Bật mí 5 tuyệt chiêu làm nộm rau muống kiểu truyền thống siêu ngon
Nộm rau muống có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nộm rau muống tép, nộm rau muống thịt, nộm rau muống đậu phụ hay nộm rau muống mắm tôm. Mỗi cách làm nộm rau muống trên lại đòi hỏi nguyên liệu và cách chế biến khác nhau.
Nộm rau muống từ lâu đã là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình nhất là trong những ngày hè nóng nực để cân bằng dầu mỡ với rau xanh. Tham khảo ngay 5 cách làm nộm rau muống với 5 loại nguyên liệu dưới đây.
1. Cách làm nộm rau muống tép
Nộm rau muống tép là món ăn đơn giản, dân giã từ xa xưa. Khi có nhiều những bữa cơm tràn ngập trong thịt thà thì món nộm rau muống tép sẽ là món ăn cứu cánh đổi vị cho bạn.
Nguyên liệu
Để làm món nộm rau muống tép bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm:
Rau muống là nguyên liệu chính
- Rau muống
- Tép
- Lạc rang
- Rau ngổ, kinh giới, húng quế
- Chanh, Tỏi, Ớt
- Gia vị: muối, nước mắm, đường
Cách làm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu bạn tiến hành thực hiện theo trình tự các bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dùng lạc tự rang hoặc rang sẵn đều được
- Rau muống nhặt sạch lá héo, lá già rồi rửa sạch, để ráo nước.
Lưu ý:
Để nộm rau muống được ngon, bạn nên chọn loại rau muống trắng, cọng to, giòn. Khi nhặt rau, không nên tham phần lá, chỉ giữ lại lá non trên ngọn.
- Tỏi bóc vỏ, rửa nước, đập dập.
- Ớt rửa sạch, thái chỉ.
- Tép rửa sạch, để ráo.
- Lạc rang bỏ vỏ, giã nhỏ vừa.
- Các loại rau ngổ, kinh giới, húng quế nhặt lấy ngọn non, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu
Tránh chần rau muống quá kỹ
- Đun nóng chảo với một chút dầu ăn, cho tép vào đảo đều. Thêm thìa cafe nước mắm, rang đến khi tép chín, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Chần rau muống với nước sôi, vớt ra cho vào chậu nước lọc lạnh để rau giữ được độ giòn và màu xanh tươi.
Bước 3: Làm nước trộn nộm
Pha chế theo đúng tỷ lệ để món nộm đậm đà
Nước trộn nộm quyết định đến độ ngon của món nộm hoa chuối. Làm nước trộn nộm theo tỷ lệ sau để món nộm được đậm đà gia vị:
- 1 thìa nước cốt chanh
- 3 thìa muối
- 2 thìa đường
- Tỏi ớt băm nhỏ.
Lưu ý:
Khuấy đều toàn bộ gia vị để làm nước trộn nộm.
Tùy khẩu vị, bạn có thể gia giảm các nguyên liệu để nước trộn vừa miệng hơn.
Bước 4: Trộn nộm rau muống với tép
Rang tép trên lửa liu riu
- Khi rau muống đã nguội, bạn để rau ra rổ, vẩy bớt nước rồi bóp nhẹ rau để rau ra hết nước.
- Cho rau muống và tép rang vào một cái bát to
- Rưới nước trộn lên trên, trộn đều tay
- Sau đó, cho lạc và rau thơm vào
- Tiếp tục trộn đều, để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Đĩa nộm rau muống tép thơm ngon nức mũi
- Cho nộm ra đĩa và thưởng thức
- Thêm lạc và rau mùi lên trên cho đẹp mắt.
- Tuy chỉ kết hợp hai loại nguyên liệu quen thuộc là rau muống và tép nhưng món nộm rau muống tép lại có hương vị thơm ngon, mới lạ hơn hẳn những món nộm khác.
2. Cách làm nộm rau muống chẻ
Khác với nộm rau muống tép, nộm rau muống chẻ đòi hỏi ít nguyên liệu hơn. Nó hoàn toàn có nguyên liệu chính là rau muống. Còn chần chừ gì nữa, bắt tay ngay vào thực hiện món nộm rau muống chẻ dưới đây.
