Bật mí 7 mẹo giặt giũ cho người bị bệnh chàm
Giặt giũ đúng cách có thể làm giảm những cơn ngứa ngáy và tổn thương trên da do bệnh chàm gây ra.
Ảnh minh họa
Tránh hóa chất tẩy rửa và chất làm mềm vải
Những người bị bệnh chàm nên tránh bất cứ thứ gì có mùi thơm, bao gồm chất tẩy rửa, chất làm mềm vải ngay cả khi chúng là các chất hữu cơ hay tự nhiên. Bởi một số sản phẩm dù ghi là “không mùi”, nhưng lại có chứa hương thơm để che đi mùi hương của các hóa chất trong chất tẩy rửa. Hạn chết chất tẩy rửa sẽ giảm kích ứng da, tốt cho người bị bệnh chàm.
Luôn giặt quần áo mới
Nhiều mặt hàng quần áo mới có chứa hóa chất có thể gây kích ứng cao. Một số hóa chất có thể không được liệt kê trên trang web của nhà sản xuất dù nó được dùng. Hãy giặt quần áo mới hai lần trước khi mặc sẽ giúp trôi sạch các hóa chất, từ đó hạn chế chất hóa học tiếp xúc trực tiếp với da, làm cho da người bệnh chàm sạch sẽ và an toàn hơn.
Không ngâm quá nhiều xà phòng vào quần áo
Chỉ sử dụng lượng chất tẩy rửa được khuyến cáo hoặc ít hơn. Bởi một lượng xà phòng dư sẽ bám lại trên quần áo gây ngứa ngáy khó chịu và làm bệnh chàm trầm trọng hơn. Một mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề này là chọn chất tẩy rửa dạng lỏng để dễ hòa tan.
Video đang HOT
Không để máy giặt quá tải
Cho vào máy giặt một lượng quần áo vừa phải thì bột giặt sẽ hòa tan một cách tối ưu nhất. Tuân theo các nguyên tắc của nhà sản xuất sẽ giúp quần áo dễ sạch và ít để lại bột giặt trên quần áo.
Để chất tẩy rửa trôi ra khỏi quần áo.
Điều quan trọng khi giặt giũ là để chất tẩy rửa trôi ra khỏi quần áo, tránh tiếp xúc với da. Việc xả nước nhiều lần sẽ hữu ích cho việc để chất tẩy rửa ra khỏi quần áo. Ngoài ra, nếu sử dụng đúng loại chất tẩy rửa, thì việc xả nhiều lần có thể được giảm bớt
Cẩn thận khi giặt quần áo bằng tay
Nếu bạn giặt quần áo bằng tay, hãy nhớ để bột giặt hòa tan trong nước và xả sạch. Bởi vì bất kỳ chất tẩy rửa nào cũng đều gây kích ứng da. Hãy đeo găng tay khi giặt quần áo hoặc rửa bát bằng tay để vùng da bị chàm được bảo vệ trước hóa chất tẩy rửa.
Bỏ qua bước làm mềm vải
Nước xả vải hầu như luôn có mùi thơm, các chất này có thể gây ra bệnh chàm. Những sản phẩm này đôi khi còn tạo ra nhiều hóa chất hơn so với chất tẩy rửa. Mua quần áo làm bằng vải mềm sẽ hữu ích hơn việc sử dụng nước xả làm mềm vải.
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông?
Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn...
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết vùng da dễ bị kích ứng là mặt, chân, tay, bàn tay hoặc lan rộng trên các vùng khác của cơ thể.
Ai cũng có thể bị kích ứng da vào mùa đông. "Kể cả khi bạn có làn da khỏe mạnh trong suốt thời gian còn lại của năm vẫn có thể phát ban khi trời lạnh", bác sĩ nói.
Theo bác sĩ, da khô là tình trạng rất phổ biến. Người lớn tuổi thường dễ bị khô da hơn người trẻ, nhất là vùng cánh tay, bàn tay và đặc biệt cẳng chân. Da càng khô, càng nhạy cảm thì càng dễ phát ban và tổn thương, không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như mề đay, chàm bội nhiễm, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm mô tế bào và thay đổi màu da.
