Bật mí mẹo trị ho ban đêm an toàn hiệu quả
Ho là triệu chứng không khó chữa trị. Chỉ cần áp dụng các mẹo chữa ho ban đêm đúng cách và thường xuyên, thì triệu chứng ho về đêm của bạn sẽ không còn. Dưới đây là một số biện pháp trị ho đêm đơn giản và an toàn.
Nằm ngủ đúng tư thế
Tư thế nằm không đúng cũng khiến cơn ho của bạn trầm trọng hơn chính vì thế mà mẹo chữa ho ban đêm nữa giúp bạn đó là hãy nằm đúng cách khi ngủ.
Nằm thẳng và kê gối thấp sẽ khiến dịch nhầy trong mũi ở phía dạ dày dồn về phần họng làm kích thích cổ họng gây ho. Nằm nghiêng và kê gối cao là giải pháp giúp các chất này không trào ngược lên họng và tình trạng ho sẽ không còn.
Chú ý nhiệt độ trong phòng ngủ
Nhiệt lạnh hoặc nóng trực tiếp từ quạt, máy điều hòa không khí hoặc máy sưởi có thể làm trầm trọng thêm ho vì chúng có thể khiến đường thở trở nên khô. Bạn cũng có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc đặt một bát nước đầy trong phòng.
Video đang HOT
Một số mẹo dân gian trị ho khan hiệu quả an toàn
Mật ong là vị thuốc tuyệt vời để giảm ho vào ban đêm
Mật ong chứa các đặc tính kháng khuẩn, trước khi đi ngủ nên uống 1 cốc nước mật ong pha loãng bằng cách như vậy sẽ làm dịu và tráng lên một màng nhầy cho niêm mạc đường thở. Khuyến cáo dùng một thìa mật ong hữu cơ trước khi đi ngủ. Cũng có thể trộn mật ong với nghệ và uống nó từ 4-5 lần mỗi ngày.
Ngậm gừng trước khi đi ngủ
Lấy một ít gừng tươi, đặt một ít muối biển lên đó và nhai nó để giảm bớt ho. Nếu hương vị gừng quá hăng, bạn có thể thử trà gừng bằng cách chỉ cho một ít gừng vào một cốc nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong và vài giọt nước chanh để làm cho trà ngon hơn. Một cách điều trị ho rất hiệu quả khác là pha gừng và tiêu xay với mật ong, hương vị có thể hơi mạnh nhưng nó làm giảm ho một cách hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ rất hiệu quả trong việc loại bỏ nhiều chất nhầy ra khỏi cổ họng. Súc miệng nước muối ấm vài lần trước khi đi ngủ để tránh ho vào ban đêm.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Sau cơn ho, răng giả chui 'tọt' vào cổ họng người đàn ông 35 tuổi
Sau cơn ho, chiếc răng giả đột nhiên rơi ra, chui thẳng xuống họng khiến bệnh nhân sặc sụa ngay sau đó.
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp hy hữu có dị vật "lạ" trong đường thở. Bệnh nhân 35 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn.
Khi đang đi xe máy thì người này bị ho. Do ho quá mạnh nên chiếc răng giả rơi ra, chui "tọt" xuống họng.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, qua hình ảnh phim chụp X-quang, nội soi phế quản, các bác sĩ phát hiện cuối khí quản của bệnh nhân có dị vật là một chiếc răng giả có kèm móc kim loại, một đầu móc vào niêm mạc khí quản, còn đầu kia ở phế quản gốc phải.
Bệnh nhân được các bác sĩ nội soi, gắp, loại bỏ dị vật khỏi đường thở.
Dị vật là chiếc răng giả có kèm móc kim loại được nội soi gắp bỏ ra khỏi đường thở bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Thông tin về ca bệnh, BS CKI Lê Thị Xuân Mai, bác sĩ khoa Hô hấp cho biết, dị vật đường thở thường hay xảy ra ở tất cả lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn. Trong một số trường hợp hy hữu, dị vật đường thở xuất hiện ở những người thường xuyên dùng răng giả, nhưng răng không được gắn chặt.
Nếu bị dị vật đường thở, người đó có thể gặp các biến chứng nặng nề như: Gây ngưng thở, thủng, xước khí phế quản hay gây viêm, xẹp thùy phổi do bị tắc.
Bác sĩ Mai cũng khuyến cáo người dân cần chú ý khi ăn uống, không nên đùa nghịch, cười nói khi đang ăn. Bên cạnh đó, khi ăn những món ăn có xương như cá, gà, lợn, vịt... cần để ý, không nên chặt xương quá nhỏ để xương dính vào thịt, gây hóc, mắc xương.
Cuối cùng, bác sĩ Mai nhấn mạnh, với những người có tiền sử gắn, sử dụng răng giả nên đi kiểm tra răng thường xuyên, định kỳ, nếu thấy phát hiện răng bị lỏng, dễ rơi cần đi gắn, chỉnh cho chặt để tránh như trường hợp bệnh nhân trên.
Theo vtc
4 căn bệnh nguy hiểm sẽ bắt đầu bằng cơn ho Hầu hết chúng ta đều từng bị ho. Nguyên nhân gây ho đôi khi rất đơn giản như đau họng hay cảm lạnh. Trong một số trường hợp, ho lại là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nguy hiểm. Mọi người thường ít chú ý đến cơn ho nhưng nhiều bệnh nghiêm trọng có dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là ho -...