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm món nộm rau muống chẻ rất đơn giản. Ngoài rau muống, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
Rau muống và một số gia vị cơ bản khác
Video đang HOT
- Mớ rau muống
- Rau kinh giới
- Lạc rang giòn, giã nhỏ
- Ớt, Tỏi, Chanh
- Gia vị: Nước mắm, đường.
Cách làm
Cách làm nộm rau muống chẻ cũng rất đơn giản. Chỉ với vài bước dưới đây là bạn đã có món nộm thưởng thức.
Bước 1: Sơ chế
Sơ chế rau muống thật kỹ
- Rau muống nhặt sạch phần lá và rửa sạch phần cuống
- Chẻ rau muống thành những khúc vừa ăn. Dùng dao chẻ rau để chẻ rau muống thành sợi nhỏ, như vậy khi ngâm nước đầu rau muống sẽ cuốn lại nhìn đẹp mắt hơn
- Đem rau ngâm vào nước lạnh trong khoảng 30 phút.
- Sau khi ngâm nước thì trần qua rau với nước sôi.
Chú ý: Để nước sôi ngập mặt rau, sau khoảng một phút thì vớt rau và cho ngay vào trong nước lạnh.
Bước 2: Pha nước trộn nộm
Pha nước trộn theo tỷ lệ sau để có nước trộn hài hòa nhất:
- 1 thìa đường hòa
- 1 thia nước lọc
- 3 thìa nước mắm
- 1 thìa nước cốt chanh
- Thêm tỏi, ớt đập dập hoặc băm nhỏ.
Bước 3: Trộn đều nguyên liệu
Thưởng thức món nộm sau khi nguyên liệu ngấm đều gia vị
- Cho nước trộn đã pha vào phần rau muống đã được sơ chế
- Thêm nước cốt chanh để tăng vị chua cho món nộm
- Để khoảng 30 phút để các nguyên liệu ngấm gia vị.
- Trộn thêm lạc rang giã nhỏ cùng với rau kinh giới và bày lên đĩa.
Đến đây, bạn có ngay món nộm rau muống chẻ đơn giản thơm giòn đặc biệt rồi.
Nếu như là tín đồ của những miếng thịt thì bạn cũng hoàn toàn có thể kết hợp rau muống cùng nguyên liệu từ thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn…cũng rất hợp vị.
Tuy nhiên, để lạ miệng và chuẩn vị nhất, bạn nên kết hợp rau muống cùng thịt bò. Món nộm rau muống thịt bò luôn chinh phục được khẩu vị của tất cả mọi người kể cả những vị khách khó tính. Tham khảo ngay cách làm nộm rau muống thịt bò chuẩn vị ngay sau đây.
3. Cách làm nộm rau muống thịt bò
Nộm rau muống thịt bò mang lại nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Dưới đây là cách làm nộm rau muống thịt bò vừa thanh mát, giòn ngon lại đơn giản cho thực đơn món ăn hàng ngày của cả nhà.
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm món nộm rau muống thịt bò bao gồm những thứ sau:
Có thể thêm hành tây nếu muốn
Hình: Nguyên liệu đơn giản
- Rau muống tươi
- Thịt bò tươi
- Lạc rang
- Chanh tươi
- Tỏi khô
- Ớt tươi
- Gia vị: Nước mắm cốt, đường trắng, mì chính
Cách làm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trên, bạn thực hiện theo cách làm sau:
Để có món ăn ngon hàng ngày nộm rau muống thịt bò bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bỏ hết lá chỉ dùng phần ngọn
- Rau muống sau khi mua về nhặt rồi đem rửa sạch cùng nước. Bạn nên ngâm rau muống trong nước muối khoảng 15 phút để có thể loại bỏ được các chất bảo vệ thực vật còn tồn dư trên rau.
