kia đã lủi rất nhanh.
Trát thêm ít bùn đất lấm lem vào mặt cho đúng kiểu công nhân vừa đi làm, chúng tôi rét run trong bộ đồ lao động mỏng manh mượn được của những người bạn là dân thợ xây đến tiếp cận các "bà cô" cave đang đứng thành hàng dài vẫy khách.
Nếu có mưa thì những "bà cô" cave ở bãi cỏ này vẫn đứng chầu chực khách làng chơi
Vào thời điểm chúng tôi đi "tìm hàng" là 9 giờ tối, đường Phạm Văn Đồng xe tải chạy ầm ầm nhưng vắng bóng người đi lại. Có lẽ vì trời rét và cũng chẳng mấy ai dừng lại để ngắm nghía những "vật thể lạ" đằng sau những gốc cây xà cừ làm gì. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, ở gốc cây sát chỗ chúng tôi vừa đi vào, một người đàn ông dựng chiếc xe máy cũ có vẻ như đã thỏa thuận xong giá cả nên tiến thẳng vào bãi cỏ rộng thênh thang. Bóng người đàn ông và một "bà cô" cave biến mất rất nhanh sau những cây cọ mới trồng.
Quay trở lại với "bà cô" cave mà chúng tôi đang tiếp cận. Đằng sau ánh sáng lấp lóe của đèn đường, không khó để nhận ra một gương mặt mà nếu đúng tuổi có lẽ đáng tuổi... mẹ chúng tôi ở nhà. Trên gương mặt trát đầy son phấn rẻ tiền ấy là một điếu thuốc đang ngậm ở miệng. Khói thuốc nhả vòng tròn cộng với mùi nước hoa nồng nặc hăng hắc khiến người nào người nấy trong nhóm chúng tôi không khỏi ngai ngái khó chịu. Cô cave vào thẳng chủ đề. Theo lời của "bà cô" này, nếu chúng tôi thích thì có thể đi nhà nghỉ ở gần đó với giá 200.000 đồng/lần. Nếu "hành sự" ngay ở bãi cỏ đằng sau lưng thì giá sẽ "mềm" hơn vì không mất tiền nhà nghỉ. Giá cho một lần "hành sự" ở bãi cỏ là 150.000 đồng.
Chúng tôi giả ngây giả ngô chê "bẩn" vì ở bãi cát rồi sợ... rắn rết, lập tức "bà cô" cave kia cười sằng sặc "trấn an" rằng, người ta vào đây... suốt, sợ gì rồi vào trong đó thích thì... đứng, không thích thì... nằm, có chiếu thoải mái... đảm bảo "sạch sẽ".
Giả bộ chê đắt và muốn sang "nhà" bên cạnh để "kiếm hàng" có giá... bèo hơn, chúng tôi nhanh chóng tìm đường đi thật nhanh.
Đi cách xa một đoạn, chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng chửi thề lanh lảnh ... vì "chưa mở hàng" đã gặp hai thằng... "hãm" mặc cả chán mà... không đi.
"Giường trời" của cave bãi cỏ
Thoát khỏi "bà cô" cave kia, chúng tôi tiếp tục đi bộ lững thững dọc các gốc cây. Đốm đỏ lập lòe của các điếu thuốc lá giúp chúng tôi dễ dàng nhận ra những gốc cây "có hàng".
Từ lối rẽ vào công viên Hòa Bình ngay sát gần ngã tư Cổ Nhuế đến cổng chính của công viên Hòa Bình chưa đầy 20 gốc cây nhưng có đến cả tá "bà cô" cave đứng chầu chực ở đó. Mặc cho gió rít ù ù từ khoảng không phía sau lưng lùa lại, các "bà cô" này vẫn đứng đó để vẫy khách.
Thấy chúng tôi đi bộ qua, ở mỗi gốc cây đều phát ra tiếng nói ma mị mời chào. Đi bộ một vòng, chúng tôi quyết định dừng lại ở một gốc cây ở gần cuối mà vừa có một "khách" viếng thăm.
Lần này, chúng tôi quyết định đi vào tận bên trong bãi đất trống kia để được "mục sở thị" những cái "giường trời" của thế giới cave bãi cỏ.
Đồng ý với giá 150.000 đồng/lần "giải quyết", chúng tôi được dẫn đi sâu vào tận bên trong bãi đất trống đã được ngăn với con đường vào công viên Hòa Bình bằng một rãnh nước khá sâu. Trên quãng đường đi bộ không dài, văng vẳng quanh chúng tôi là những tiếng rên rỉ khe khẽ đầy ma quái.
Nấp sau những gốc cây, những "bà cô" cave bãi cỏ đi lại vật vờ như những bóng ma
Cuối cùng, chúng tôi cũng đã vào đến nơi có "giường trời". Hóa ra, "giường trời" của những "bà cô" cave chỉ là một cái áo mưa có giá 5 - 10.000 đồng được giấu sẵn trong túi áo trước đó.
Thao tác cực nhanh, "bà cô" cave mà chúng tôi đã thỏa thuận giá cả trước đó yêu cầu "cởi đồ" để hành sự cho nhanh còn... làm ca khác. Lấy lý do vào bãi đất lạnh quá, chúng tôi tìm đường thoái lui. Nhưng lần này do đã vào tới tận nơi có "giường trời" nên dù không làm gì, chúng tôi vẫn phải trả tiền cho "bà cô" cave kia không thiếu một xu. Ban đầu, chúng tôi giả bộ kì kèo trả một nửa tiền nhưng cô cave sẵng giọng tuyên bố sẽ gọi "đàn em" đến ăn thua đủ vì tội... quỵt tiền.
Sau buổi tối hôm ấy, chúng tôi đã mất thêm nhiều ngày nữa mới lân la biết được rằng, ở trong "thiên đường mại dâm bãi cỏ" của những "bà cô" cave hết đát kia cũng có những luật lệ riêng và những mánh mung riêng để "chơi" khách làng chơi...
Theo xahoi
Công viên Hòa Bình nhếch nhác đâu chỉ do thiếu kinh phí Dù mới đưa vào sử dụng, khai thác được 2 năm nay nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều hạng mục công trình của công viên Hòa Bình (huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã bị hư hỏng khá nặng. Nhiều phiến đá lát quanh tượng đài trống hoác Mới khánh thành đã xuống cấp Công viên Hòa Bình được coi là công viên...