Bật mí cách nấu cháo trai thơm ngon, ấm bụng ngày lạnh
Những ngày đông, với chút không khí se se lạnh món cháo trai lại được nhiều người lựa chọn làm món ăn lót dạ yêu thích. Nếu không muốn ăn ngoài quán thì bạn cũng có thể tự tay làm tại nhà.
Cách nấu cháo trai đúng vị, thơm ngon nhất sẽ được bật mí ngay dưới bài viết này, cùng tìm hiểu cách làm ngon ngay nào!
1/ Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cháo trai – món ăn cực kì dân dã, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, và cũng chẳng quá tốn công để tìm mua các nguyên liệu vì các nguyên liệu đều cực kì dễ kiếm, dễ mua.
- Trai: 1 kg
- Gạo nếp: 50 g
- Gạo tẻ: 100 g
- Hành tím
- Gừng
- Hành lá, rau răm
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, bột nêm, bột ngọt, tiêu
Tuỳ thuộc vào số lượng người ăn, nếu thích ăn nhiều trai thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi được số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ công thức làm cánh gà chiên nước mắm ngon ngay tại nhà
2/ Cách nấu cháo trai đúng vị
Video đang HOT
Sơ chế nguyên liệu
- Trai: Khi mua trai ngoài chợ về bạn bỏ vào chậu đổ nước ngập trai, bỏ thêm chút muối, chút ớt; để nguyên khoảng nửa ngày để trai nhả hết bùn đất. Nếu chưa nấu ngay bạn có thể ngâm thêm để đảm bảo trai được làm sạch hoàn toàn. Cẩn thận hơn bạn dùng cọ, bàn chải chà sạch từng vỏ ngoài của trai, nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian.
Rửa sạch trai nhiều lần với nước, bỏ trai vào nồi cho khoảng 1 bát nước rồi đun sôi, cho thêm vài lát gừng cho thơm. Trai luộc khoảng 5 – 7 phút là được. Vớt trai để riêng, nước lọc lấy nước trong.
Khi trai đã nguội, lấy ruột bên trong, bỏ vỏ ngoài. Thịt trai cắt bỏ phần đen ở bụng, rửa sạch nhiều lần để trai khi ăn không bị cặn trai khi ăn không bị cặn bẩn. Cuối cùng, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Hành lá, rau răm: Nhặt sạch, thái nhỏ.
- Gạo nếp, gạo tẻ: Trộn lẫn, đảo đều, ngâm qua nước để gạo được mềm, nhanh chín. Nếu muốn cháo được thềm phần sánh mịn thì có thể cho vào máy sinh tố say nhỏ.
Các bước làm cháo trai
Bước 1: Hầm cháo
Cho gạo vào nồi, đổ 2/3 nước so với lượng gạo, đừng quên cho nước luộc trai vào cùng để cháo thêm vị ngon hơn nhé! Để lửa to đến khi sôi thì để lượng lửa nhỏ liu riu. Đun trong khoảng 1 tiếng để gạo nở và chín, sánh mín. Khoảng 10 phút đảo qua nồi cháo để xem không bị cháy, sít vào đáy nồi; đồng thời cũng quan sát được lượng nước còn lại, nếu ít thì có thể bổ sung thêm.
Bước 2: Chế biến cháo trai
Cho chảo lên bếp, cho khoảng 2 – 3 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho hành phi thơm, sau đó cho cả lượng trai đã làm vào đảo đều tay. Nêm thêm 1/2 thìa nước mắm 1/2 thìa bột nêm 1/3 thìa bột ngọt. Khi trai săn lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện món cháo trai
Khi cháo đã chín bạn cho hết phần trai đã xào vào, khuấy đều tay. Để lửa nhỏ đun thêm khoảng 10 phút nữa là được. Nêm gia vị lại lần nữa cho vừa ăn.