- Thịt bò đem rửa sạch rồi thái mỏng. Bạn có thể ướp thịt bò hoặc không ướp tùy theo sở thích của từng gia đình.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu
Xào thịt bò vừa chín tới
- Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi rồi thả rau muống đã rửa sạch vào chần qua
Lưu ý: Không nên luộc rau muống chín quá kỹ bởi nó có thể khiến rau bị thâm mất thẩm mỹ khi ăn lại có cảm giác nát không ngon.
- Rau sau khi luộc xong vớt ra rổ thưa sạch cho mau nguội và ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp thêm một chút dầu ăn rồi phi thơm vàng tỏi băm
- Trút thịt bò vừa thái ở bước 1 vào đảo đều tay. Vì thịt bò rất nhanh chín vì thế bạn chỉ nên xào qua để thịt bò chín tới là được. Bò xào chín tới sẽ vừa thơm ngọt lại không dai.
Bước 3: Pha chế hỗn hợp nước trộn
Băm nhỏ tỏi ớt cho thơm
Để có món nộm rau muống thịt bò ngon thì nước trộn chính là yếu tố quan trọng và quyết định đến chất lượng của món ăn.
- Trước hết, bóc tỏi sạch rồi băm nhỏ tỏi, ớt tươi thái lát rồi cho vào bát sạch.-
Tiến hành pha nước trộn theo tỷ lệ sau rồi đánh đều nguyên liệu:
3 thìa nước mắm ngon
2 thìa đường
1 thìa mì chính
1 thìa nước cốt chanh.
Bước 4: Trộn rau muống
Món nộm rau muống thịt bò đầy chất dinh dưỡng
- Dùng một đĩa sâu lòng lớn, sạch rồi cho phần rau muống đã luộc để ráo ở bước 2. Rưới đều nước trộn nộm lên rau muống sau đó trộn đều để món ăn ngấm gia vị.
- Thêm phần thịt bò cùng nước xào thịt bò lên trên rau muống.
- Rắc thêm lạc rang đập dập và trộn đều lên là được.
- Gắp nộm rau muống thịt bò ra đĩa.
- Trang trí thêm một vài lát ớt để món ăn thêm hấp dẫn.
Đối với những người ăn kiêng hay ăn chay cũng hoàn toàn có thể thêm món nộm rau muống vào thực đơn của mình bằng cách kết hợp rau muống cùng thịt lợn.
4. Cách làm nộm rau muống đậu phụ
Không cần thịt lợn, thịt bò cũng chẳng cần đến tôm, món nộm rau muống đậu phụ vừa dễ kiếm nguyên liệu, vừa rẻ tiền lại giòn ngon vô cùng.
Nguyên liệu
Để làm món nộm rau muống đậu phụ, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
Nguyên liệu đa dạng
- Rau muống
- Đậu phụ
- Giá
- Rau kinh giới
- Chanh, Ớt, Tỏi
- Lạc rang
- Vừng
- Gia vị: Muối, giấm, đường.
Cách làm
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn thực hiện theo các bước cụ thể sau:
Bước 1: Sơ chế rau muống
Nhặt rau muống cho sạch
- Rau muống nhặt bỏ phần già và lá rửa sạch để ráo nước
- Dùng dao chẻ ngọn nhỏ làm đôi, ngọn to chẻ làm 3 – 4 sợi
- Chần chín tới trong nước sôi có muối
- Sau đó, vớt ra ngâm với nước lạnh tránh thâm.
Bước 2: Rán đậu phụ
Đậu phụ rán vàng
- Đậu phụ thái lát mỏng 0,2cm
- Rán vàng rồi vớt ra để ráo dầu mỡ.
Bước 3: Sơ chế rau củ
- Kinh giới rửa sạch thái dối
- Giá đỗ rửa sạch để ráo nước, chần qua
- Lạc, vừng rang chín vàng, bỏ vỏ giã dập.
Bước 4: Trộn đều nguyên liệu
Trộn đều rau muống cùng giá đỗ với hỗn hợp gia vị sau:
- 1 thìa nước chanh
- 2 thìa đường
- 1 thìa muối
- Thêm tỏi, ớt băm nhỏ.
