Bật mí chuyện “khó nói” của cơ thể
Bị ra khí hư, “xả hơi”, bị đau khi quan hệ hay đi ngoài liên tục… Hãy tìm hiểu xem tại sao cơ thể lại có những chức năng này.
Ra khí hư
Đối với phụ nữ, trong thời kỳ còn khả năng sinh sản, khí hư là hiện tượng sinh lý bình thường. Khí hư có tác dụng dọn sạch các tế bào chết và đưa chúng ra bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, khí hư còn giữ ẩm âm đạo và thậm chí chống lại viêm nhiễm.
Khí hư có màu trong, màu trắng hoặc hơi vàng và nó có thể có mùi khó chịu. (Mùi âm đạo đóng vai trò là nhân tố chính trong việc hấp dẫn đối tác, vì vậy hãy coi nó như một mùi hương đặc trưng của mình). Mặc dù vào thời kỳ rụng trứng, lượng khí hư có thể tăng lên, nhưng nếu bạn nhận thấy khí hư có bất kỳ sự thay đổi bất thường hoặc đột ngột nào về màu sắc (màu xanh là không tốt), hoặc mùi thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Video đang HOT
Viêm nấm âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của việc khí hư bị nặng mùi (vi khuẩn có lợi phát triển quá nhanh, bao trùm cả âm đạo). Các bệnh lây lan qua đường tình dục (chẳng hạn như bệnh lậu hoặc nấm chlamydia) và viêm nhiễm (như nấm âm đạo) cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi lượng, mùi và kết cấu của khí hư. Bạn không nên vệ sinh vùng kín bằng việc thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng các sản phẩm có mùi hương bởi điều này chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để được kiểm tra. Sau đó hãy cố gắng cân bằng lại lượng vi khuẩn có lợi: Bổ sung probiotic (hoặc ăn những thực phẩm như sữa chua mà có chứa probiotic), nên chọn quần chip thấm hút mồ hôi, thông thoáng như quần chip bằng cotton và nhớ thay quần áo sau khi làm xong việc gì đó nặng nhọc.
Để phục vụ mục đích sinh sản, dương vật của một người đàn ông chỉ cần dài hơn 7cm trong khi chiều dài trung bình là hơn 12 cm. Tuy nhiên, âm đạo có thể thay đổi để thích ứng với các kích thước khác nhau của dương vật. Do đó, kích cỡ của “cậu bé” không phải là nguyên nhân khiến bạn bị đau khi quan hệ.
Để không bị đau, điều đầu tiên bạn cần làm là được bôi trơn âm đạo đầy đủ. Bên cạnh đó, hãy thử các tư thế ân ái khác nhau. Âm đạo có tính đàn hồi. Nó giãn ra và thu nhỏ lại phụ thuộc và việc bạn đứng, ngồi hay nằm… Do đó, hãy chọn tư thế nào khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Đồng thời, bạn cũng cần xem lại phương pháp ngừa thai mình đang sử dụng. Một lý thuyết mới chỉ ra rằng thuốc tránh thai có thể là yếu tố hàng đầu góp phần gây ra cơn đau khi quan hệ. Nhiều thuốc tránh thai có chứa rogestin, khiến lượng testosterone “tự do” trong cơ thể bạn bị giảm (chẳng hạn, lượng testosterone sẵn có để cơ thể bạn sử dụng). Lượng testosterone giảm có thể đem lại tác dụng tích cực, chẳng hạn như ngăn ngừa mụn bọc. Tuy nhiên, nếu lượng này quá thấp, nó có thể khiến âm đạo bị khô, làm giảm khả năng ân ái và gây đau đớn trong lúc quan hệ. Nếu cơn đau còn tiếp tục diễn ra, bạn nên đến gặp bác sỹ để có sự chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Đi ngoài liên tục
Đàn ông khá thoải mái khi nói về việc đi ngoài nhưng với phụ nữ, đây là một trong những chủ đề mà họ ngại nhắc đến. Một nguyên nhân của việc đi ngoài liên tục là do việc sinh nở bởi nó làm hỏng cơ hoặc dây thần kinh cần thiết để kiểm soát ruột. Một nguyên nhân đáng ngạc nhiên khác là thiếu chất serotonin. 95% nguồn cung cấp hormone “dễ chịu” này của cơ thể là từ ruột của bạn. Phụ nữ dường như có sự thay đổi về lượng serotonin lớn hơn đàn ông. Nếu nhu cầu đi vệ sinh của bạn trở nên nhiều và bức bách, bạn nên quan sát phân bị són ra quần chip. Nếu bạn bị tiêu chảy dài từ mấy ngày trở lên, hãy đi gặp bác sỹ. Có thể bạn đã không hấp thụ thức ăn đúng cách hoặc bạn đang bị stress nặng. Việc dùng thuốc nào đó cũng có thể gây ra vấn đề này. Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, đó có thể là kết quả của việc dây thần kinh quanh trực tràng bị hỏng. Đây cũng có thể là dấu hiệu bạn gặp vấn đề về sức khỏe, như bị bệnh đái đường.
“Xả hơi”
Trên thực tế, tất cả chúng ta đều đánh hơi vài lần/ngày. Loại hơi không có mùi là loại được chúng ta nuốt vào khi ăn hoặc uống (đặc biệt khi bạn hấp thụ thực phẩm quá nhanh, nhai kẹo cao su, hoặc uống nước bằng ống hút). Loại có mùi khó chịu hơn được tạo ra trong quá trình tiêu hóa bởi vi khuẩn trong ruột kết. Nếu bạn đánh hơi nhiều hơn 12 lần/ngày thì có thể bạn đang ăn quá nhiều chất xơ (mà thúc đẩy việc hình thành khí trong đường tiêu hóa) hoặc uống quá nhiều đồ uống có cacbonat. Hoặc cũng có thể là do cơ thể bạn không dung nạp thực phẩm (chẳng hạn không dung nạp đường lactoza hoặc gluten) hoặc đó là tác dụng phụ của việc dùng loại thuốc nào đó như thuốc kháng sinh hoặc nhuận tràng.
Để cắt giảm lượng hơi thải ra, bạn hãy tạm thời ăn chất xơ theo từng lượng nhỏ hơn (ngay khi lượng hơi giảm xuống, bạn có thể từ từ bổ sung trở lại thực phẩm chất xơ). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các sản phẩm như Beano hoặc thuốc bổ sung lactoza (cho những người không ăn sản phẩm làm từ sữa). Nếu bạn vẫn tiếp tục đánh hơi thì hãy thử uống trà bạc hà. Nó chứa những hợp chất ngăn ngừa đường tiêu hóa co thắt mà thúc đẩy việc hình thành hơi.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo WH)