Bật mí cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng túng thiếu kể cả khi thu nhập không ổn định
Nếu thu nhập vẫn còn bấp bênh thì đây là cách quản lý tài chính tốt nhất.
Nếu bạn đang làm nghề tự do, điều hành một doanh nghiệp nhỏ hoặc làm dịch vụ để kiếm sống, thu nhập của bạn có thể không thể đoán trước được từ năm này sang năm khác.
Vì thế bạn cần quản lý và phân bổ số tiền bạn kiếm được. Dưới đây là một số cách thông minh để đảm bảo bạn có đủ tiền thanh toán các hóa đơn, giảm thiểu nợ nần và xây dựng khoản tiết kiệm dù có nguồn thu nhập dao động.
Tính toán kỹ lưỡng tất cả các chi phí
Thống kê chi tiết số tiền bạn cần phải trả các chi phí sinh hoạt, kể cả những chi phí phát sinh cần thiết trong cuộc sống của bạn ví dụ như nhà ở, thực phẩm, điện nước, thanh toán nợ…
Đối với những chi phí cố định, bắt buộc nó phải nằm trong một khoản và bảo đảm rằng bạn có khả năng chi trả kể cả khi mức thu nhập xuống mức thấp nhất. Đối với các chi phí phát sinh như tiền dùng vui chơi giải trí, tiền phòng các trường hợp xảy ra bất ngờ như đau ốm, bệnh tật… thì ít nhất phải có một khoản dự phòng.
Tốt nhất là bạn nên đặt ra một mục tiêu cụ thể mỗi tháng và bắt bản thân nghiêm túc thực hiện.
Không phóng đại khả năng kiếm tiền của bạn
Chính vì làm nghề có thu nhập không cố định, có lúc thu nhập cao ngút trời, có lúc lại rất thấp nên bạn cần “trung thực với chính mình”. Nghĩa là, không lấy mức lương cao nhất để khiến bản thân ảo tưởng cũng như không lấy mức lương thấp nhất mà tự ti.
Trong đó, dễ gặp nhất là phóng đại khả năng kiếm tiền. Đây được ví như là một “vũng lầy” mà hầu hết chúng ta dễ mắc phải. Nhiều người do quá tự tin nên khi những trường hợp bất ngờ xảy ra rất khó để trở tay.
Video đang HOT
Giữ tiền dự trữ, không đầu tư tất cả tài sản
Đầu tư là một khoản cần thiết nhưng không nhất thiết phải đầu tư hết số tiền mà bạn đang có. Bởi vì đã gọi là đầu tư thì không ai có thể chắc chắn nó sẽ sinh lời 100%, phần trăm thua lỗ cũng có thể rất cao nếu bạn không cẩn thận.
Có rất nhiều lĩnh vực đầu tư tài chính khác nhau như cổ phiếu, tiền điện tử, bất động sản… và không phải lĩnh vực nào cũng dễ kiếm tiền. Để đem tiền đi đầu tư vào một kênh nào đó, bạn phải thật sự am hiểu bản chất của nó trước. Đặc biệt là các lĩnh vực trên thị trường điện tử, số hóa, có rất nhiều cạm bẫy tinh vi có thể khiến bạn mất trắng chỉ sau một đêm.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh đầu tư các lĩnh vực mà bạn không thực sự am hiểu, nó có thể làm “bốc hơi” số tiền bạn đang kiếm được.
Lập chiến lược tiết kiệm tiền hưu trí
Lý tưởng nhất là bạn nên dành ít nhất 10% đến 20% mỗi khoản tiền lương để tiết kiệm cho cuộc sống sau này.
Mặc dù điều đó có thể khó thực hiện khi bạn vừa khởi động một dự án kinh doanh mới, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người không nên để hơn một hoặc hai năm trôi qua mà không thực hiện bất kỳ khoản tiết kiệm hưu trí nào.
Ngược lại, nếu bạn không thể dành một số tiền cho việc nghỉ hưu, bạn cần phải tìm cách kiếm nhiều tiền hơn.
Ảnh: Tổng hợp
Nếu bạn có thể hình thành 3 thói quen tốt này, dù chưa thể giàu ngay vẫn đủ khả năng đối phó với áp lực tài chính bất ngờ
Hình thành những thói quen tài chính tốt có thể giúp bạn đối phó với áp lực tài chính bất ngờ.
Một người bạn tốt nói với tôi rằng vì quyết định nghỉ việc mà cô ấy đã không có một năm tốt đẹp. Hóa ra cô ấy đã nghỉ việc ở công ty từ mấy năm trước, vốn dĩ chỉ nghĩ sau này sẽ tìm được một công việc tốt trở lại, có nhiều sự phát triển hơn. Cô ấy chưa bao giờ nghĩ rằng do ảnh hưởng của đợt dịch năm nay nên nhiều công ty hoặc không có kế hoạch tuyển dụng, hoặc sa thải nhân viên.
