Bật mí những cách pha nước chấm tuyệt ngon khiến mẹ chồng thán phục
Những bát nước chấm thơm lừng đẹp mắt sẽ làm cho bữa ăn của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn làm cho các món ăn dậy vị và hơn thế những người thương yêu của ta cũng rất hài lòng.
Nước chấm là một loại gia vị vô cùng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Nó làm cho các món ăn thêm đậm đà và tăng thêm nhiều phần hấp dẫn. Để các bữa ăn thêm hấp dẫn hơn hãy tham khảo những cách pha nước chấm dưới đây nhé.
1. Nước chấm cho món bánh cuốn
Nguyên liệu
300ml nước sôi để nguội
2 lạng rưỡi đường
2 muỗng canh nước mắm nguyên chất
ớt tươi băm nhỏ
ít giấm gạo
Nếu muốn nước chấm bánh cuốn ngọt hơn theo vị của người miền Nam, bạn có thể không dùng giấm chua. Thay vào đó bạn giảm lượng nước và tăng lượng đường trong công thức. Nếu bạn ăn mặn hơn, có thể thêm nửa muỗng canh nước mắm, tương đương khoảng 30ml.
2. Nước giấm đường cho các món chua ngọt
Nguyên liệu
2 lạng rưỡi đường kính trắng
Nửa lít giấm gạo
Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt,…
Nguyên liệu
4,5 muỗng canh nước mắm
5 muỗng canh đường
1 muỗng canh gừng băm nhuyễn
2 muỗng cà phê tỏi băm
1 muỗng canh nước lọc
1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh
Hòa tan lần lượt đường nước nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều, vậy là bạn đã có một chén nước chấm mắm gừng thơm ngon và hấp dẫn
Nguyên liệu: Mè rang vàng, tỏi, hành tây, tương đậu, tương ớt, dầu mè.
- Bạn hãy lấy các nguyên liệu pha đồ chấm theo tỉ lệ 2 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh tương đậu và 2 muỗng canh dầu mè, sau đó tiếp tục cho thêm hành băm, tỏi băm và mè rang vàng vào bát. Nêm thêm 1,5 thìa ăn cơm đường kính trắng.
- Dùng thìa trộn đều các nguyên liệu với nhau tới khi sốt có màu đỏ bắt mắt, đều vị.
- Sốt kiểu Hàn Quốc để chấm món nướng có vị cay nồng của tỏi và hành tây, mùi thơm đượm của dầu mè và mè rang rất hấp dẫn.
5. Nước chấm bò bía
Nguyên liệu
Video đang HOT
1 chén tương đen Hoisin
1/2 chén tương ớt
1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ
Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng.
6. Nước chấm bánh bèo
Để có nước chấm bánh bèo ngon, bạn nên sử dụng ngay nước luộc tôm (tôm dùng làm ruốc) thay vì nước lọc.
2 chén nước luộc tôm
1 muỗng canh nước mắm
1 ít muối
1/2 muỗng canh đường
Nước cốt chanh
Tỏi và ớt băm nhỏ
Trộn đều hỗn hợp này, nếu không nhớ, bạn có thể áp dụng tỉ lệ: 1 nước mắm 1 đường 1/2 phần nước 1/2 giấm gạo.
7. Nước chấm cho món cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng
Nguyên liệu
1 thìa nước mắm ngon
1 thìa giấm ngon
1 thìa đường
3 thìa nước lọc
Tỏi, ớt, gừng, thì là
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thì là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên. Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.
8. Nước sốt me
Nguyên liệu: 50g me ương ương gần chín, 50g đường, 25ml nước mắm ngon, 200ml lít nước lọc, sả, tỏi băm, ớt.
Cách làm:
- Đầu tiên bạn bóc bỏ vỏ quả me lấy phần thịt me ngâm vào nước nóng khoảng 15 phút, tiếp đó dùng thìa dầm nhẹ lọc qua rây để lấy nước cốt me.
- Bước tiếp theo bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì bạn trút hết phần nước me vào. Cho thêm chút mắm, đường, ớt băm rồi bật to lửa cho nước me sôi rồi hạ lửa khuấy đều tay để nước me sánh lại.
