Bật mí tàu săn ngầm “khủng” nhất thế giới của Nga
Với lượng giãn nước gần 9.000 tấn, tàu tuần dương Kerch được xem là chiến hạm chống ngầm chuyên dụng lớn nhất thế giới hiện nay.
Kerch là tên của chiếc tàu chiến lớn thứ 2 trong biên chế Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga. Đây là chiếc duy nhất còn hoạt động của lớp tàu săn ngầm Project 1134B Berkut B (NATO định danh là lớp Kara). Tuy có lượng giãn nước gần 9.000 tấn và được NATO coi là lớp tàu tuần dương, nhưng người Nga chỉ gọi nó là “tàu tác chiến chống ngầm cỡ lớn”.
Kerch là chiếc thứ 3 trong 6 tàu chống ngầm Kara được chế tạo, nó được khởi đóng ngày 30/4/1971, hạ thủy ngày 21/7/1972 và chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen vào ngày 26/12/1974.
Mặc dù các tàu anh em đều phải chịu phận thảm sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng Kerch thì vẫn hoạt động bền bỉ từ năm 1974 cho tới tận ngày nay trong biên chế Hạm đội Biển Đen.
Đại chiến hạm chống ngầm Kerch có lượng giãn nước toàn tải 8.900 tấn, dài 173,4m, rộng 18,5m, mớn nước 5,4m, thủy thủ đoàn 425 người. Với nhiệm vụ là tác chiến chống tàu ngầm Mỹ, phương Tây, Kerch được trang bị vũ khí săn ngầm cực mạnh với tên lửa, ngư lôi, bom.
Video đang HOT
Theo đó, vũ khí chống ngầm chủ lực của Kerch là tổ hợp tên lửa Metel (NATO định danh SS-N-14 Silex) có thể đánh chìm tàu mặt nước và tàu ngầm. Metel được trang bị nhiều loại đạn tên lửa có thể mang “đầu đạn” ngư lôi hoặc đầu đạn hạt nhân diệt tàu ngầm địch cách xa 10-50km, xuyên sâu xuống mặt nước 20-500m. Ngoài Metel, Kerch còn được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533mm, 2 bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000 và 2 bệ phóng bom RBU-1000.
Khả năng tự phòng vệ chống các cuộc tiến công đường không của tàu cũng tương đối mạnh mẽ với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm (NATO định danh là SA-N-3 Goblet). Trên tàu có 2 bệ phóng tên lửa M-11 Shtorm cùng 80 đạn dự trữ, tầm tấn công mục tiêu 3-45km, độ cao 100-25.000m.
Bên cạnh đó, tàu còn có tổ hợp phòng không tầm thấp Osa-M (NATO định danh là SA-N-4 Gecko) với 40 đạn dự trữ, có thể tấn công mục tiêu ở cự ly xa đến 15km, độ cao 12km. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Osa-M trên tàu chiến Liên Xô.
Ở đuôi tàu có nhà chứa và sân đỗ cho một trực thăng chống ngầm Ka-25 hoặc Ka-28.
Đại chiến hạm chống ngầm Kerch được trang bị 4 động cơ tuốc bin GTG-12,5A công suất 1.250kW/chiếc và 1 động cơ tuốc bin GTG-6M công suất 600kW/chiếc cho tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 dặm.
Theo Kiến Thức
TQ sẽ không còn "kiềm chế" trên Biển Đông?
Chuyên gia Đài Loan nhận định Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược "kiềm chế" trên Biển Đông từ năm 2014.
Ngày 14/11, một chuyên gia phân tích của Đài Loan cho rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã không còn thực hiện "chiến lược" kiềm chế trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Tại một hội thảo ở Đài Bắc về những tranh cãi giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Đông và Hoa Đông, ông Lin Cheng-yi, nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Âu Mỹ Sinica phát biểu rằng từ năm 2014, Trung Quốc đã tăng cường sự kiểm soát trên Biển Đông bằng các hoạt động đào đắp thay đổi hiện trạng trên nhiều bãi đá, hòn đảo.
Ông Lin cho rằng các dự án xây đảo mà Trung Quốc đang thực hiện trên một số bãi đá không chỉ làm thay đổi địa mạo của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông mà còn cho thấy Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược "kiềm chế" trong khu vực.
Theo đó, Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược hoàn toàn mới trong khu vực, như chống lại việc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can thiệp của bên thứ ba như Mỹ, Nhật, Úc, đồng thời khăng khăng rằng những tranh chấp này chỉ có thể giải quyết thông qua đối thoại song phương.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng đã tìm cách thúc đẩy chính sách "ngoại giao Biển Đông" bằng cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các thành viên của ASEAN.
Ông Lin Cheng-yi, nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Âu Mỹ Sinica
Ông Song Yann-huei, một đồng nghiệp của ông Lin cho rằng việc cải tạo, xây đảo nhân tạo trên Biển Đông sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự và quyền kiểm soát trong khu vực, tạo ra bước "thọc sâu" chiến lược cho Trung Quốc xuống Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Lin cũng cho rằng các hoạt động trên của Trung Quốc đang tạo ra nguy cơ ngày càng lớn về xung đột và quân sự hóa trong khu vực, khiến các quốc gia ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Hồi giữa tuần, một tạp chí quốc phòng của Úc cũng tiết lộ rằng Trung Quốc đã biên chế chiếc tàu hộ tống săn ngầm lớp Giang Đảo đầu tiên cho hạm đội Nam Hải hoạt động trên Biển Đông, một động thái được cho là nhằm thúc đẩy chiến lược tác chiến chống ngầm của hải quân Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này.
Theo Trí Dũng (Theo CNA) (Khám phá)
TQ đưa tàu săn ngầm hiện đại xuống Biển Đông Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tác chiến chống ngầm để khắc phục "gót chân A-sin" của mình. Hồi giữa tuần, tạp chí quốc phòng IHS Jane's 360 của Anh đưa tin hải quân Trung Quốc vừa đưa chiếc tàu hộ tống Type 056 cải tiến lớp Giang Đảo (Type 056A) được trang bị hệ thống săn ngầm hiện đại...