Bật mí phát minh ‘đỉnh’ của người xưa khiến hậu thế kinh ngạc
Vào thời cổ đại, người xưa có những phát minh “đỉnh” khiến giới khoa học vô cùng bất ngờ. Cho đến nay, hậu thế tò mò họ tạo ra chúng để làm gì hay làm bằng cách nào.
Cách đây khoảng 2.000 năm, pin Baghdad đã được con người tạo ra. Cổ vật này được nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig tìm thấy ở bên ngoài thủ đô Baghdad, Iraq năm 1938. Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện đây là một phát minh “đỉnh” của người xưa.
Điều này xuất phát từ việc các chuyên gia tiến hành một số thí nghiệm cho thấy pin Baghdad có khả năng tạo ra dòng điện lớn hơn 1 volt.
Pin Baghdad có cấu tạo khá đơn giản khi có lớp vỏ ngoài làm bằng đất sét nung và nắp pin làm từ nhựa đường. Người xưa tạo ra một thanh sắt gắn xuyên qua nắp bình nằm trong một ống đồng.
Kế đến, bình là từ đất sét nung được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc một số chất có tính axit khác. Chúng đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện.
Với việc tạo ra pin Baghdad cho thấy con người từ khoảng 2.000 năm trước đã biết cách tạo ra điện. Thế nhưng, người xưa sử dụng phát minh này để làm gì đến nay vẫn là bí ẩn lớn.
Video đang HOT
Một phát minh đi trước thời đại khác là thép Damascus. Loại thép này còn được gọi thép Wootz là một sáng chế vĩ đại của người xưa được dùng để tạo ra những thanh kiếm cực sắc bén thời Trung cổ. Trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm, những thanh kiếm Damascus được tìm thấy vẫn còn độ sắc bén cao.
Theo các nhà nghiên cứu, thép Damascus có nguồn gốc từ Ấn Độ thời cổ đại. Người Ấn Độ sử dụng loại thép đặc biệt này để rèn kiếm trong hơn 2.000 năm.
Thép Damascus có chứa nhiều carbon hơn so với các loại thép thông thường. Khi dùng loại thép này để rèn kiếm, vũ khí sẽ vô cùng chắc chắn và sắc bén đến mức có thể chém đứt đôi một sợi tóc nhỏ bé.
Chính vì vậy, loại thép này nổi tiếng khắp Trung Đông cũng như châu Âu. Theo đó, bí kíp rèn kiếm từ thép Damascus trở thành bí mật lớn mà Ấn Độ giữ kín trong suốt nhiều thế kỷ.
Các nhà khoa học ngày nay thực hiện nhiều kiểm tra, phân tích các thành phần trong kiếm Damascus để có thể tái tạo loại thép vượt trội đi trước thời đại của những thợ luyện kim thời cổ đại. Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia chưa thể tìm ra công thức bí mật tạo ra loại thép Damascus của người xưa.
Bé gái 4 tuổi nhớ mọi thứ về tiền kiếp, kể câu chuyện khiến cả nhà rùng mình
Năm 4 tuổi, bé gái nói rằng ngôi nhà đang sống không phải quê hương của mình, sau đó thừa nhận mình là kiếp sau của một người phụ nữ đã chết từ hơn 1 năm trước.
Con người có kiếp trước, kiếp sau hay không? Và nếu có thì có khi nào chúng ta được gặp lại tiền kiếp của chính mình? Câu chuyện của người phụ nữ Ấn Độ dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.
Nhớ lại ký ức tiền kiếp
Shanti Devi sinh ngày 11/12/1926 tại một thị trấn nhỏ ở thành phố Delhi, Ấn Độ. Bà không nói nhiều cho đến khi lên 4 tuổi, nhưng đây mới là lúc Shanti trở nên khác biệt với những người khác. Ở tuổi lên 4, cô bé Shanti bắt đầu tuyên bố ngôi nhà và bố mẹ hiện tại đều không phải của mình. Cô bé bắt đầu nhớ chi tiết về tiền kiếp của mình.
