Bật mí 4 cách nấu chè trôi nước mềm dẻo, thơm ngọt không lo bị cứng
Chè trôi nước là một món ăn truyền thống rất được yêu thích của người dân Việt Nam, đặc biệt là vào những ngày lễ.
Nguyên liệu
Đậu xanh bóc vỏ: 200gr
Sữa đặc: 100ml
Dầu ăn: 20ml
Bột nếp: 650gr
Khoai lang tím: 100gr
Gấc: 60gr
Bột trà xanh: 30gr
Bí đỏ: 40gr
Sữa tươi không đường: 100ml
Sữa đặc: 70ml
Đường cát: 70gr
Nước cốt dừa: 150ml
Bột năng: 1 muỗng café
Mè trắng: 20gr
Phần nước đường:
Đường thốt nốt: 240gr
Gừng: 2 củ nhỏ
Cách thực hiện
Bước 1: Đậu xanh ngâm với nước khoảng 20 phút cho mềm. Sau đó, bạn vớt đậu xanh để ráo nước, rồi cho vào nồi xâm xấp nước và luộc chín đậu xanh.
Khi đậu xanh đã chín nhừ thì bạn cho ra tô, dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh và trộn với sữa đặc, khuấy đều cho đến khi đậu xanh dẻo, mịn là được.
Bước 2: Tiếp đến, bạn cho vào chảo chiên khoảng 20ml dầu ăn và xào đậu xanh với lửa nhỏ đến khi thấy đậu xanh khô, không còn dính trên chảo thì tắt bếp. Bạn để nguội bớt và vo thành những viên đậu xanh hình tròn nhỏ.
Bước 3: Bạn trộn 650gr bột nếp với nước, để riêng khoảng 100gr bột khô dùng khi xử lý quá trình vỏ trôi nước bị nhão. Sau đó, rót từ từ 400ml nước ấm vào phần bột nếp, dùng tay nhào cho bột kết dính, dẻo mịn.
Nếu như bột đã ướt hoặc nhão thì bạn không cần thêm nước, mà cho thêm bột khô dự phòng vào. Bước tiếp theo, bạn cho 70ml sữa đặc, 70gr đường cát trắng nhào chung với phần bột nếp dẻo mịn.
Bước 4: Như phần nguyên liệu đã liệt kê ở trên là nguyên liệu thô, do đó bạn phải sơ chế thêm một bước thì mới có màu tự nhiên được.
Màu đỏ: lấy 50gr ruột gấc.
Màu cam: bạn pha 10gr ruột gấc với 40ml sữa tươi không đường.
Màu xanh lá cây: pha bột trà xanh với 60ml sữa tươi không đường.
Màu tím: khoai lang tím luộc chín, nghiền mịn.
Màu vàng: bí đỏ luộc chín, nghiền mịn.
Sau khi lấy được các màu tự nhiên từ rau, củ quả thì bạn chia khối bột trắng ra 5 phần bằng nhau. Dùng từng phần màu nhỏ cho vào từng tô bột và tiếp tục nhào cho màu lên đều khối bột. Tương tự như lúc nhào bột nguyên khối, nếu bạn thấy bột nhão thì cho thêm một ít bột khô vào trộn là được.
Bước 5: Bước tiếp theo của cách làm chè trôi nước ngũ sắc, bạn vo tròn từng cục bột vỏ trôi nước và cán dẹt bột rồi cho nhân đậu xanh đã vo tròn vào chính giữa. Dùng tay gói cẩn thận phần nhân vào chính giữa, tránh phần vỏ quá mỏng làm cho nhân chè trôi nước rơi ra ngoài.
Video đang HOT
Lưu ý: bạn nên làm lần lượt theo từng màu cho đến hết nhé.
Bước 6: Cách luộc chè trôi nước không bị dính như sau: bạn thấm dầu ăn vào phần vỏ từng viên chè trôi nước ngũ sắc. Cho lên bếp đun sôi một nồi nước và thả từng viên chè vào để luộc chín. Bạn quan sát khi vỏ bánh có độ bóng đẹp và nổi lên mặt nước là chín.
Lưu ý: Bạn nên luộc với số lượng vừa phải để chè không bị dính chùm vào nhau và luộc theo từng màu.
Bước 7: Sau khi đã luộc chín các viên chè trôi nước, thì bạn chuyển sang nấu nước chan. Bạn cho đường thốt nốt vào 1.2 lít nước. Khi đường thốt nốt đã tan hoàn toàn, nước đường chuyển sang màu nâu thì bạn cho phần gừng cắt sợi vào nấu cùng. Tiếp đến, bạn cho chè trôi nước vào nấu khoảng 10 phút để nước đường thấm vào bên trong viên trôi nước.
Bước 8: Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu trong món chè trôi nước, đặc biệt là món chè trôi nước của người miền Nam. Vị béo béo của nước dừa sẽ làm cho món chè trôi nước trở nên đậm đà và chuẩn vị hơn. Bạn cho 150ml nước cốt dừa, kèm với một ít muối và đun sôi hỗn hợp. Tiếp đến đổ từ từ bột năng vào và khuấy đều để nước cốt dừa tạo độ sệt thì tắt bếp.