Ngoài cách làm trên bạn hoàn toàn có thể để nguyên cháo và trai, đến lúc ăn thì cho lượng ăn theo sở thích cũng được nhé!
Cháo trai cần ăn nóng để không bị tanh, vì vậy cần căn giờ nấu hợp lí, không nên để quá lâu món ăn sẽ không được ngon nữa. Nếu nhà bạn sử dụng bếp từ Teka cao cấp thì có thể đặt chế độ hâm nóng thức ăn để giữ món cháo trai luôn nóng hổi.
Múc cháo trai ra bát, cho thêm hành lá, rau răm, rắc thêm chút hạt tiêu. Vậy là đã có ngay món ăn nhẹ nhàng mà lại vô cùng ấm áp dành cho những ngày lạnh. Cháo trai có thể ăn thêm cùng với ruốc, quẩy giòn giòn béo ngậy.
Bí mật cách nấu cháo trai đã được hé lộ, hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công!
Theo Bansacvn
6 món cháo cho ngày Hà Nội trở rét
Hà Nội có nhiều món ngon để bạn chọn lựa như các loại cháo vịt, lòng, trai, gà, cá... Hương vị vừa ấm áp, lại êm bụng và rất hợp làm bữa lót dạ hay quà vặt khi dạo phố phường.
Với phần đông người Hà Nội, cháo là món được ưa chuộng bất kể thời điểm nào trong ngày. Thú vị nhất là việc đi làm vào sáng sớm hoặc vi vu trên nẻo phố quen vào buổi tối, bạn tùy hứng dừng chân ở quán nhỏ ven đường và xì xụp bát cháo quẩy nóng. Cảm giác sau đó là nhẹ nhõm, thích thú với thơm hương đậm vị lan tỏa dần từ cổ họng xuống bụng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
Cháo vịt
Không khó để tìm một quán cháo vịt ngon ở Hà Nội. Loại vịt cỏ Vân Đình nức tiếng thơm ngon có mặt ở hầu như các quán chuyên bán món vịt. Danh sách thực đơn đa dạng gồm vịt quay, lẩu vịt, miến vịt... thường không thể thiếu cháo vịt.
Bát cháo ngon là phải có màu của nước hầm vịt béo ngậy, phảng phất mùi thơm của thứ gạo dẻo mềm cùng vị ngọt từ thịt. Món này hấp dẫn người ăn còn bởi hương thơm rau mùi tàu, tía tô, hành... ăn kèm. Bạn có thể ăn ở phố Nghĩa Tân, Nguyễn Phong Sắc, ngõ 337 Cầu Giấy, Cầu Diễn, ĐH Bách Khoa, Thanh Xuân...
Cháo vịt thường được gọi sau khi ăn vịt quay, lẩu vịt để "chặn bụng", giá dao động 15.000 - 20.000 đồng một bát với nhiều thịt. Ảnh: Lê Thương.
Cháo trai
Vì dễ ăn, nhiều dinh dưỡng và khá lành bụng nên cháo trai trở thành món được yêu thích của phần nhiều người dân thủ đô. hầu hết bất kỳ khu chợ hay phố xá nào cũng có một vài hàng bán cháo trai.
Bạn có thể ăn cháo trai phố Dịch Vọng, chợ Xanh, phố Chùa Láng... với giá 15.000 đồng một bát, hoặc muốn ăn nhiều trai hơn bình thường, bạn có thể ăn ở phố Trần Xuân Soạn với giá từ 20.000 - 30.000 đồng. Ảnh: Vân Đình.
Chất lượng cháo mỗi nơi khác nhau nhưng nhìn chung đều ngọt ngào và đậm vị nhờ nước luộc trai. Thịt trai dai giòn cùng cháo ninh mềm nhừ, khi ăn, bạn hãy rắc thêm chút rau răm để dậy mùi thơm. Món này thường ăn kèm quẩy.