Cuối cùng nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm lạc nhân, vừng, rau kinh giới vào trộn đều.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Món nộm dân giã thơm ngon
- Bày nộm rau muống lên đĩa
- Rắc vừng lạc lên trên rồi thưởng thức.
Đến đây, bạn đã hoàn thành món nộm rau muống đậu phụ dân giã đơn giản.
Tuy nhiên, để có một mùi vị khác lạ cho món nộm rau muống này, bạn có thể kết hợp với mắm tôm để làm dậy lên mùi thơm đặc trưng của loại gia vị truyền thống này.
5. Cách làm nộm rau muống mắm tôm
Cũng giống như nôm rau muống kết hợp với nguyên liệu khác, nguyên liệu và cách làm của nộm rau muống mắm tôm rất đơn giản.
Nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
Lựa chọn mắm tôm ngon làm nguyên liệu chế biến
- Rau muống
- Rau rút
- Mắm tôm
- Lạc rang
- Chanh, Ớt, Tỏi
- Các loại rau: rau thơm, rau kinh giới, rau mùi, mùi tàu, tía tô
- Gia vị: Đường, muối.
Cách làm
Nguyên liệu đã sẵn sàng. Bắt tay ngay vào thực hiện theo các bước làm sau:
Bước 1: Sơ chế các loại rau và nguyên liệu
Bỏ đi phần cọng rau rút
- Nhặt rau muống, bỏ đi phần già, lá hỏng rồi rửa sạch, ngắt bỏ bớt lá giữ lại phần cọng và ngọn rau muống.
- Cắt khúc rau muống thành những đoạn dài chừng 5 – 7 cm, ngâm vào nước lạnh cho rau trắng và giòn hơn.
- Rau rút cũng nhặt và rửa sạch. Chỉ lấy phần cành lá làm nộm, không lấy phần cọng to.
Bước 2: Chần rau
Chần rau muống và rau rút
- Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi cùng với 3 thìa muối tinh, 1 thìa dầu ăn
- Sau khi nước sôi, cho rau muống đã sơ chế vào chần đều hai mặt đến khi rau chín tới
- Sau đó, vớt rau ra rổ thưa, xối nước lạnh vào rồi tiếp tục ngâm trong thau nước đá thêm khoảng 2 – 3 phút nữa rồi vớt ra để ráo
- Tiếp đến, bạn cho rau rút vào nồi này để chần. Làm tương tự như rau muống
- Sau khi 2 loại rau ráo nước, bạn trộn chung lại, dùng tay lấy từng nắm rau để vắt nhẹ cho kiệt nước và cho vào bát to rồi rũ tơi.
Lưu ý: Không nên quá mạnh tay sẽ làm cho rau bị nát không ngon.
Bước 3: Tiến hành trộn nộm
Món nộm mang hương vị thơm của mắm tôm
- Đổ mắm tôm ra một chiếc bát con. Nếu mắm tôm cô đặc thì thêm 1 thìa súp nước vào.
- Thêm 1 thìa cà phê đường, nước cốt chanh vào bát mắm tôm, khuấy đều lên cho tan hết và hỗn hợp trở nên đồng nhất.
- Tiếp nữa, bạn thêm tỏi, ớt băm nhỏ vào, trộn đều lên một lần nữa.
- Khi gần thưởng thức, bạn đổ từ từ bát mắm tôm vào âu nộm, vừa đổ vừa trộn đều lên.
- Cho 2/3 phần lạc rang đã giã thô và 2/3 phần rau thơm đã thái vào âu nộm, trộn đều
- Sau khi bày nộm rau muống mắm tôm ra đĩa, bạn rắc nốt chỗ rau thơm và lạc rang lên trên cùng nữa là thưởng thức được.
Lưu ý: Trộn xong, bạn nêm nếm lại các hương vị chua, cay, mặn, ngọt cho hài hòa và vừa miệng.