- Tiếp tục đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào nồi rồi bật bếp đun nóng, cho tỏi, sả băm vào phi thơm, rồi trút hết phần nước me vào. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi đun cho nước sốt sôi tới khi tan đều gia vị và vừa miệng là xong.
9. Pha mắm tôm
Nguyên liệu:
100 ml mắm tôm
Đường
2 muỗng dầu ăn
Hành tím, nước cốt chanh
Đong trước lượng mắm tôm cần ăn ra tô/chén, cho đường (và bột ngọt) vào đánh đến khi đường tan, nếm lại xem vị ngọt đã vừa miệng chưa
Với 3-4 người ăn, đong chừng 100 ml mắm tôm (6 muỗng canh vun) và đánh tan với 60g đường (3 muỗng canh vun) là vừa.
Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi nóng thì cho một ít hành tím vào phi thơm, tắt bếp.
Đổ ngay dầu còn đang sôi nóng vào mắm tôm, khuấy đều tay để mắm chín, bay mùi nồng của mắm tôm sống, sau đó cho nước cốt chanh vào. Dùng đũa đánh cho mắm tôm nổi bọt, chuyển màu tím nhạt. Nếm lại để gia giảm mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.
Trước khi ăn cho thêm ớt, tỏi tùy thích.
10. Nước chấm các món lẩu
Lẩu hải sản: Để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa bột ngọt, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi. Trộn đều và dùng được ngay.
Lẩu bò và thập cẩm: Bốn thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa bột ngọt, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu. Nếu không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ. Trộn đều và dùng được ngay.
Lẩu gà hoặc lẩu chua cay: Hai thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước. Trộn đều và dùng được ngay.
Theo www.phunutoday.vn
Cùng làm Dim Sum ngon tuyệt
Dim Sum dù chế biến theo cách nào thì vẫn luôn giữ được hương vị tinh tế của một món ngon nổi bật của nền ẩm thực Trung Hoa.
Tên gọi Dim Sum là tên gọi chung của một dòng món ăn đặc trưng của người Trung Hoa, với khoảng 2.000 món ăn. Sự tinh tế của hương vị và sự cầu kỳ trong cách làm khiến cho Dim Sum là một trong những món rất được mọi người ưa thích. Bài viết xin giới thiệu 3 món Dim Sum đặc biệt nhất.
Há cảo nhân tôm thịt
Há cảo nhân tôm thịt luôn là món ăn được ưa chuộng nhất bởi mùi vị thơm ngon của nhân tôm thịt cùng lớp vỏ bánh dai dai, kết hợp cùng nước chấm đã tạo nên một món ngon không thể cưỡng lại. Há cảo là món ăn nhẹ, nên bạn có thể dùng làm món khai vị hoặc điểm tâm rất hợp.
Nguyên liệu:
- 100g bột gạo.
- 100g bột năng.
- 150g thịt heo bằm.
- 100g tôm tươi.
- 5 củ củ năng.
- 1/2 muỗng cà phê đường trắng.
- 1 muỗng canh hạt nêm.
Hướng dẫn:
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ đen rồi băm nhỏ. Gọt củ năng rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó cho tôm, thịt vào tô ướp cùng hạt nêm và đường.
- Lấy một tô to, lau khô. Cho bột năng và bột gạo vào, trộn đều. Cho nước sôi vào bột, khuấy đều, rồi nhào cho đến khi bột dẻo và mịn. Ngắt một phần bột ra, cán mỏng, dùng khuôn cắt bánh hoặc dùng ly cắt bột thành những hình tròn. Xúc một muỗng cà phê nhân cho vào giữa miếng bột. Gấp đôi miếng bột, gói bánh lại. Tiếp tục cán bột và gói cho hết nhân.
- Xếp há cảo vào hấp khoảng 10 phút cho chín. Cho há cảo ra đĩa, ăn nóng.