Cô ấy ở nhà được nửa năm và cảm thấy thật khó sống khi không có tiền. Bởi hàng tháng con cái phải đóng học phí và các khoản sinh hoạt cần thiết và mọi thứ đều quá sức đối với cô ấy.
Đúng là cuộc sống không có tiền thật là khó, nhưng chúng ta cùng nhìn lại nhiều người bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch bệnh nhưng nhìn chung cuộc sống không quá khó khăn. Hãy bắt đầu với một cuốn sách mà tôi đã đọc mấy ngày hôm nay đó là "Thói quen của sự giàu có" của Thomas Corey.
Tác giả Thomas Corey là một kế toán viên làm ở công ty nhà nước, có chứng chỉ hành nghề của Mỹ, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận và một thạc sĩ chuyên nghiệp về thuế. Công ty Kế toán Cerrefis của ông là một lựa chọn hàng đầu trong ngành tài chính ở New Jersey, Hoa Kỳ.
Hai cuốn sách "Thói quen làm giàu" và "Thói quen làm giàu từ thời thơ ấu" của ông đã giành được một số giải thưởng lớn. Để nghiên cứu hoặc giải thích khái niệm này, ông đã dành 5 năm để nghiên cứu thói quen hàng ngày của 233 người giàu và 128 người nghèo, từ đó tìm ra luật nhân quả giữa thói quen hàng ngày và sự giàu có. Tôi đã học được ba thói quen tốt cho tương lai từ cuốn sách này.
1. Tăng thu nhập
Các nhà đầu tư luôn nói rằng bạn không thể bỏ tất cả trứng vào một giỏ cùng một lúc và điều này cũng xảy ra tương tự với công việc. Tăng thu nhập đa kênh và phát triển một số công việc phụ phù hợp có thể là kỹ năng mà mọi người phải học trong tương lai.
Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh năm nay, không có ngành nào khởi sắc. Chỉ bằng cách phát triển một số công việc phụ, chúng ta có thể đối phó với áp lực kinh tế đột ngột xảy ra.
2. Học tư duy tài chính
Khi nói đến quản lý tài chính, nhiều người có thể nghĩ đến cổ phiếu hoặc tiền ảo, vì nghĩ rằng đó là đầu cơ. Tuy nhiên, quản lý tài chính thực chất không phải là đầu cơ, nó chỉ đơn giản là cách bạn khuếch đại tài sản của mình nhiều hơn.
Trên thực tế sau khi nghiên cứu có hệ thống, nhiều người có thể đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua quản lý tài chính. Và thậm chí nhiều người đã đạt được tự do tài chính thông qua quản lý tài chính.
3. Học cách tiết kiệm có ý nghĩa
Tiết kiệm có thể không làm cho một người trở nên giàu có nhưng nó là một công cụ tốt để lập kế hoạch tài chính. Vậy tiết kiệm ý nghĩa tức sao?
Thiết lập năm tài khoản tiết kiệm khác nhau và gửi một tỷ lệ nhất định vào mỗi tài khoản hàng tháng, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn .
- Tài khoản 1: Các nhu cầu thiết yếu hàng tháng của cuộc sống. Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, nhu yếu phẩm, hóa đơn tiền điện, tiền điện thoại, tiền cước... phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
- Tài khoản 2: Quỹ giáo dục để trả học phí của trẻ, các lớp học phụ đạo hoặc các quỹ giáo dục khác có thể được chi tiêu từ tài khoản này.
- Tài khoản 3 để đầu tư: Bạn có thể trích ra một phần nhỏ để đầu tư. Nhưng điều này cần được xem xét bởi nếu bạn không có kiến thức thì không nên. Bởi đầu tư mù quáng sẽ mang lại những tổn thất không đáng có.
- Tài khoản 4 cho tiền gửi cố định hàng tháng, không gửi tiền và rút tiền trong tài khoản này.
- Tài khoản 5: Quỹ khẩn cấp. Ngoài những chi phí cần thiết, số tiền còn lại bạn có thể gửi vào tài khoản này như một khoản tiền cố định đề phòng rủi ro.
Nếu bạn có thể hình thành thói quen tốt như trên vậy thì dù chưa thể giàu ngay nhưng bạn sẽ có khả năng đối phó với những áp lực tài chính bất ngờ và sẽ không phải lo lắng vì không thể tìm được việc làm trong một khoảng thời gian.
5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng người 30 tuổi phải biết nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này Cần rất nhiều thời gian và kỷ luật để biết cách quản lý tài chính một cách khôn ngoan. Đó không phải là điều xảy ra trong một sớm một chiều. Có những người đến hết đời vẫn không thể học được cách quản lý tài chính, dẫn đến thất thoát nhiều tiền bạc. Quy tắc quản lý tài chính cá nhân là...