Đến đây, bạn đã hoàn thành xong 5 cách làm nộm rau muống từ 5 loại nguyên liệu khác nhau. Ăn miếng nộm để cảm nhận vị đậm đà của tép hay vị ngọt của thịt, vị thanh của đậu hòa quyện với độ giòn tan của rau muống. Với sự có mặt của món nộm này trong mâm cơm chiều thì cái nóng mùa hè dù có khó chịu đến mấy cũng sẽ tan biến.
Theo thegioitre
Thán phục mẹ Việt ở Đức biến 500m2 đất hoang thành vườn rau xanh mướt
Từ một khu đất hoang rộng 500m2, chị Giáng Hương một mình cải tạo, chăm chút để có được khu vườn nhỏ xanh mát rau quả khiến nhiều người không khỏi thán phục.
Sinh sống và làm việc ở Đức đã lâu, chị Giáng Hương chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, đặc biệt là các món ăn mang phong vị Việt. Vốn sẵn niềm đam mê làm vườn, chị đã bắt tay vào cải tạo khu đất bỏ hoang trước nhà trồng đủ các loại rau để đảm bảo có những những món ăn đậm vị Việt .
Để có được mảnh đất rộng 500 m2 trồng rau, chị đã phải vất vả đào gốc cây lên, cắt nhỏ cây ra phơi khô, sau đó cho vào bao tải mang ra bãi rác của thành phố cách 40km, phải mất gần chục chiếc xe tải loại nhỏ mới hết, tự mình xúc hết sỏi đá, mua khoảng 20 xe tải đất chuyên dùng trồng cây về đổ lên bề mặt khu vườn. Toàn bộ quá trình cải tạo kéo dài hơn hai năm mới gần xong, đều được chị tự tay làm một mình. Chị Hương kể
Chị Hương còn tự lái xe hàng chục km đến các công trình xây dựng xin gỗ về tự cưa xẻ thành các miếng nhỏ, đóng thành khung trồng rau và lát lối đi khiến ai cũng đều phải thán phục người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng đảm đang này.
Với các loại rau giống, chị Hương thường đặt mua giống từ trong nước gửi qua Đức. Chị cho biết, tiền vận chuyển giống cây sang Đức khá đắt nhưng chất lượng giống tốt hơn, cho rau, trái ngon đúng vị.
Chị Hương chia sẻ, để các loại rau xanh, cây lấy quả cho năng suất cao, đất trồng cần bổ sung đủ dinh dưỡng, được xới đất, làm cỏ thường xuyên. Đặc biệt luôn đảm bảo cây trồng được tưới đủ lượng nước cần thiết.
Trong quá trình sinh trưởng, cây có vấn đề sâu bệnh, chị tự tay ngâm dung dịch tỏi, ớt, gừng và rượu trị bệnh dứt điểm
Trong vườn chị trồng đủ loại rau ở Việt Nam như rau thơm, rau muống, dưa leo, mướp, bầu bí, su su, tía tô, lá lốt , bầu đất, so đũa,mắc mật, ngải cứu tím, tần dầy lá, lá cẩm các màu, khoai lang, khoai sọ...
Nhờ "mát tay", vụ nào gia đình chị cũng thu hoạch nhiều rau củ đến nỗi "ăn không hết", chị mang biếu bạn bè và người thân.
Nhìn những thành quả của chị gieo trồng, không ít người tỏ ra thán phục và ngưỡng mộ.
Chị Giáng Hương bộc bạch, cuộc sống nơi "đất khách quê người" vất vả nhiều lúc khiến chị không khỏi tủi thân. Tuy nhiên, chị may mắn có vườn rau làm thú vui, giúp chị vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Theo Dân Việt
Hà thành kim cổ ký: Rau muống thời bao cấp Thời bao cấp, cung cấp rau muống ruộng cho các cửa hàng rau quả của Nhà nước chủ yếu là các xã ở huyện Thanh Trì trong đó có Thịnh Liệt, Định Công. Rau trồng ở ruộng xâm xấp nước, khi rau dài, hợp tác xã cho xã viên đi cắt rồi mang cân cho công ty rau hoa quả. Có những cọng...