Năm 6 tuổi, Shanti yêu cầu bố mẹ đưa mình đến thành phố Mathura, thuộc bang Uttar Pradesh, để tìm lại chồng từ kiếp trước. Khi quay lại, cô bé nói với bạn bè ở trường rằng mình đã kết hôn và có một người con trai. Chồng của Shanti đang sống ở Mathura (cách Delhi 145 km), tuy nhiên, cô bé chưa bao giờ nhắc đến tên người đàn ông này. Khi được giáo viên và hiệu trưởng phỏng vấn, Shanti dùng phương ngữ Mathura nói rằng chồng cô là một người buôn vải. Shanti không chỉ kể mình đã kết hôn mà còn chết 10 ngày sau khi sinh con vì biến chứng. Cô gái nhỏ thậm chí còn đề cập đến 3 đặc điểm khác của chồng đó là đeo kính đọc sách, có một cái mụn ở má trái và là một người đàn ông da trắng.
Hiệu trưởng nhà trường sau đó đã xác định được vị trí của một thương gia ở Mathura tên Kedar Nath. Anh có người vợ quá cố tên là Lugdi Devi. Vợ anh mất vợ 9 năm trước sau khi sinh con trai được 10 ngày. Kedar Nath sau đó đề nghị để Shanti gặp một người họ hàng của anh cũng đang sống ở Delhi là Pandit Kanjimal để xem sự tình ra sao.
Pandit Kanjimal đích thân đến gặp Shanti Devi và rất kinh ngạc trước những chi tiết mà cô bé nói về Kedar Nath. Vì vậy, anh đã sắp xếp để Shanti Devi và Kedar Nath gặp nhau. Kedar cùng con trai và người vợ hiện tại đã đến gặp cô bé kỳ lạ này. Ban đầu, Kedar đóng giả là anh trai của mình nhưng Shanti đã nhận ra "chồng" và cậu con trai Navneet Lal ngay lập tức. Thậm chí, cô bé còn chỉ cho mẹ thấy màu da và chiếc mụn cơm bên má trái của Kedar Nath. Sau khi nghe Shanti kể chi tiết về cuộc sống của Kedar với người vợ quá cố, anh đã tin cô bé này chính là hóa thân của Lugdi Devi.
Gặp lại những người của tiền kiếp
Ngày 18/1/1912, cô bé Lugdi Devi, con gái của gia đình Chaturbhuji chào đời tại thành phố Mathura. Năm 10 tuổi, Ludgi đã được gả cho Kedar Nath về làm vợ hai. Sau khi kết hôn, Ludgi sinh mổ đứa con đầu lòng nhưng đứa trẻ đã qua đời sau khi sinh. Đến năm 13 tuổi, Ludgi mang thai lần nữa và sinh mổ cậu con trai Navneet Lal vào ngày 25/9/1925. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó, tức 4/10/1925, cô gái trẻ qua đời. Sau khi Ludgi chết, 1 năm 68 ngày sau thì cô bé Shanti Devi chào đời tại Delhi.
Bà Shanti Devi thời trẻ.
Shanti Devi đã kể lại mọi thứ xảy ra sau khi cô sinh con, qua đời, kể cả ca phẫu thuật phức tạp mà mình đã trải qua. Các nhà nghiên cứu đã choáng váng trước bản tường thuật chi tiết và họ không hiểu làm sao một cô bé 4 tuổi như Shanti có thể biết về những thủ tục phẫu thuật phức tạp như vậy. Kedar Nath hỏi Shanti rằng làm thế nào cô lại mang thai ngay cả khi không thể đứng dậy do mắc bệnh viêm khớp. Về việc này, Shanti đã giải thích toàn bộ quá trình ân ái cho Kedar khiến anh hoàn toàn bị thuyết phục.
Câu chuyện của Shanti Devi đã thu hút sự chú ý của nhà nghiên cứu Mahatma Gandhi. Ông đã lập một ủy ban để điều tra sự việc. Vào ngày 15/11/1935, nhóm của Mahatma gồm 15 người nổi tiếng như các nghị sĩ, giới truyền thông và lãnh đạo đã đưa Shanti đến Mathura. Ngay khi tới nhà ga, cô đã nhận ra anh chồng của mình giữa đám đông. Khi về tới nhà, Shanti Devi còn lập tức nhận ra ai là bố chồng.