Bước 9: Cuối cùng, bạn múc chè ra chén cùng với nước đường, gừng và bạn chan một ít nước cốt dừa lên trên, rắc một ít mè là có thể thưởng thức được rồi.
Nguyên liệu
400 g bột gạo nếp
300 ml nước ( nóng)
50 ml nước (lạnh)
60 g đậu phộng
30 g mè đen
25 g đường bột
50 ml syrup từ nhựa của cây phong (maple syrup)
Bột gạo
Gừng
Đường phèn
Cách làm
Cho bột gạo vào âu lớn.
Đổ nước nóng từ từ vào âu bột và khuấy đều. Sau đó, thêm nước lạnh và trộn.
Dùng tay nặn bột thành khối. Dùng khăn bọc lại và đặt sang một bên.
Rang nhẹ đậu phộng và mè đen trong chảo không có dầu mỡ.
Chuyển đậu phộng và mè đen sang máy xay thực phẩm và xay mịn. Sau đó, cho vào một cái bát nhỏ, thêm đường bột và syrup. Trộn các thành phần cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
Rang nhẹ đậu phộng và mè đen trong chảo không có dầu mỡ.
Chuyển đậu phộng và mè đen sang máy xay thực phẩm và xay mịn. Sau đó, cho vào một cái bát nhỏ, thêm đường bột và syrup. Trộn các thành phần cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
Lấy từng phần bột gạo nhỏ (khoảng một muỗng canh) và vo viên.
Đặt nhân (đã làm ở bước 3) vào giữa và bọc bột xung quanh để tạo thành viên.
Phủ đều bột gạo lên bề mặt viên bột đã bọc nhân.
Thêm nước, gừng thái lát, đường phèn vào nồi lớn và đun sôi.
Thả nhẹ các viên bột đã bọc nhân vào nồi nước sôi và giảm nhiệt.
Khuấy đều tay để các viên bột không bị dính. Đậy nắp nồi khoảng 3-5 phút đến khi bánh nổi lên bề mặt, vỏ bánh hơi trong.
Múc viên chè nhân mè đen và nước dùng ra bát rồi thưởng thức ngay khi nóng.
Nguyên liệu:
500g bột bánh trôi đã nhào sẵn
200g cùi dừa tươi
20g vừng rang chín
Dừa nạo (tùy theo sở thích)
Cách thể hiện
Cùi dừa tươi gọt bỏ hết phần vỏ bên ngoài, cắt thành từng viên vuông nhỏ (giống như viên đường phên). Chần dừa tươi qua nước sôi, rửa sạch để loại bỏ hết phần dầu dừa.
Sau đó, cho dừa tươi vào ngâm cùng một chút đường để dừa có vị ngọt nhẹ. Nếu thích dừa viên có màu sắc và hương vị, có thể cho một chút nước cốt quả thanh long đỏ hoặc bột trà xanh vào cùng.
Đợi khoảng 1h để đường tan hết và ngấm đều vào dừa. Tùy theo sở thích, bạn có thể sử dụng luôn dừa tươi đã ngấm đường, hoặc sên dừa cùng lửa vừa để dừa thấm vị hơn.
Bạn có thể dùng bột màu trắng, hoặc trộn bột cùng 5ml nước cốt tự nhiên để tạo màu cho bánh.
Ví dụ dùng hoa đậu biếc để tạo màu xanh nước biển; nước cốt thanh long đỏ để tạo màu hồng; dùng bột trà xanh để tạo màu xanh lá cây…
Dùng một miếng bột nhỏ, cho nhân dừa tươi đã sơ chế vào, vê tròn viên bánh. Làm lần lượt đến khi hết bột.
Cho nhân dừa vào và nặn bánh thành các viên tròn đều nhau
Đun nước thật sôi, thả nhẹ từng viên bánh trôi vừa nặn vào. Đợi bánh chín, nổi lên, vớt ngay bánh ra, ngâm vào tô nước lạnh.
Mách bạn: Nên cho vài viên đá lạnh và một chút dầu ăn vào tô nước ngâm bánh. Cách này giúp bánh sau khi vớt ra sẽ bóng mướt và không bị chảy.
Dùng vá (hoặc muôi thủng), vớt bánh xếp ra đĩa, rắc thêm vừng và dừa nạo lên trên và thưởng thức.
Chè trôi nước nhân đậu đỏ
Nguyên liệu
400g bột gạo nếp
250g đậu đỏ
100g đường nâu
80g đường trắng
Gừng
Cách thực hiện
Đậu đỏ vo sạch, ngâm với nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng cho đậu đỏ nở hết.
Sau khi ngâm xong, đổ đậu đỏ ra rổ vo lại một lần với nước sạch rồi đổ vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu đỏ ninh mềm.
Đổ đậu đỏ và 80g đường trắng vào máy xay sinh tố cùng chút nước xay nhuyễn. Sau đó, bạn đổ đậu đỏ ra chảo, thêm ít dầu ăn, sên đến khi đậu đỏ trở thành khối nhân dẻo mịn.