Khô da có thể do các yếu tố bên ngoài bao gồm nhiệt độ lạnh và độ ẩm thấp, sử dụng nước nóng nhiều hoặc các loại mỹ phẩm trang điểm chứa thành phần kiềm dầu, lột... Sử dụng kem dưỡng ẩm không đúng cách hoặc không phù hợp cũng khiến phát ban kéo dài.
Da khô rát đỏ cũng có thể do dùng một số loại thuốc như thuốc điều trị huyết áp cao, dị ứng, trị mụn trứng cá, bệnh nội khoa như lão hóa khiến da khô và nhạy cảm hơn.
Các yếu tố bên trong bao gồm sức khỏe tổng thể, tuổi tác, di truyền, tiền sử viêm da tiếp xúc kích ứng, dị ứng. Người mắc bệnh về tuyến giáp rất dễ bị khô da.
Làn da cần được cấp ẩm đầy đủ vào mùa đông để khỏe mạnh, không bị khô, rát đỏ. Ảnh: Health
Biểu hiện da phát ban
Ở mức độ nhẹ nhất, vùng tổn thương ngứa, đau, chuyển màu đỏ hoặc vàng, mất cảm giác tạm thời. Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm, phục hồi rất nhanh ngay sau sơ cứu.
Nặng hơn, vùng tổn thương bị đông cứng lại, tổn thương các lớp da ngoài nhưng chưa ảnh hưởng đến các mô sâu. Ở mức độ này, vùng da bỏng lạnh có thể xuất hiện các bọng nước, màu da trở thành màu đen, có thể khỏi sau một tháng chăm sóc.
Phát ban kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hoại tử. Tổn thương ở cấp độ này là tổn thương toàn bộ, các mô sâu, cơ, máu, gân, tế bảo thần kinh đều bị đông cứng hoặc chết. Màu da vùng tổn thương chuyển dần sang màu đen hoại tử. Đối với cấp độ này, bệnh nhân buộc phải tháo chi hay cắt bỏ phần vùng bị hoại tử.
Do đó, da cần được bảo vệ và chăm sóc trong thời tiết mùa đông. Mỗi làn da với tính chất khác nhau cần có sự chăm sóc khác nhau. Da khô bị ảnh hưởng nhiều nhất trong mùa đông, do bản chất làn da đã rất khô, dễ bong vảy, ngứa da, nổi mẩn đỏ. Lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên trên làn da khô không tốt bằng các loại da khác.
Cách chăm sóc làn da mùa đông
Dùng kem dưỡng ẩm là biện pháp bảo vệ đầu tiên chống lại phát ban mùa đông. Nên thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm và rửa tay để cấp ẩm cho da. Sử dụng thêm dầu khoáng hoặc các loại dầu tự nhiên như ô liu, dầu dừa. Hạn chế cào gãi, gãi khiến da bị nứt và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm nhiễm trùng da.
Tắm bằng sữa, xà phòng bột yến mạch làm dịu cơn ngứa. Hạn chế thời gian đứng trước lửa làm giảm độ ẩm khi da tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Bảo vệ đôi tay bằng cách đeo găng tay mỗi khi ra ngoài trời. Thoa kem chống nắng phổ rộng có SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài ngăn ngừa cháy nắng. Mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên thoáng khí như bông và sợi gai dầu, để giúp giảm kích ứng da và quá nóng.
Người bị vảy nến, viêm da cơ địa, mày đay... cần điều trị dứt điểm để hạn chế phát ban tái phát vào mùa đông.
Không tự ý sử dụng các sản phẩm thoa chứa corticoid. Nếu da chảy máu, nổi mụn nước, chảy nước, nứt nẻ dữ dội, nên đến bác sĩ da liễu khám để được điều trị sớm, cải thiện tình trạng da.
Lơ là không vệ sinh lông mi, mắt của người phụ nữ tích tụ đầy chất bẩn ố vàng: Bác sĩ cảnh báo những rủi ro khi trồng mi giả Mới đây, tài khoản TikTok @ipsbeauty đã đăng tải hình ảnh mi mắt của một người phụ nữ tích tụ đầy mỹ phẩm, dầu mỡ, bụi bẩn và vi khuẩn kết lại thành các mảng bám màu vàng rất rợn người. Theo đó, chủ sở hữu của tài khoản TikTok này là một chuyên gia thẩm mỹ quốc tế, đã chia sẻ video...