Cháo cá
Với nhiều người Hà Nội, nhắc đến cháo cá, người ta liên tưởng ngay đến Cháo cá Đoan Xồm ở cuối phố Hàng Bông - đoạn giao Phùng Hưng với vị ngon đúng điệu, đầy mời gọi.
Nguyên liệu chính nơi đây là cá basa. Tô cháo cuốn hút bởi thịt cá chắc, thơm, vừa ngọt, vừa béo và không còn mùi tanh.Quán bán từ chiều tối đến tận khuya. Giá khoảng 30.000 - 40.000 một bát
Ngoài ra, một địa chỉ cháo cá ngon để bạn tham khảo nằm trên phố Chùa Láng. Tuy bán ở vỉa hè, cháo vẫn giữ hương vị gia truyền Bắc Ninh. Điều riêng biệt là khi ăn, ngoài các loại rau thơm, cháo còn ăn cùng cải cúc ngọt mát.
Cháo lòng
Cháo lòng là món ăn sáng yêu thích của hầu hết nam giới. đặc biệt vào những ngày lạnh, các quán cháo lòng càng trở nên đông đúc. Gạo ninh cháo không giống nhiều loại khác, thường để nguyên hạt nhưng không vì thế mà mất độ mềm, mịn, sánh, nhuyễn. Một bát cháo lòng đầy đặn phải có màu nâu của huyết cùng chút dạ dày, gan luộc, lòng non và hành, mùi, húng, ớt bày bên trên.
Món ăn dân dã này bạn có thể thưởng thức ở một số quán trên phố Nguyễn Trường Tộ, Lạc Long Quân, Ô Quan Chưởng, đường Bưởi, ngõ 337 Cầu Giấy, Hai Bà Trưng... Giá trung bình 25.000 - 30.000 đồng.
Cháo sườn ruốc
phổ biến nhất trong các món ăn sáng của người Hà Nội phải kể đến cháo sườn. Không có vẻ quá phức tạp nhưng để chế biến ra bát cháo ngon đúng điệu, người làm phải đạt những tiêu chuẩn nhất định trong việc ninh xương, gạo và nêm nếm gia vị.
Bạn có thể tận hưởng cháo sườn ở các khu chợ hoặc những quán nhỏ trên phố Phan Đình Phùng, Ngõ Huyện, Ấu Triệu, Hàng Bồ, Hồ Đắc Di... Ảnh: Lozi.
Cháo sườn thường ăn kèm ruốc hoặc quẩy nóng, đôi khi có thể kết hợp cả hai tùy khẩu vị từng người. Trong hơi nóng bốc lên, bạn sẽ cảm nhận vị đậm đà từ nước hầm xương thịt, ngọt thơm của ruốc sấy và giòn tan, bùi bùi từ quẩy.
Cháo gà
So với những món kể trên, cháo gà thường ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những quán cháo gà ít được người dân thủ đô yêu thích.
Thịt gà sau khi luộc vừa chín tới sẽ đem xé hoặc thái mỏng vừa miệng. Mỗi bát cháo được lót chút hành, tía tô, thịt gà ở đáy bát, sau đó múc cháo nóng hổi lên trên. Khi ăn, thực khách chỉ việc thêm tiêu ớt và trộn đều rồi tận hưởng. Món ăn được bán nhiều vào buổi tối ở vỉa hè phố Nghĩa Tân, giá 20.000 đồng hoặc bạn có thể tìm ăn trên phố Lý Quốc Sư.
Theo Internet
7 điểm đáp ẩm thực khi du lịch Hà Nội khó bỏ qua Với những giáo đồ ẩm thực , phố Tô Tịch, Hàng Than luôn được liệt kê trong sổ tay du lịch Hà Nội. Đến đây, bạn sẽ bị choáng ngợp trước danh sách món ăn cần phải thử vì toàn bộ đều nóng sốt và đẹp mắt. Tô Tịch - hoa quả dầm Nhiều người gọi Tô Tịch là "phố hoa quả dầm",...