Xíu mại hấp
Sau há cảo thì xíu mại cũng là món điểm tâm khá quen thuộc. Nếu bạn hay làm xíu mại xốt cà thì chuyển sang món Dim Sum này thử xem, kiểu xíu mại hấp cũng có nhân nấm, thịt bằm, tiêu... ăn rất ngọt và mềm. Với những người ngán dầu mỡ thì hấp chính là sự lựa chọn tốt nhất, vị chuẩn, nhân thơm lừng sẽ khiến gia đình bạn ăn mãi không thôi.
Nguyên liệu:
- 300g thịt heo bằm.
- 1/4 củ hành tây.
- 1/2 củ cà rốt.
- 4 tai nấm đông cô.
- 15g bắp hột.
- 10g đậu Hà Lan.
- 1 tai nấm mèo.
- 1 muỗng canh nước mắm.
- 1 muỗng canh hạt nêm.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1/2 muỗng cà phê tiêu.
- 1 muỗng canh dầu mè.
- 1 muỗng canh bột ngọt.
Hướng dẫn:
- Cho tất cả các nguyên liệu đã cắt vào tô thịt heo bằm, nêm nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, bột ngọt và dầu mè rồi trộn đều.
- Đeo bao tay, bóp cho gia vị được trộn đều. Múc một muỗng thịt cho vào vỏ xíu mại.
- Cắt bỏ phần vỏ thừa nếu có, cho vào nồi hấp khoảng 10 phút. Nếu hấp bằng chõ, nhớ dùng một chiếc khăn to phủ trên nắp nồi để nước không chảy xuống làm rã vỏ bánh.
Sủi cảo
Sủi cảo cũng hơi giống với há cảo nhưng chỉ khác cách gấp vỏ ngoài thôi, và để khác biệt hơn so với há cảo nhân tôm thịt thì chúng tôi giới thiệu cho bạn món sủi cao nhân bắp cải nhé. Nhâm nhi món sủi cảo từ bắp cải, thêm cái beo béo của trứng nữa thì còn gì bằng, món này dành cho các bé cũng tốt lắm.
Nguyên liệu:
- 350g bột gạo.
- 2 quả trứng vịt.
- 500g bắp cải.
- 100g hành lá.
- 2 muỗng canh dầu ăn.
- 1 muỗng cà phê gừng băm.
- 1 muỗng cà phê muối.
- 2 muỗng canh nước tương.
- 1/2 muỗng canh giấm.
- 1/2 muỗng cà phê đường trắng.
- 2 muỗng canh dầu mè.
Hướng dẫn:
- Bắp cải cắt nhỏ, rửa sạch, trộn đều với muối. Dùng tay bóp chặt rau bắp cải để ra hết phần nước.
- Trứng vịt đập ra chén, khuấy đều, cho vào chảo cùng dầu ăn, đảo đều. Trộn đều trứng vịt, bắp cải, hành lá cắt nhỏ, gừng băm, muối, dầu mè trong tô.
- Cho bột gạo vào tô, đổ từ từ nước ấm vào, trộn đều thành một hỗn hợp bột mềm, mịn.
- Vo bột thành viên tròn, ấn dẹp, cho nhân bắp cải vào, túm lấy phần đầu bột lại. Đun sôi nồi nước, cho sủi cảo vào, luộc chín. Vớt sủi cảo ra, rửa lại với nước nguội hoặc nước lạnh, cho ra đĩa.
Món ăn tuy hơi cầu kỳ trong một số công đoạn nhưng chắc chắn thành quả sẽ rất ngon không làm bạn thất vọng, nên hãy cùng trổ tài làm Dim Sum nhé.
Thu Hiền(tổng hợp)
Theo vietnamnet.vn
7 phiên bản phá lấu nghe thì lạ tai mà nếm vào thì ngon không tưởng của Sài Gòn Ngoài phá lấu truyền thống, phá lấu còn có nhiều biến tấu mới mẻ và rất đáng thú vị như phá lấu nướng, phá lấu chiên... 1. Phá lấu nướng Với phiên bản này, phá lấu sẽ xiên vào que, tẩm ướp gia vị rồi nướng cho nóng và thơm rồi mới mang ra cho thực khách. Người ta thường xiên phá lấu...