Shanti còn kể kiếp trước cô chôn tiền ở một vị trí cụ thể trong nhà. Cô đưa cả nhóm lên tầng 2 và chỉ cho họ nơi đó, tuy nhiên không tìm thấy gì. Sau đó, Kedar thú nhận anh ta đã lấy đi số tiền sau khi Lugdi qua đời.
Góc nhà nơi bà Shanti kể rằng mình từng cất tiền.
Không chỉ nhận ra nhiều người, nhiều địa điểm tại Mathura, Shanti còn có nhiều thói quen giống Lugdi và nhớ những gì mà người kiếp trước đã trải qua. Khi được đưa đến nhà Lugdi, Shanti ngay lập tức nhận ra người bố kiếp trước của mình. Cô bé nhận nhầm người dì là mẹ kiếp trước nhưng đã nhanh chóng đính chính lại. Cả gia đình gặp lại nhau rồi bất ngờ tuôn trào nước mắt khiến ai cũng xúc động.
Sau đó, Shanti được đưa đến những địa điểm thờ tự linh thiêng mà Lugdi trước đó từng đi qua. Đi tới đâu ký ức tiền kiếp lại dội về tới đó. Cuối cùng, Shanti vẫn phải tạm biệt Mathura để trở về với bố mẹ hiện tại.
Tiến sĩ Ian Stevenson, người đứng đầu ủy ban nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn Shanti cùng các nhân chứng có liên quan khác, có 24 ký ức đã được xác minh. Báo cáo của ủy ban xác nhận Shanti Devi thực sự là Lugdi Devi tái sinh.
Bà Shanti khi về già.
Vào tháng 2/1986, Shanti khi đó đã là một phụ nữ 60 tuổi và trả lời phỏng vấn tiến sĩ K.S.Rawat. Một năm sau, ông K.S.Rawat tiếp tục đến phỏng vấn bà về chuyện tiền kiếp. 40 ngày sau cuộc phỏng vấn này thì bà Shanti qua đời. Ông Rawat còn phỏng vấn cả anh em, họ hàng của Lugdi và những thông tin ông thu thập được đều trùng khớp với nhau.
Tuy nhiên, cũng có một số học giả phủ nhận chuyện luân hồi chuyển kiếp. Họ cho rằng việc Shanti nhớ lại những câu chuyện của kiếp trước thực chất không phải là ký ức của cô. Theo khoa học hiện đại, dưới trạng thái thôi miên thì não bộ của con người có thể nhớ lại tất cả các loại thông tin mình tiếp thu từ sách, báo, truyện...
Câu chuyện về bà Shanti vẫn là bí ẩn gây tranh cãi.
Bên cạnh đó, có một số bằng chứng cho thấy câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp của Shanti Devi trở nên kém tin cậy. Nhà nghiên cứu Mahatma Gandhi, một trong những người đã chứng minh câu chuyện tái sinh của bà Shanti là có thật, là thành viên của The Arya samaj - một giáo phái Hindu, những người vô cùng tin tưởng vào luân hồi và tái sinh. Hơn nữa, nhìn lại kịch bản chính trị của Ấn Độ thời đó, những người theo đạo Hindu và đạo Hồi đang nảy sinh xung đột. Rất có thể, ông Mahatma đã sử dụng câu chuyện của bà Shanti để đánh lạc hướng và giải quyết hòa bình cho các xung đột này. Do đó, cuộc điều tra của ông trở nên ít thuyết phục hơn.
Đến nay, trường hợp của bà Shanti Devi vẫn là một bí ẩn lớn của thế giới. Không ai thực sự biết bà là một trường hợp luân hồi chuyển kiếp hay thực tế chỉ là bị thôi miên như cách giải thích ở trên. Tuy nhiên, có một sự thật là bà đã sống cả đời cô độc để nhớ về cái gọi là "tiền kiếp" của mình.
Khám phá kinh ngạc về phương pháp điều trị bệnh phụ khoa của người Ai Cập cổ đại Trong nghĩa trang Qubbat al-Hawa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng về một phương pháp điều trị bệnh phụ khoa được thực hiện trên phụ nữ. Ảnh minh họa. Nghĩa trang Qubbat al-Hawa nằm trên sườn một ngọn đồi phía tây Aswan. Nó được chỉ định để chôn cất các quan chức cấp cao ở thành phố Elephantine, trung...