Nặn nhân đậu đỏ thành từng viên tròn nhỏ.
Trộn bột gạo nếp với nước đến khi có được khối bột dẻo mịn, sờ không dính tay. Để bột nghỉ khoảng 15 phút.
Nặn bột thành từng viên tròn, kích thước to gấp đôi viên nhân đậu đỏ.
Ấn dẹt viên bột rồi cho nhân đậu đỏ vào trong, viên lại sao cho không làm lộ nhân đậu đỏ ra ngoài nhé!
Khi bánh nổi lên trên mặt nước là bánh đã chín.
Vớt bánh ra một bát nước lọc để bánh không bị dính vào nhau.
Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi nhỏ.
Đun gừng, đường nâu với nước trong khoảng 10-15 phút ở lửa vừa để làm siro gừng.
Múc bánh trôi vào bát, đổ siro gừng lên trên và thưởng thức thôi!
Rằm tháng Giêng nấu ngay món chè này để cả năm thuận lợi, vạn sự hanh thông
Món chè trôi nước nhân vừng đen đơn giản mềm ngại thơm mát, ngọt thanh sẽ khiến mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thêm ý nghĩa.
Rằm tháng Giêng là ngày Rằm vô cùng quan trọng trong một năm. Vào ngày này, ngoài mâm cỗ cúng tổ tiên, người ta còn chuẩn bị thêm món chè trôi nước. Những viên bánh trắng tròn có vỏ gạo nếp dẻo thơm, nhân bên trong có thể là đỗ xanh, đường hoặc vừng đen được đắm mình trong bát nước dùng dịu ngọt... chính là thể hiện ước mong mọi sự cả năm được trôi chảy như tên gọi của món bánh và hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.
Nguyên liệu:
Nhân bánh trôi:
- 1 chén vừng đen rang khoảng 100g.
- 1/4 chén lạc rang.
- 1 chén đường bột khoảng 100g.
- 1/3 muỗng cà phê muối.
- 5 muỗng canh mỡ lợn hoặc bơ.
- 3 muỗng canh nước.
Phần vỏ bánh trôi:
- 2 chén bột nếp.
- 1 cốc nước ấm khoảng 50 đến 60 độ C.
- Bột màu thực vật tự nhiên: bột khoai lang tím, bí ngô, cà rốt và rau cải bó xôi.
Cách làm:
Bước 1: Làm nhân bánh vừng đen
Rang vừng đen bằng chảo cho đến khi chín.
Sau đó, cho vừng đen, đường bột, muối, lạc rang vào máy xay sinh tố. Xay nhỏ.
Thêm mỡ lợn và nước vào, xay thêm 1 xíu cho hỗn hợp hoà quyện. Cho hỗn hợp vừng đen ra bát, để ngăn mát tủ lạnh cho cứng lại rồi vo 1/2 thìa nhân thành những viên tròn. Đậy các viên nhân bằng màng bọc thực phẩm và làm lạnh trong tủ lạnh một lần nữa.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Khuấy nước ấm với bột gạo nếp rồi nhào thành một khối mịn. Chia bột thành 6 phần. Che 4 phần bằng vải ướt cho khỏi khô, để lát nữa tiếp tục dùng.
Chia đôi 2 phần còn lại để thành 4 phần. Trộn các phần bột màu tự nhiên riêng với các phần bột trắng (để tạo bề mặt có vân như đá cẩm thạch). Bạn hãy thêm nước bất cứ khi nào cần thiết. Làm lần lượt cho đến khi hết bột màu và bột nếp trắng.
Lấy một phần bột 20g rồi vo thành viên tròn nhỏ, cho viên nhân vào và bọc kín. Lần lượt bóp đều viên bột bằng hai tay để đảm bảo không có vết nứt trên bề mặt. Nếu bạn cảm thấy bột khó cầm, hãy làm ướt tay trước khi nhồi nhân. Làm tương tự cho đến khi hết. Rắc nhẹ lên các viên bánh bằng bột gạo nếp để chống dính.
Đun nước sôi trong nồi (nước phải cao hơn các viên bột ít nhất 2 cm). Tiếp tục nấu thêm 1-2 phút sau khi chúng nổi lên trên bề mặt.
Nồi nước luộc đang sôi, bạn có thể thêm xíu đường với vài lát gừng tạo thành nước dùng ngọt nhẹ và thơm.
Cho viên bánh trôi ra bát, múc nước dùng chan lên, bạn có thể rắc thêm chút quế hoa (hoa mộc khô) lên cho thơm.
Món chè trôi nước nhân vừng đen đơn giản mềm ngại thơm mát, ngọt thanh sẽ khiến mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thêm ý nghĩa.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm chè trôi nước gấc nhân đậu xanh mềm dai thơm ngon Cách làm chè trôi nước gấc với viên chè mịn mềm, vị béo bùi của nhân hòa quyện cùng hương gừng nồng ấm thật là tuyệt , Chè trôi có màu gấc đỏ đẹp bắt mắt, thường xuất hiện trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của người Việt nhằm thể hiện sự cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi...